26 thg 12, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 41)

Triển lãm CCRĐ: "Hiện vật trong một không gian
ngôi nhà của địa chủ Việt Nam".

Ảnh và chú thích: Báo Dân Trí

    HOÀNG TUẤN PHỔ


        Ông cán bộ Đội phẩy bàn tay làm hiệu dẫn tôi vào nhà bác Tống, hiện đã bị tịch thu làm Văn phòng trụ sở Đội. Anh Đội phó lấy cơm nguội cho tôi ăn, xà phòng cho tôi tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ, rồi bảo ngồi vào cái bàn nhỏ kê ở góc phòng. Trên bàn đặt sẵn tập giấy trắng, bút mực và hai mảnh giấy viết nguệch ngoạc.

25 thg 12, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 40)

 

Từ nhà thờ họ Hoàng nhìn ra
là cánh đồng lúa nếp làng Nhân Lý
Ảnh: HTC
  
              HOÀNG TUẤN PHỔ


    Tôi bị Đội giam lỏng trong căn nhà bếp hai gian, không cửa sổ, cửa chính toang hoang, vì cánh cửa mất đã lâu, lỗ bản lề trông như cặp mắt toét.

          Không còn bếp núc gì. Chỉ có mấy hòn gạch vỡ ám khói đen, cái nồi đất sứt miệng và một cái giường hẹp, lưa thưa vài nan vạc trơ trọi, thiếu cả manh chiếu rách. Tôi ngồi ghé vào cạnh giường, ngửa mặt nhìn lên mái nhà dột nát. Một luồng ánh nắng rọi chiếu chính mặt. Quả đúng là “Chạy trời không khỏi nắng”! Lúc này tôi không giận ai, oán ai, biết phận mình nó thế, chỉ thấy buồn…

BÉ CHẲNG VIN, CẢ GÃY CÀNH

 

Minh hoạ sưu tầm từ "Người đưa tin"
HOÀNG TUẤN CÔNG


    “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh – 2010) giảng:
Bé chẳng vin cả gãy cành: Lúc còn bé mà chẳng cho vin (vào những thứ cứng cáp) thì ít nữa lớn lên ắt có thể bị gãy cả cành. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Lúc còn bé mà chẳng lo dạy dỗ thì khi lớn lên rất khó nên người”. (chú: “vin vt. (cổ) Nương tựa vào (cái cứng cáp để có thể đứng vững được)”.

24 thg 12, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 39)


Bàn thờ ngày giỗ Tổ họ Hoàng ở Hưng Yên
Nem chua và sen hồng  
đem từ Thanh Hoá
               HOÀNG TUẤN PHỔ
   

      Ngày một buổi, tôi đi bộ qua cầu tre sông Lực Điền, lên Thượng Tài dạy lớp Ba, trường dân lập của xã đặt tại nhà dân. Tối về tôi dạy lớp bình dân cho người lớn tuổi ngay tại nhà thờ họ. Tiền lương trả bằng gạo của cả hai nơi chừng 30-35kg/tháng.

Cuộc sống tạm ổn. Tôi gửi thư về nhà dì dượng nhắn bố mẹ về Hưng Yên quê xưa để lánh nạn một thời gian, chờ “yên hàn” sẽ tính liệu sau. Năm đồng bạc tôi để lại đã hết vèo từ lâu, bố mẹ tôi phải ăn xin dọc đường từ thị xã Thanh Hóa ra Hà Nội, xuống Hưng Yên gần 200km.

23 thg 12, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 38)

Mái ngói nhà thờ họ Hoàng
ở làng Nhân Lý-Yên Mỹ-Hưng Yên

Ảnh: HTC

         HOÀNG TUẤN PHỔ

Cụ giáo nói tiếp:

-Tôi đã ngồi dạy trường Tiểu học huyện lỵ, có một học trò tên Hoàng Xuân Giao học lực thường nhưng hạnh kiểm rất tốt. Một hôm ông thân sinh cậu Giao mời tôi sang chơi nhà. Nhà ông giàu có, những 30 mẫu ruộng, nhà ông anh gọi là ông Tiên Vợi - Tiên chỉ làng Nhân Lý còn giàu có hơn, ruộng đất những hơn 80 mẫu! Tôi nhớ trong bữa rượu, ông Tiên Vợi có kể họ Hoàng ở đất ấy đông, chiếm hơn nửa làng nên làng bầu ông làm Tiên chỉ, điều mà ông không muốn. Họ Hoàng Nhân Lý có những 5 chi, anh em ông Tiên Vợi thuộc chi thứ 4, nhưng nhiều người lại bảo chi thứ 3. Ông là kẻ hậu sinh chẳng rõ thế nào. Đáng lẽ họ còn đông hơn nữa, bởi Hoàng tộc có một chi thất lạc…

22 thg 12, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 37)

 

Lăng mộ vợ chồng Đào Kỳ - Phương Dung
Ảnh: St
               HOÀNG TUẤN PHỔ

       Ông  chủ quán Kẻ Sặt đưa tôi đến gõ cửa cụ giáo già về hưu, nhà ở cuối phố.

