19 thg 8, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 26)

Cói Nga Sơn
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN PHỔ

Đường đất mấp mô, khúc khuỷu, tôi thập thững bước thấp bước cao theo sau bậc đàn anh. Xuống đò Bút, ông chống đò hãy còn thức. Chúng tôi đi tiếp. Chân tôi mỏi nhừ, hai bàn chân bỏng rát. Sáng sớm hôm sau đến chợ Nghè Hậu Lộc, chúng tôi dừng lại nghỉ một lát. 

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 25)


Cói Nga Sơn
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN PHỔ

Anh Rậy bắt tôi phải xin phép xóm trưởng và thôn trưởng. Các ông ấy đồng ý mới cho theo nhóm đi Nga Sơn mua cói lác, mục đích làm chiếu.
          Ông xóm trưởng, thường gọi ông Tiệu Dễ, tên tục là Dễ, sinh con gái đầu đặt tên là Tiệu. Phong tục quê tôi, chưa có tên gọi là “đỏ”, có con gọi tên con, nếu không gọi thì “sái”. Nhưng dùng tên con mới mẻ, nhiều người khó hiểu, phải kèm tên chính, vì thế thành tên kép “Tiệu Dễ”. Ông Tiệu Dễ biết nghề đóng xay. Nghề này cũng là nghề “cơm bưng nước rót”, được bà con nông dân quý trọng. Nếu nhà nào đón được ông đóng xay có tay nghề tốt, thế nào cũng phải đi chợ Nguyễn mua thịt cá, trầu chè, chai rượu, gói thuốc lào Thượng Đình, tiền công tử tế. Xưa đóng cối xay tre, sau cải tiến đóng cối xay đất. Đất dùng cho đóng xay tốt nhất là đất tổ mối cồn Chè, bên cạnh gốc cây trôi cổ thụ đầu làng, phía trước nhà tôi.

18 thg 8, 2020

LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”?

Đền thờ thần núi Đồng Cổ (Yên Định - Thanh Hoá)
Ảnh tư liệu HTC

HOÀNG TUẤN CÔNG
Sách Di tích núi và đền Đồng Cổ (Lê Ngọc Tạo - Nguyễn Ngọc Khiếu” - NXB Thanh Hoá - 2016) là kết quả đề tài khoa học Sưu tầm, khảo sát và phục dựng nghi lễ của Đền Đồng Cổ, của Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hoá, do Tiến sĩ Lê Ngọc Tạo chủ trì, cử nhân Nguyễn Ngọc Khiếu thực hiện (sau đây gọi tắt là Nhóm Lê Ngọc Tạo).

8 thg 8, 2020

ĐIỂN TÍCH "ĐÁNH CHUỘT SỢ VỠ BÌNH"

Ông Lê Thanh Hải - Cựu Bí thư Thành uỷ TPHCM là nhân vật
thường được ví với câu tục ngữ "Đánh chuột sợ vỡ bình"
Ảnh minh hoạ: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG
Hàng ngàn năm qua, loài người luôn xem chuột là một thứ “giặc”. Nhưng tiêu diệt giống vật đa nghi, tinh quái này không dễ. Người ta chế ra trăm ngàn thứ bẫy bả để đánh chuột, chúng cũng tương kế tựu kế, tìm đủ cách để sinh tồn. Bởi vậy, đặt bẫy dùng bả có khi chuột chẳng hề gì mà chó, mèo, gà, thậm chí là chính con người lại phải mất mạng. Còn đánh đuổi chuột thì lắm khi chuột chẳng chết mà chum vại, bát chén lại vỡ tan tành! Thế nên tục ngữ Việt Nam mới có câu “Ném chuột sợ vỡ bình quý” (dị bản “Ném chuột còn ghê chạn bát”; “Ném chuột còn e chạn bát); và tục ngữ Hán cũng có câu “Đầu thử kỵ khí投鼠忌器 (Ném chuột sợ vỡ đồ).

6 thg 8, 2020

ĂN CHÓ CẢ LÔNG


Ảnh minh hoạ: ST
        HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Ăn chó cả lông, ăn hồng cả hạt”. Sách “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh-2010) tách làm 2 dị bản và giải thích:
-Ăn chó cả lông Ăn (thịt) chó thì đừng ăn cả lông (mà mất ngon đi). Hay dùng để chê những kẻ hà tiện vô lối, tới độ làm uổng phí cả những thứ ngon”.
-Với dị bản “Ăn chó cả lông; ăn hồng cả hạt”, Nguyễn Đức Dương diễn giải: “Ăn (thịt) chó thì ăn luôn cả lông; ăn hồng thì ăn luôn cả hạt (cho đỡ bỏ phí). Hay dùng với ẩn ý: nh.  Ăn chó cả lông”.