Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Xuân Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Xuân Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 5, 2022

VỀ HAI CHỮ "KHUYẾN QUÂN" CỦA LÊ XUÂN ĐỨC

 

"Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh"
trong gói quà tặng
Ảnh: ST
    HOÀNG TUẤN CÔNG

Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh (Lê Xuân Đức - NXB Chính trị Quốc gia Sự thật-2020) là một cuốn sách dày 1088 trang, khổ 19 x 27.

Sách được “Nhà nước đặt hàng”, với sự hợp sức biên tập của bốn nữ Thạc sĩ.

Năm 2020, trong bài “Đọc lướt tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” tôi có viết:

“Như vậy, năm 2014, khi tôi viết 9 bài phê bình chỉ ra sai sót và đạo văn trong 2 cuốn sách “Nhật ký trong tù và lời bình”, “Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh”, một mặt, ông Lê Xuân Đức phản ứng và bắn tin doạ kiện tôi, mặt khác ông lại âm thầm tham khảo và sửa sai để đưa vào cuốn “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh”.

27 thg 7, 2020

ĐỌC LƯỚT “TINH HOA THƠ CA HỒ CHÍ MINH” CỦA LÊ XUÂN ĐỨC

Sách mới xuất bản của Lê Xuân Đức
Ảnh: HTC

             HOÀNG TUẤN CÔNG

Khi nghe tin ông Lê Xuân Đức xuất bản cuốn sách đồ sộ “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật – 2020; 1088 trang, khổ 19 x 27), tôi dự đoán một số điểm như sau:
1-Phần thơ chữ Hán, nếu vẫn in kèm nguyên tác, ông LXĐ sẽ sửa lại toàn bộ lỗi sai mà tôi đã chỉ ra trong loạt 9 bài phê bình về hai cuốn sách “Nhật ký trong tù và lời bình” và “Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh” từ năm 2014 (trên Blog Tuấn Công Thư phòng, Quê Choa và Văn Việt).
2-Những lời bình ngô nghê bởi “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” mà tôi đã chỉ ra cũng sẽ biến mất trong cuốn sách mới đồ sộ này.

2 thg 4, 2016

Từ "vô dạng", "vô sự" đến "yên ổn"

HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong "Ngục trung nhật ký-獄中日記" của Hồ Chí Minh có bài "Thế lộ nan-世路難" (Đường đời khó khăn), bài I, hai câu:
"Cao sơn ngộ hổ chung vô dạng
高 山 遇 虎 終 無 恙
Bình lộ phùng nhân khước bị giam.
平 路 逢 人 被 監"
Nam Trân dịch vừa hay vừa bám sát nguyên tác:
"Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường phẳng gặp người bị tống lao"

7 thg 11, 2015

"XUẤT CUNG" LÀ GÌ?

Thẻ "Xuất cung, Nhập kính"
                     Ảnh: 中華網
HOÀNG TUẤN CÔNG

Bài thơ "Hạn chế" 限制 (Ngục trung nhật ký"-Hồ Chí Minh) có hai câu đầu như sau:
"Một hữu tự do chân thống khổ, 
Xuất cung dã bị nhân chế tài"
(
)
            Nam Trân dịch:
"Đau khổ chi bằng mất tự do,
Đến buồn đi ỉa cũng không cho"
 ("Nhật ký trong tù"-NXB Văn hóa, Viện văn học-1960)

6 thg 7, 2014

Xuyên tạc và đạo văn trong


 "Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh"
Tác phẩm đạt giải Hội nhà văn Việt Nam của Lê Xuân Đức

      Hoàng Tuấn Công


TCTP: Bài viết này được Tuấn Công Thư Phòng biên tập lại cho ngắn gọn, thêm phần đạo văn của Lê Xuân Đức, thay thế cho bài đăng trước đây.

“Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh”, là sách được giải cao nhất của Hội Nhà văn Việt Nam trong cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sách đề tên tác giả: “Lê Xuân Đức Dạy văn, Viết văn, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Đại biểu quốc hội khóa VIII”.

12 thg 5, 2014

LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM


TẶNG CÁC TÁC PHẨM VIẾT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
         
Tác giả Lê Xuân Đức (ngoài cùng bên phải) 

HTC: Tuấn Công Thư Phòng xin đăng lại bài viết này để độc giả hiểu rõ hơn về giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam trao cho "Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh"  của Lê Xuân Đức.




Hướng tới kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng ngày 13/5/2013, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng văn học hưởng ứng cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tại trụ sở Hội (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

11 thg 5, 2014

"Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh" của Lê Xuân Đức có đáng để Hội nhà văn Việt Nam trao giải?