Nhà cụ giáo kín cổng cao tường, trong ngoài vắng vẻ. Đầu xuân chắc trẻ già đi chơi cả, ở nhà còn mình cụ đang ngồi xem một quyển sách to dày cộp. Cụ giáo gấp sách, buông kính đứng lên đón chúng tôi như bạn bè thân quý. Chúng tôi cúi đầu lễ phép chắp tay kính chào thầy giáo. Cụ giáo đáp lễ chúng tôi cũng bằng động tác y hệt đầy vẻ khách sáo mà trong Thanh đã từ lâu không thấy ai còn làm như vậy. Có lẽ cụ giáo vốn được đào tạo như vậy trong lò luyện đức luyện tài dưới chế độ cũ trước 1945, một kiểu thi lễ đã bị phê phán là phong kiến!

21 thg 12, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 36)

 

            HOÀNG TUẤN PHỔ

Cầu Quan ngày nay

      

     Theo lời chỉ dẫn của ông chủ, đường về ấp Nhân Lý chẳng bao xa. Nhưng làng quê xưa đất Tổ của tôi sao hoàn toàn khác với trí tưởng tượng của tôi! Nó giống như một làng mới tái lập sau trận địch càn quét lớn! Thì ra đây là vùng địch chiếm đóng và làng tôi là một làng cách mạng, dân quân du kích hoạt động ác liệt chống giặc, sẵn sàng hy sinh tất cả!

          Ôi, sự thật vẫn là sự thật…Đúng như người ta nói đây là ấp Nhân Lý.

20 thg 12, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 35)


          HOÀNG TUẤN PHỔ 


    Trở lại con đường đẹp nhất miền Bắc: Gia Lâm-Bắc Ninh, Bắc Ninh-Gia Lâm. Tôi dừng lại một quán hàng mượn cớ uống nước để hỏi thăm đường.

Hàng này bán bánh trôi nước. Không phải chiếc bánh mà viên bánh  còn nguyên màu bột trắng toát. Quê tôi ngày Tết có loại bánh rán tròn lớn hơn bánh trôi một chút, lúc mới nặn cũng màu bột trắng, lăn hạt vừng bên ngoài đem rán chín bằng mỡ lợn rồi tẩm mật thành sắc đỏ nâu đẹp. Và trong nhà tôi, hồi lên sáu lên bảy, tôi còn thấy một cái môi đan rất khéo, thưa, bằng nan vầu gác trên giàn bếp. Bà tôi nói đó là cái vợt dùng để vớt bánh trôi nước. Bà tôi còn giải thích: nhà ta vốn xưa quê ngoài Bắc, đầu năm làm bánh trôi nước, nên không quên tục cũ. Nhưng khoảng mấy chục năm nay không làm nữa, vì xung quanh không có ai, chỉ một mình nhà ta thì “cầy” (kỳ) quá!

“LÁO LẾU” VÀ “LẾU LÁO”


      HOÀNG TUẤN CÔNG


     
Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập “láo lếu”, “lếu láo” và giải thích:

-“LÁO LẾU tt. Như lếu láo. “Mấy thằng quen thói láo lếu, kém giáo dục, vừa đứng chờ lấy cơm vừa chửi bới tục tĩu” (VN, 17-3-90, 10)”.

19 thg 12, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 34)

 

Đền Trang Liệt
Ảnh: St
             HOÀNG TUẤN PHỔ


        Không cần câu trả lời của tôi, cụ già dừng lại mở giỏ lấy ấm rót cho mình và cả cho tôi chén chè hương nụ vối:

          -Chúng ta đang nhớ lại chuyện hay sử cũ. Chúng ta không đi đâu mà phải vội vội vàng vàng, cứ thong thả mới gọi là thưởng thức cái hay và vẻ đẹp của nó phải không cậu? Hương vị chè nụ vối bây giờ mới thật ngấm. Cậu biết không? Đây mới là chè vối Kinh Bắc chính phẩm. Tiếc cậu không phải là người Kinh Bắc mà lại quê Thanh Hoá gốc Hưng Yên. Thanh Hoá là đất anh hùng nhưng mà cái anh vua Lê chúa trịnh dở ệt!

