10 thg 6, 2017

“CHÀNG” HAY “TRÀNG”; “VẠT ÁO” HAY “CỔ ÁO?”

Để chiếc áo được phẳng phiu không có cách
nào hơn là cầm, xách lên ở vị trí cổ áo
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu “Áo cứ tràng, làng cứ xã” (dị bản “Áo cứ tràng, làng cứ lý trưởng”). Tuy nhiên, “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân) lại đưa ra một dị bản lạ: “Áo cứ chàng, làng cứ xã”, và giải thích: “Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình”.
Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (biên soạn sau “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” hơn 10 năm), GS Nguyễn Lân giữ nguyên cách hiểu: “áo cứ chàng, làng cứ xã • ng. chê người có tính ỷ lại, không biết tự mình lo việc cho mình <> Chị ta dạo này thì áo cứ chàng, làng cứ xã, chẳng muốn làm ăn gì”.

3 thg 6, 2017

CẬU ẤM, CÔ CHIÊU


Ảnh:ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sách “1575 thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm” (Lê Gia), mục “Cậu ấm cô chiêu – Cậu ấm sứt vòi”, tác giả Lê Gia giảng như sau:

Chữ “ấm” (cũng đọc là “âm”): Bóng mát. Sự che chở cho. Chữ “ấm” (cũng đọc là “ẩm”): Cho uống nước. Cho nên ta cũng gọi cái bình tích thuỷ, cái nồi nấu nước là “cái ấm”. Chữ “chiêu”: Cái ấm để nấu nước trà. Có người nói: “Chiêu từng miếng nước”; “cô chiêu”: Con gái nhà quan lớn nhưng vì là con gái nên không được tập ấm. Nhưng vì chữ “ấm” có nghĩa là bóng che và là cái ấm, cùng nghĩa với chữ “chiêu” là cái ấm, nên dù cô gái không được “tập ấm”, không được gọi là “cô ấm”, thì nay gọi tạm là “cô chiêu”, nó cũng có nghĩa là “cô ấm” (có danh, không có thực); “Cậu ấm sứt vòi”: Như trên, cậu con trai này mang hai cái tên là “tập ấm” và “cái ấm”, nên nếu cậu là người hư hỏng, bất tài thì ví cũng như cái ấm bị sứt mẻ mất cái vòi thành ra đồ bỏ”.(*)