30 thg 5, 2021

SAO LẠI NÓI “LANH CHANH NHƯ HÀNH KHÔNG MUỐI”?

Thực nghiệm giã hành
Ảnh: HTC
                 HOÀNG TUẤN CÔNG


Cách giải thích của từ điển
:

1-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): lanh chanh như hành không muối Ngđ: Một kinh nghiệm: giã hành củ, phải cho vài hột muối, nếu không củ hành sẽ nhảy ra ngoài cối. Ngb: Hấp tấp vội vàng, nhanh nhảu đoảng, vô duyên”.

2-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) thu thập dị bản: Không muối thì hành lanh chanh”, và giải thích: “Hễ vắng mặt muối là hành đâm ra lanh chanh ngay. Hay dùng để than phiền về những kẻ hay làm hỏng việc khi chẳng có người theo dõi do quá nhanh nhảu (Chú thích: Lanh chanh vt. Ưa làm những việc vốn chẳng phải là phận sự chính của bản thân mình (do quá nhanh nhảu)”.

6 thg 5, 2021

NXB KIM ĐỒNG DỪNG PHÁT HÀNH SÁCH "THÀNH NGỮ BẰNG TRANH" DO NHIỀU SAI SÓT

 

Một mục giải thích sai
trong "Thành ngữ bằng tranh"

                                   YẾN ANH 

                          (Báo Người Lao Động)


(NLĐO)- Sau loạt bài phản ánh của Báo Người Lao Động, Giám đốc NXB Kim Đồng ngày 6-5 cho biết NXB này dừng phát hành cuốn sách "Thành ngữ bằng tranh"

Liên quan đến thông tin cuốn sách "Thành ngữ bằng tranh" (biên soạn: Nguyễn Thị Hường Lý, tranh: Nguyễn Quang Toàn, NXB Kim Đồng - 2020), quá nhiều lỗi, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 6-5, ông Bùi Tuấn Nghĩa, Giám đốc NXB Kim Đồng, cho hay NXB này đã dừng phát hành cuốn sách.

5 thg 5, 2021

SÁCH "THÀNH NGỮ BẰNG TRANH" CÓ QUÁ NHIỀU SAI SÓT (Kỳ 3)

 

Bìa 4 "Thành ngữ bằng tranh"
                HOÀNG TUẤN CÔNG

(Phần trong ngoặc kép sau số mục, in nghiêng là nguyên văn trong sách “Thành ngữ bằng tranh”; phần xuống dòng tiếp theo là nội dung trao đổi của chúng tôi. Với những mục xét thấy không cần thiết trích dẫn, chúng tôi xin lược bỏ phần giải nghĩa từ vựng):


10 -“Bất tỉnh nhân sự: “Bất tỉnh: Trạng thái mê man, không biết gì. Nhân: Nguyên nhân (nói tắt). Sự: Việc, chuyện”. Ý  nói: Ở trạng thái hôn mê, ngất xỉu trong một lúc vì lý do gì đó”.

          “Nhân” ở đây có nghĩa là người, không phải “nhân” là “nguyên nhân (nói tắt)”. Hán ngữ đại tự điển giải nghĩa:

-“nhân sự: 4. phiếm chỉ đối tượng của ý thức con người. Như: nó đã hôn mê rồi, nhân sự bất tri [4.泛指人的意識的對象.: 他昏迷過去了, 人事不知].

-“nhân sự bất tỉnh: nói hôn mê bất tỉnh, mất tri giác.” [vị hôn mê bất tỉnh, thất khứ tri giác - 人事不省: 謂昏迷不醒,失去知覺].

Như vậy, “nhân” trong “nhân sự” 人事 có tự hình là “”, trong khi “nhân” trong “nguyên nhân” phải có tự hình là .

3 thg 5, 2021

SÁCH "THÀNH NGỮ BẰNG TRANH" CÓ QUÁ NHIỀU SAI SÓT (Kỳ 2)

 

                    HOÀNG TUẤN CÔNG

a-Phỏng đoán và suy diễn (tiếp Kỳ I)

(Phần trong ngoặc kép sau số mục, in nghiêng là nguyên văn trong sách “Thành ngữ bằng tranh”; phần xuống dòng tiếp theo là nội dung trao đổi của chúng tôi. Với những mục xét thấy không cần thiết trích dẫn, chúng tôi xin lược bỏ phần giải nghĩa từ vựng):

5 -“Nuôi báo cô: Báo cô: Ngày xưa, một người đàn bà không có chồng, không có con (gọi là bà cô) thường để của cải cho một người cháu nào đó. Khi người cô già, người cháu phải nuôi, tức phụng dưỡng bà, gọi là nuôi báo cô. Báo cô chính là một nghĩa cử truyền thống tốt đẹp. Nhưng ở đời cũng có những bà cô khó tính, gây phiền nhiễu cho con cháu, nên dần dần người ta không thiện chí với công việc này nữa. Ý nói: Nuôi một người mà chẳng mang lợi lộc gì cho mình cả”.

2 thg 5, 2021

SÁCH "THÀNH NGỮ BẰNG TRANH" CÓ QUÁ NHIỀU SAI SÓT (Kỳ 1)


          HOÀNG TUẤN CÔNG 


Sách “Thành ngữ bằng tranh” (Biên soạn: Nguyễn Thị Hường Lý; Tranh: Nguyễn Quang Toàn – NXB Kim Đồng, 2020).

NXB Kim Đồng cho biết, sách “Thành ngữ bằng tranh” là một cuốn “từ điển bỏ túi với hơn 300 thành ngữ tiếng Việt thông dụng […] Người biên soạn cuốn sách […] đã chọn cách giải thích dễ hiểu nhất, trực diện với từng thành ngữ để người đọc có được thông tin nền, chuẩn về nó”, và sách “có thể được sử dụng như một cuốn từ điển thành ngữ mini trong gia đình và nhà trường”.