18 thg 5, 2022

VỀ HAI CHỮ "KHUYẾN QUÂN" CỦA LÊ XUÂN ĐỨC

 

"Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh"
trong gói quà tặng
Ảnh: ST
    HOÀNG TUẤN CÔNG

Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh (Lê Xuân Đức - NXB Chính trị Quốc gia Sự thật-2020) là một cuốn sách dày 1088 trang, khổ 19 x 27.

Sách được “Nhà nước đặt hàng”, với sự hợp sức biên tập của bốn nữ Thạc sĩ.

Năm 2020, trong bài “Đọc lướt tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” tôi có viết:

“Như vậy, năm 2014, khi tôi viết 9 bài phê bình chỉ ra sai sót và đạo văn trong 2 cuốn sách “Nhật ký trong tù và lời bình”, “Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh”, một mặt, ông Lê Xuân Đức phản ứng và bắn tin doạ kiện tôi, mặt khác ông lại âm thầm tham khảo và sửa sai để đưa vào cuốn “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh”.

13 thg 5, 2022

TỪ ĐỒNG NGHĨA VỚI “THAM LAM”

 

Minh hoạ: St
       HOÀNG TUẤN CÔNG

Độc giả Lê Minh hỏi: “Hôm trước, chương trình Vua tiếng Việt kênh VTV3 có câu hỏi về tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa với từ “tham lam”. Đây là câu hỏi khó, người chơi không trả lời được. Ban giám khảo có gợi ý một số câu đồng nghĩa, gần nghĩa như: tham tàn, tham bạo, vơ vét, hám lợi. Xin ông cho biết những từ ấy có đồng nghĩa với tham lam không? “Tham” thì dễ hiểu rồi, vậy “lam” đây nghĩa là gì, nó có phải là láy của “tham” không? Cảm ơn ông!”

9 thg 5, 2022

TAO KHANG LÀ “HẠT THÓC” HAY LÀ…?

                  HOÀNG TUẤN CÔNG

Minh hoạ "Tống Hoằng truyện"
Tranh: ST


Tin nhà ngày một vắng tin,

Mặn tình cát luỹ, lạt tình tao khang.

                                     (Truyện Kiều)

Ai xui rã chút duyên kim cải,

Ai khiến rời chút ngãi tào khang...

                                                                                              (Ca dao)

“Tao khang” hay “tào khang” là gì?

Sách “Tập tục đời người” (Phan Cẩm Thượng – NXB Hội Nhà văn, 2017) giải thích:

“Trong tiếng Hán, hạt gạo là đạo (tao), vỏ trấu bọc ngoài gạo gọi là khang. Sự bao bọc này rất khăng khít, nên muốn có gạo ăn phải xay lúa giã gạo. Chữ tạo khang, Đạo khang được chỉ sự chung thuỷ của vợ chồng, nên có câu Vợ chồng là nghĩa tao khang. Ở đây ta thấy có hiện tượng người Việt dùng nguyên tiếng Trung Quốc cổ lẫn tiếng Hán Việt”.