SAO LẠI XẾP "TRANG TRẢI" VÀO "TỪ LÁY"?

                 HOÀNG TUẤN CÔNG 

Trang thóc
Ảnh: ST

       

         “Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành Chủ biên) thu thập và giải thích:

TRANG TRẢI đgt. Thu xếp để trả cho hết, cho xong (các khoản nợ nần). “Trông vào mấy sào mía để bán đi trang trải nợ nần” (Nam Cao)”.

18 thg 12, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 33)

 

      HOÀNG TUẤN PHỔ


       Tôi phóng một mạch qua cầu Gián Khuất, Phủ Lý, rồi đến Hà Nội. Đất Kinh Kỳ nổi tiếng “Hà Nội băm sáu phố phường” có khác. Phố nào cũng đông đúc, phường nào cũng nhộn nhịp. Tôi không dám dừng lại Hà Nội, hỏi thăm ngay đường lên Bắc Ninh.

17 thg 12, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 32)

 

Ảnh minh hoạ: ST
                   HOÀNG TUẤN PHỔ
          Hai người khách đã lên giường nằm ngủ sớm, chắc khá mệt sau ngày đường lặn lội cát bụi. Vài tiếng ngáy vô tư cất lên rồi vụt tắt.

Tôi ăn xong, bà quán rót cho tôi hơn nửa bát nước vối cuối cùng trong ấm. Chao ôi! Chát đến khén cả họng. Thấy tôi nhăn mặt, bà nhẹ nhàng cười: “Chịu khó uống chát. Đàn bà sinh đẻ chuyên trị nước chè vối đặc khắm để tiêu cơm, tiêu độc!”.

6 thg 12, 2020

CÂY CHÈ THANH HOÁ VÀ GIỐNG CHÈ NGON YÊN LƯỢC (Kỳ cuối)

 

      HOÀNG TUẤN PHỔ


Cây chè hoang quen sống lang thang vô định nơi sườn núi ven sông suối, đánh bạn với gió núi mây ngàn, bỗng chốc theo người “hạ sơn” kết duyên cùng đất đồi Sánh – Lược. Ở đây mưa nắng thất thường, mùa hè có khi nắng táp, mùa thu không ít mưa dầm. Về thổ nhưỡng cũng không đều, chỗ này giàu kali, nơi kia lắm mùn hữu cơ feralitphat, nhưng đồi thấp nói chung dễ bị rửa trôi như chỉ khoác trên mình tấm áo mỏng chịu sao nổi gió mưa. Phổ biến đồi thấp Yên Lược kết vón đá ong ở tầng trên hoặc tầng dưới, phản ứng chua PH kali từ 10,0 – 5,2, hàm lượng mùn nghèo... như dãy đồi thấp tiếp nối Yên Trường, Phúc Bồi, Phúc Địa...

“MẦM MỐNG” CÓ PHẢI LÀ TỪ LÁY?


Lúa mống
Ảnh: ST

        HOÀNG TUẤN CÔNG


          “Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học xã hội – 2013) thu thập và giải nghĩa: “MẦM MỐNG dt. Cái mới chớm nở, mới phát sinh. Những mầm mống của sự chia rẽ bè phái”.

          Thực ra, “mầm mống” là từ ghép đẳng lập: “mầm” là phần mới nhú ra từ hạt, sinh trưởng thành cây sau này, nghĩa rộng, nghĩa bóng là nguồn cơn, cái gốc, cái khởi phát vấn đề (như ươm mầm; gieo mầm; mầm ác; lúa mầm = lúa ngâm cho nứt thành mầm rồi luộc lên cho vịt ăn, hoặc làm mồi đánh cá rô); “mống” cũng có nghĩa là mầm (như lên mống; mọc mống; lúa mống = lúa chín bị ngập nước, hoặc vì không thu hoạch, phơi sấy kịp nên bị lên mầm).

“SỞ” TRONG CÂU “ĂN CÓ SỞ Ở CÓ NƠI” NGHĨA LÀ GÌ?

 


HOÀNG TUẤN CÔNG


“Từ điển tục ngữ Việt”
(Nguyễn Đức Dương – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh – 2010) giảng:Ăn có sở; ở có nơi: Ăn thì nên chọn những thứ hợp sở thích mà ăn; ở thì nên chọn những nơi thuần hậu mà cư ngụ”. (chú thích: “sở dt. Sở thích [nói tắt]”.