                                    

  Hoàng Tuấn Công


Kết thúc phần cuối của bài “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của Nhà phê bình Lê Xuân Đức ?” đăng trên TCTP, chúng tôi viết thêm mấy dòng: Cuối cùng, chúng tôi tự hỏi: Không biết có nên “để mắt” đến 9 tác phẩm viết về thơ Bác của Lê Xuân Đức hay không ? Đặc biệt là cuốn sách được trao giải cao của Hội nhà văn Việt Nam "Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh" trong cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của Lê Xuân Đức. 

4 thg 5, 2014

“Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của Lê Xuân Đức ?



         
Cuốn sách bị Lê Xuân Đức đạo văn
Hoàng Tuấn Công


Phần IV

Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm

Chuyện “đạo văn” của Lê Xuân Đức đã quá rõ. Nhưng, cái hay, cái đúng Lê Xuân Đức đạo đã đành. Đằng này, những sai sót nhầm lẫn, thiếu chính xác của người ta, ông  Lê Xuân Đức cũng cứ “xài” liền liền.
1.Bài Bạn tù họ Mạc. Hai câu:“Xa đại pháo” tài chân vĩ đại, Tại tù nhưng tưởng ngật nhân sâm.
Ông Lê Xuân Đức giảng giải: “Xa đại pháo là một phương ngữ ở Quảng Đông (chứ không phải như chú thích của Viện văn học trong bản dịch năm 1983) có nghĩa là một tấc lên trời, huênh hoang khoác lác. Phương ngữ này cùng một nghĩa với thành ngữ ở Quảng Đông “Đại suy đại lôi” nghĩa là bốc phét quá chừng, quá mức”.
Xin trao đổi với Nhà phê bình Lê Xuân Đức mấy điểm sau đây:

“Nhật ký trong tù và lời bình” Hay trò đùa của Nhà phê bình Lê Xuân Đức ?

                                                                 

Hoàng Tuấn Công

Phần III


     Không có chữ dạy người biết chữ

          Ở phần I và phần II bài viết, bạn đọc đã được biết đến chuyên gia số 1 về thơ Bác, Lê Xuân Đức chữ tác đánh chữ tộ, không chỉ phá hỏng nguyên tác "Nhật ký trong tù", lại còn "vào" Nhà xuất bản chính trị quốc gia để "đạo" nội dung cuốn sách "Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh-chú thích-thư pháp" của GS Hoàng Tranh (Trung Quốc). Chuyện động trời tới mức, chúng tôi tưởng đó là trò đùa. Nhưng hôm nay, khi đặt bút viết đến phần "không biết chữ dạy người biết chữ" chúng tôi thấy Lê Xuân Đức không hề đùa tí nào. Hay nói đúng hơn, Lê Xuân Đức đã "Lộng giả thành chân", lên tiếng dạy bảo người khác để nghiễm nhiên trở thành bậc thầy thiên hạ.
          Vậy Lê Xuân Đức dạy ai ?

30 thg 4, 2014

"Nhật ký trong tù và lời bình" hay trò đùa của Nhà phê bình văn học Lê Xuân Đức

                                                                                                                                            
Tác giả Nhật ký trong tù và lời bình

          Hoàng Tuấn Công    

                  Phần hai
            Đạo văn để bình văn

        Trong Lời tác giả Lê Xuân Đức viết: "Với niềm đam mê thơ Bác, chúng tôi đã chuyên tâm nghiên cứu và thẩm bình thơ Bác từ năm 1973 đến năm 2013 này, tròn 40 năm, và đã hoàn thành việc thẩm bình toàn bộ 133 bài thơ của Nhật ký trong tù. 

26 thg 4, 2014

“Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của Nhà phê bình văn học Lê Xuân Đức ?



                                                           Hoàng Tuấn Công

HTC: Thưa quý độc giả ! 
Lẽ ra Tuấn Công Thư Phòng tiếp tục phần III kỳ 7 "Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển, GS Nguyễn Lân". Tuy nhiên, tình cờ phát hiện sách "Nhật ký trong tù và lời bình" có quá nhiều sai sót. Bởi vậy, TCTP xin tạm dừng loạt bài về Nhà biên soạn từ điển, GS Nguyễn Lân để nói đến một "Nhà" khác: Nhà nghiên cứu phê bình văn học Lê Xuân Đức với "Nhận ký trong tù và lời bình"
                         Tuấn Công Thư Phòng