Tuy nhiên, soạn giả hiểu sai nghĩa của từ “sở”, nên diễn giải sai, và dẫn đến giải thích sai cả hai vế, cũng là sai cả câu.

“Sở” đây có nghĩa là “nơi, chốn”, mà Hán ngữ đại từ điển giảng là “xứ, địa phương(處所;地方), chứ không phải “sở” là “sở thích”. Từ điển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập): “sở • Chốn, nơi <> xứ-sở.”; Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức): “sở I Nơi, chốn, thửa <> ở yên sở. Một sở ruộng. Nghĩa rộng: Nơi có đông người làm việc <> Sở xe lửa”.

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 31)

 

Cảnh rừng núi đoạn Dốc Xây
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN PHỔ

Cơm nước xong, tôi cởi  bỏ quần áo rách vá, thay bộ đồ nâu khác còn lành- thứ y phục sang nhất-ít khi dám dùng đến. Thế là “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”. Tất nhiên tôi làm gì có gươm giáo, chỉ giắt lưng mấy đồng bạc để đánh giặc đói, giặc khát. Cưỡi con ngựa sắt, tôi cứ thẳng con đường xuyên Việt mà đi. Bà con thị xã Thanh Hoá bảo tôi sẽ ra đến Hà Nội, vượt cầu Long Biên qua Gia Lâm đến Bắc Ninh. Quả là “nước non ngàn dặm ra đi…cái tình chi?…”

10 thg 11, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 30)


         HOÀNG TUẤN PHỔ

Đêm ba mười Tết cả nhà bàn bạc, thống nhất sang năm mới tôi tìm đường về quê xưa, mong có lối thoát cho gia đình.

Rất may, phương tiện giao thông tôi đã có chiếc xe đạp. Giữa tháng chạp, sau chuyến xe thồ cói cuối cùng, nhà tôi nói dối phải mang xe lên Cầu Quan bán để trả nợ, rồi thẳng đường cái đến nhà dì tôi ở làng Phương Khê, xã Nông Trường, phía trên Cổ Định, gửi nhờ cất kỹ.

5 thg 11, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 29)

 

HOÀNG TUẤN PHỔ


Lại nghe tin Thanh Hoá  sắp sửa cải cách ruộng đất!

Nhà mình đã trải qua cuộc đấu tranh chính trị kinh thiên động địa, nay đến Cải cách ruộng đất, nghe nói còn lở đất long trời hơn. Cha mẹ, ông bà cùng các cụ liệu có trụ nổi? 

Không có thống kê chính xác về cuộc đấu tranh chính trị, nhưng chú tôi bị tù ở Nghệ An, nghe bạn tù Thanh – Nghệ - Tĩnh kể chuyện thì hàng vạn người bị đấu tố, hàng nghìn người bị bắt giam, hàng trăm người bị đưa ra toà xử án. Còn các gia đình liên quan nhiều không biết bao nhiêu mà kể!

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 28)

Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN PHỔ

    

Tôi không biết đi xe đạp, bố tôi phải giữ cho tôi tập hai đêm trong sân, rồi tập đi trên đường. Tất cả các buổi tập đều vào buổi tối, vì sợ ban ngày nhiều nhiều kẻ xấu bụng đặt điều này tiếng nọ rồi đến tai chính quyền xã. Khi bắt đầu thồ cói, nhà tôi phải nói dối xe mượn bên ngoại, tránh tiếng “khả năng”!

1 thg 11, 2020

Kỳ cuối: “HÁN HOÁ TIẾNG VIỆT” TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT - HÁN”

 

     HOÀNG TUẤN CÔNG

“Hán hoá tiếng Việt” là gì? “Hán hoá tiếng Việt” ở đây được hiểu cụ thể là áp đặt các đơn vị thành ngữ tục ngữ trong tiếng
Hán vào tiếng Việt, làm cho tiếng Việt giống với tiếng Hán, người Việt nói theo cách của người Hán.

Trước khi đi vào cụ thể, chúng tôi xin nêu lại: Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Hán của Nguyễn Văn Khang là loại từ điển đối chiếu, không phải từ điển giải thích. Tác giả NVK không dành một lời nào quy ước về cấu tạo của mỗi mục từ. Nhưng trong “Lời nói đầu” của bản in năm 1999, tác giả NVK đã viết: “Nói một cách cụ thể về cách làm là, trước một thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, chúng tôi cố gắng tìm các thành ngữ, tục ngữ tiếng Hoa tương đương”. Và theo quan sát của chúng tôi, trong mỗi mục từ, “thành ngữ tục ngữ tiếng Việt” được nêu ra trước, tiếp đến là phần đối chiếu với thành ngữ tục ngữ Hán được viết bằng nguyên văn chữ Hán kèm phiên âm Bắc Kinh. Vì đây là từ điển đối chiếu, nên tất cả các mục không kèm lời giải thích.

31 thg 10, 2020

Kỳ 3: SAI CHÍNH TẢ TRONG "TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT - HÁN"


               HOÀNG TUẤN CÔNG 

Nguyễn Văn Khang (NVK) là tác giả và đồng tác giả của 19 cuốn từ điển tiếng Việt. Về từ điển chính tả, NVK có “Từ điển chính tả tiếng Việt phổ thông” (NXB Khoa học Xã hội - 2003) và “Từ điển chính tả tiếng Việt” (GS. TS. Nguyễn Văn Khang – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2018). Chúng tôi đã có loạt bài viết chỉ ra hàng trăm lỗi chính tả trong hai cuốn từ điển vừa nêu, trong đó cuốn xuất bản năm 2018, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội đã buộc phải thu hồi.

Với “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt-Hán”, một lần nữa tác giả NVK lại cho thấy khả năng chính tả tiếng Việt hạn chế của ông. Cụ thể, những sai sót trong cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt của GS.TS Nguyễn Văn Khang, tiếp tục được lặp lại, như lỗi lẫn lộn CH với TR, S với X; D với R; GI với D; L với N; IU với ƯU; dấu hỏi ( ̓ ) với dấu ngã (~) và rất nhiều lỗi văn bản khác. 

18 thg 10, 2020

“SÁP NHẬP” HAY “SÁT NHẬP”?


"Sáp" có một nghĩa
là "cắm vào"
                 HOÀNG TUẤN CÔNG


      Nhiều người thường băn khoăn, thắc mắc không biết trong hai từ “sáp nhập” và “sát nhập”, từ nào mới là đúng. Thực tế hiện nay đang tồn tại song song hai cách viết, và từ điển cũng ghi nhận cả hai:

-Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê – Vielex): “sát nhập 插入 [sáp nhập nói trại] đg. xem sáp nhập”.

-Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): “sát nhập • Biến âm của “Sáp nhập”.

          Tuy nhiên, xét nghĩa từ nguyên, thì viết “sáp nhập” mới chính xác. Bởi “sáp nhập” 插入 là từ ghép đẳng lập Hán Việt, trong đó “sáp” (âm khác là “tháp” trong “tháp tùng” 插從) có nghĩa là nhập, cắm, gắn, chen vào. 

    Trong tiếng Hán, chúng tôi không thấy từ điển ghi nhận sáp nhập với nghĩa các tổ chức, đơn vị hành chính nhập vào với nhau làm một. Đây có thể là từ Hán Việt Việt dụng (từ Việt gốc Hán được sử dụng với nghĩa không có trong tiếng Hán).

        “Sáp nhập” với nghĩa hiện hành đã được từ điển tiếng Việt ghi nhận trước 1945:

11 thg 10, 2020

SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT HÁN” (Kỳ 2B)

Sai sót bắt đầu từ bản in 
của NXB Khoa học XH-1999
          HOÀNG TUẤN CÔNG

Kỳ 2B: Thu thập nhiều dị bản thành ngữ tục ngữ Việt thiếu chính xác; nhiều dị bản không tồn tại trong cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán.

(Phần B)

35-“sợ run cầy sấy”.

Chính xác phải là “run như cầy sấy”, cho thêm “sợ” vào là thừa, trong khi lại thiếu “như” - một yếu tố rất đặc trưng trong kết cấu của thành ngữ biểu thị mức độ cao, sử dụng để so sánh với cái tiêu biểu được nêu ra sau đó.[K].

10 thg 10, 2020

NHIỀU SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT - HÁN” (Kỳ 2A)


           HOÀNG TUẤN CÔNG


Kỳ 2:
Thu thập nhiều dị bản thành ngữ tục ngữ Việt thiếu chính xác; nhiều dị bản không tồn tại trong cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán.

(Phần A)

Thành ngữ tục ngữ thường tồn tại nhiều dị bản. Bởi vậy, để lựa chọn được bản chính xác, người biên soạn từ điển cần dựa vào nhiều căn cứ. Ví dụ căn cứ vào từ điển, kho ngữ liệu hoặc công trình sưu tầm tuyển chọn có uy tín của người đi trước; căn cứ kết cấu, ngữ nghĩa của từng từ; căn cứ kiến văn nghe đọc trên sách báo và trong đời sống để xác định bản nào là bản chính. Trong đó, từ điển và kho ngữ liệu là hai nguồn tham khảo quan trọng nhất. Tuy nhiên, dường như nhiều khi tác giả Nguyễn Văn Khang (NVK) đã lựa chọn các bản thành ngữ tục ngữ đại diện cho cả hai phía ViệtHán theo cảm tính, huy động theo trí nhớ. Bởi vậy, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt – Hán” thu thập nhiều dị bản không tiêu biểu, “dị bản lạ”, thiếu chính xác, không thấy bất cứ cuốn từ điển nào ghi nhận. Sau đây là một số dẫn chứng (Chúng tôi đánh số tiếp theo kì trước để tiện chú dẫn khi cần thiết. Với những mục chỉ sai ở phía thành ngữ tục ngữ Việt, thì chúng tôi lược bỏ phần đối chiếu với thành ngữ tục ngữ Hán. Nếu tất cả các cuốn từ điển chúng tôi có trong tay đều không ghi nhận dị bản như NVK đưa ra, sẽ được đánh kí hiệu [K] cuối mỗi mục trao đổi):

9 thg 10, 2020

NHIỀU SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT - HÁN” CỦA NGUYỄN VĂN KHANG (Kỳ 1)

 
HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt - Hán” (Nguyễn Văn Khang - NXB Văn hoá Sài Gòn – 2008), mục “Thay lời nói đầu” của sách cho biết: “cuốn từ điển này được xuất bản lần đầu vào năm 1999 với tên là “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt-Hoa” (NXB Khoa học Xã hội). Và lần xuất bản sau, tác giả “có chỉnh sửa và bổ sung nhất định. Chẳng hạn, về mặt hình thức có thay đổi sử dụng chữ Hán giản thể; về nội dung, có bổ sung thêm được một số thành ngữ, tục ngữ đối chiếu tương đương […] Là công cụ tiện lợi cho việc những người biên, phiên dịch, giao tiếp song ngữ Hoa – Việt và học tiếng Hoa, tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ…”.

4 thg 10, 2020

"NGU NHƯ BÒ" và "LỢN LIÊU ĐÔNG"


Minh hoạ thành ngữ "Liêu Đông thỉ"

       HOÀNG TUẤN CÔNG

 

Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt - Hán” (Nguyễn Văn Khang - NXB Văn hoá Sài Gòn – 2008), là cuốn từ điển đối chiếu những đơn vị thành ngữ và tục ngữ có nghĩa giống nhau trong tiếng Việt và tiếng Hán. Sách này cho rằng, thành ngữ “ngu như bò” và “ngu như lợn” trong tiếng Việt đồng nghĩa với 遼東之豕 (Liêu Đông chi thỉ) trong tiếng Hán. Tuy nhiên, đây là cặp thành ngữ Việt và Hán hoàn toàn không đồng nghĩa.

18 thg 9, 2020

CÂY CHÈ THANH HOÁ VÀ GIỐNG CHÈ NGON YÊN LƯỢC (Phần 2)

 

                     HOÀNG TUẤN PHỔ

Phía Tây - Tây Bắc huyện Thọ Xuân, một dải đất “Thọ Xuân ba miền”: Trung du, đồng bằng và đồng chiêm trũng. Đó là vùng đất “cao nguyên của Thọ Xuân”, hoang vu mà trù phú, người ta mệnh danh là địa linh nhân kiệt. Đặc biệt vùng “tiền tam Yên, hậu ngũ Phúc”: Yên Trung, Yên Trường, Yên Lược và Phúc Bồi, Phúc Lập, Phúc Địa, Phúc Cương, Phúc Xá, Phúc Tinh.

12 thg 9, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 27)

Phong cảnh làng quê xã Quảng Hoà
Ảnh: HTC

HOÀNG TUẤN PHỔ

Mẹ tôi gánh cói xuống chợ Nguyễn bán được lời gấp rưỡi tiền vốn, nhưng của một đồng công một nén. Vất vả quá! Các chuyến cói sau tôi cố gắng gánh 5 gù. Về đến Cung Bịch, bố tôi đi rước, kêu nặng, vai đau gối mỏi, ì ạch mãi từ nửa chiều đến chập tối mới về đến nhà. Ông đặt gánh cói xuống giữa sân, hai tay nắm lại đấm vai, đấm lưng, bảo hơi thở ra đằng tai phào phào! Mẹ tôi biết sức tôi yếu, vóc tôi gầy nhỏ, khó kham nổi cái nghề ăn no vác nặng, nhưng chưa biết tính toán đường làm ăn thế nào.

5 thg 9, 2020

CÂY CHÈ THANH HOÁ VÀ GIỐNG CHÈ NGON YÊN LƯỢC (Kỳ 1)


Trên đỉnh núi Các
Ảnh: phatgiaothanhhoa
     HOÀNG TUẤN PHỔ

Cây chè từ xa xưa mọc hoang ở nhiều nước thuộc vùng Đông Á. Người Trung Quốc và người Việt Nam biết dùng chè rất sớm để làm thuốc và thức uống hàng ngàn năm trước. Các tỉnh Bắc và Trung Việt Nam đều trồng chè. Nổi tiếng đất chè là Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Nam, Lâm Đồng...

19 thg 8, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 26)

Cói Nga Sơn
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN PHỔ

Đường đất mấp mô, khúc khuỷu, tôi thập thững bước thấp bước cao theo sau bậc đàn anh. Xuống đò Bút, ông chống đò hãy còn thức. Chúng tôi đi tiếp. Chân tôi mỏi nhừ, hai bàn chân bỏng rát. Sáng sớm hôm sau đến chợ Nghè Hậu Lộc, chúng tôi dừng lại nghỉ một lát. 

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 25)


Cói Nga Sơn
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN PHỔ

Anh Rậy bắt tôi phải xin phép xóm trưởng và thôn trưởng. Các ông ấy đồng ý mới cho theo nhóm đi Nga Sơn mua cói lác, mục đích làm chiếu.
          Ông xóm trưởng, thường gọi ông Tiệu Dễ, tên tục là Dễ, sinh con gái đầu đặt tên là Tiệu. Phong tục quê tôi, chưa có tên gọi là “đỏ”, có con gọi tên con, nếu không gọi thì “sái”. Nhưng dùng tên con mới mẻ, nhiều người khó hiểu, phải kèm tên chính, vì thế thành tên kép “Tiệu Dễ”. Ông Tiệu Dễ biết nghề đóng xay. Nghề này cũng là nghề “cơm bưng nước rót”, được bà con nông dân quý trọng. Nếu nhà nào đón được ông đóng xay có tay nghề tốt, thế nào cũng phải đi chợ Nguyễn mua thịt cá, trầu chè, chai rượu, gói thuốc lào Thượng Đình, tiền công tử tế. Xưa đóng cối xay tre, sau cải tiến đóng cối xay đất. Đất dùng cho đóng xay tốt nhất là đất tổ mối cồn Chè, bên cạnh gốc cây trôi cổ thụ đầu làng, phía trước nhà tôi.

18 thg 8, 2020

LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”?

Đền thờ thần núi Đồng Cổ (Yên Định - Thanh Hoá)
Ảnh tư liệu HTC

HOÀNG TUẤN CÔNG
Sách Di tích núi và đền Đồng Cổ (Lê Ngọc Tạo - Nguyễn Ngọc Khiếu” - NXB Thanh Hoá - 2016) là kết quả đề tài khoa học Sưu tầm, khảo sát và phục dựng nghi lễ của Đền Đồng Cổ, của Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hoá, do Tiến sĩ Lê Ngọc Tạo chủ trì, cử nhân Nguyễn Ngọc Khiếu thực hiện (sau đây gọi tắt là Nhóm Lê Ngọc Tạo).

8 thg 8, 2020

ĐIỂN TÍCH "ĐÁNH CHUỘT SỢ VỠ BÌNH"

Ông Lê Thanh Hải - Cựu Bí thư Thành uỷ TPHCM là nhân vật
thường được ví với câu tục ngữ "Đánh chuột sợ vỡ bình"
Ảnh minh hoạ: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG
Hàng ngàn năm qua, loài người luôn xem chuột là một thứ “giặc”. Nhưng tiêu diệt giống vật đa nghi, tinh quái này không dễ. Người ta chế ra trăm ngàn thứ bẫy bả để đánh chuột, chúng cũng tương kế tựu kế, tìm đủ cách để sinh tồn. Bởi vậy, đặt bẫy dùng bả có khi chuột chẳng hề gì mà chó, mèo, gà, thậm chí là chính con người lại phải mất mạng. Còn đánh đuổi chuột thì lắm khi chuột chẳng chết mà chum vại, bát chén lại vỡ tan tành! Thế nên tục ngữ Việt Nam mới có câu “Ném chuột sợ vỡ bình quý” (dị bản “Ném chuột còn ghê chạn bát”; “Ném chuột còn e chạn bát); và tục ngữ Hán cũng có câu “Đầu thử kỵ khí投鼠忌器 (Ném chuột sợ vỡ đồ).

6 thg 8, 2020

ĂN CHÓ CẢ LÔNG


Ảnh minh hoạ: ST
        HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Ăn chó cả lông, ăn hồng cả hạt”. Sách “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh-2010) tách làm 2 dị bản và giải thích:
-Ăn chó cả lông Ăn (thịt) chó thì đừng ăn cả lông (mà mất ngon đi). Hay dùng để chê những kẻ hà tiện vô lối, tới độ làm uổng phí cả những thứ ngon”.
-Với dị bản “Ăn chó cả lông; ăn hồng cả hạt”, Nguyễn Đức Dương diễn giải: “Ăn (thịt) chó thì ăn luôn cả lông; ăn hồng thì ăn luôn cả hạt (cho đỡ bỏ phí). Hay dùng với ẩn ý: nh.  Ăn chó cả lông”.

27 thg 7, 2020

ĐỌC LƯỚT “TINH HOA THƠ CA HỒ CHÍ MINH” CỦA LÊ XUÂN ĐỨC

Sách mới xuất bản của Lê Xuân Đức
Ảnh: HTC

             HOÀNG TUẤN CÔNG

Khi nghe tin ông Lê Xuân Đức xuất bản cuốn sách đồ sộ “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật – 2020; 1088 trang, khổ 19 x 27), tôi dự đoán một số điểm như sau:
1-Phần thơ chữ Hán, nếu vẫn in kèm nguyên tác, ông LXĐ sẽ sửa lại toàn bộ lỗi sai mà tôi đã chỉ ra trong loạt 9 bài phê bình về hai cuốn sách “Nhật ký trong tù và lời bình” và “Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh” từ năm 2014 (trên Blog Tuấn Công Thư phòng, Quê Choa và Văn Việt).
2-Những lời bình ngô nghê bởi “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” mà tôi đã chỉ ra cũng sẽ biến mất trong cuốn sách mới đồ sộ này.

19 thg 7, 2020

SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT” CỦA GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG (Kì 3)

Từ điển chính tả tiếng Việt phổ thông (2003)
của GS.TS Nguyễn Văn Khang
(bản lưu ở Thư viện Quốc gia)
Ảnh: HTC

                HOÀNG TUẤN CÔNG

Những sai sót trong cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của GS.TS Nguyễn Văn Khang, bao gồm rất nhiều mặt, như: sai chính tả do lẫn lộn CH với TR, S với X; D với R; GI với D; L với N; IU với ƯU; dấu hỏi (?) với dấu ngã (~); sai về thành ngữ tục ngữ, từ ngữ Hán Việt...Nhiều mục chỉ dẫn chính  tả hoàn toàn ngược lại với chuẩn chính tả hiện hành; chỉ dẫn giữa các mục từ tiền hậu bất nhất; hướng dẫn viết nhiều dạng chính tả không chuẩn, và rất nhiều lỗi văn bản khác. Để chỉ ra sai sót trong từ điển của GS.TS Nguyễn Văn Khang, chúng tôi sẽ căn cứ vào chính Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học – Hoàng Phê chủ biên, gọi tắt là Hoàng Phê), và Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, có sửa chữa bổ sung sau khi GS Hoàng Phê thành lập Trung tâm Từ điển học Vietlex, gọi tắt là Hoàng Phê (Vietlex) để làm chuẩn. Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào nhiều cứ liệu trong hàng chục cuốn từ điển khác. Những mục không có bất cứ cuốn từ điển uy tín nào chúng tôi có trong tay viết theo dạng chính tả mà GS.TS Nguyễn Văn Khang hướng dẫn, sẽ được đánh dấu [K], sau mỗi phần trao đổi.

18 thg 7, 2020

SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT” CỦA GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG (Kì 2)


Từ điển chính tả sai chính tả
của GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG

Những sai sót trong cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của GS.TS Nguyễn Văn Khang, bao gồm rất nhiều mặt, như: sai chính tả do lẫn lộn CH với TR, S với X; D với R; GI với D; L với N; IU với ƯU; dấu hỏi (?) với dấu ngã (~); sai về thành ngữ tục ngữ, từ ngữ Hán Việt...Nhiều mục chỉ dẫn chính  tả hoàn toàn ngược lại với chuẩn chính tả hiện hành; chỉ dẫn giữa các mục từ tiền hậu bất nhất; hướng dẫn viết nhiều d
ạng chính tả không chuẩn, và rất nhiều lỗi văn bản khác.