31 thg 10, 2015
Chân dung "tham quan, ô lại" trong "Tình cát"
29 thg 10, 2015
XEM "TÌNH CÁT" CỦA NGUYỄN QUANG LẬP
HOÀNG TUẤN CÔNG
Không
dễ, bởi người đọc phải động não trước một "Tình
cát" có tính khái quát, biểu tượng, ẩn ý cao. Nếu chạy theo cốt truyện,
có thể vô tình lướt qua hình ảnh con cú què bay qua liệng lại như nối hiện tại
với quá khứ, cất tiếng kêu tựa tiếng nấc oan hồn người dân Xóm Cát. Hay tiếng
đàn cò đêm đêm như than, như oán của ông Rúm...Tiếng chim "Đi...soạn cho hết" khắc khoải nhắc nhớ quá khứ đau
thương...
22 thg 10, 2015
BÀ CỜN XỨ NGHỆ RA THANH (Phần cuối)
Đền Cờn Ngoài-Quỳnh Lưu-Nghệ An. |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Đền miếu của Tứ Vị Thánh Nương chủ yếu tập trung ở dải đất ven
biển, nhất là những làng xã làm nghề cá, thường xuyên ra khơi đánh cá. Đền nào
cũng to nhất tuỳ theo khả năng kinh tế địa phương, được gọi bằng cái tên đầy
tôn kính: đền Thánh Cả.
Đầu năm, làng xã
tổ chức lễ hội cầu phúc, cầu ngư. Cầu phúc để mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi
tốt, cầu ngư để sóng yên biển lặng, lắm cá nhiều tôm.
11 thg 10, 2015
BÀ CỜN XỨ NGHỆ RA THANH (Phần II)
Đền Tứ Vị Thánh Nương ở Hậu Lộc. Ảnh: trên Intetnet |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Xem Phần I
Xét việc phong tặng thần linh thời Lê đều
theo một quy chế chung: tất cả các vị Âm thần từ Bà Trưng, Bà Triệu, phổ biến
nhất là “phu nhân”
(xưa chỉ vợ các vua chư hầu, hoặc vợ các quan nhất phẩm). “Phu nhân” cũng là tước
hiệu vua phong các nữ thần bậc thượng đẳng. Ví dụ: Hai Bà Trưng được phong Trinh Linh nhị phu nhân, Bà Triệu được
phong Trinh Nhất phu nhân.
8 thg 10, 2015
BÀ CỜN XỨ NGHỆ RA THANH (phần I)
Đền Cờn Ảnh: Du lịch Nghệ An |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Bà Cờn đóng “đô phủ” ở Càn Hải xứ Nghệ,
quản lĩnh 12 cửa biển trong nước, theo sắc phong vua Trần. Các cửa biển quan
yếu của Thanh Hoá: Hiếu Hiền (Ghép), Hội Trào (Hới) Y Bích (Sung) đều thuộc
quyền Bà. Những nơi này đều xây dựng “hành cung” to lớn, hơn hẳn các đền miếu
chung quanh, để đáp lại công lao của Hoàng hậu nhà Tống, nhưng lại gửi số phận
vào nước Nam và hết lòng âm phù người Nam.
6 thg 10, 2015
“Đom” hay “đóm”?
Bệnh lòi đom có thể chữa khỏi bằng các vị thuốc Nam Ảnh: ST trên Internet |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Trong bài "Tục ngữ về ốm đau, chữa bệnh"(“Tạp
Chí Nghiên cứu văn hóa”-Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) của Hoàng Kim
Ngọc có ghi nhận câu tục ngữ "Đóm
cháy ăn ra, tim la ăn
vào". (Hoàng Kim Ngọc nhấn mạnh-HTC). “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức
Dương) đưa ra hai dị bản và giải thích rõ ràng: “Đóm ăn ra; tim la ăn
vào: Đóm
là thứ hay cháy theo hướng từ trong ra: tim la là chứng hay ăn theo hướng từ
ngoài vào. Như: Đóm cháy ăn ra, tim la ăn vào.”
4 thg 10, 2015
Địa danh một số làng biển Thanh Hóa-Kỳ 4-Làng Đồn Điền (Quảng Xương)
Đền thờ Thành hoàng làng Đồn Điền Ảnh: báo Dân Trí |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Đồn Điền là loại hình kinh tế sở
hữu nhà nước. Khi chế độ đồn điền bãi bỏ, sở đồn điền này là một trong số ít sở
đồn điền trên miền Bắc lấy tên gọi chung của sở làm tên đặt riêng cho làng.
Năm 1470-1471 Lê Thánh tông thân
chinh hỏi tội vua Chiêm, đại thắng trở về. Một cánh quân do Tô Chính Đạo và Uông
Ngọc Châu chỉ huy, vua sai trở lại Thanh Hoá cùng binh lính làm đồn điền. Tô Chính
Đạo giữ chức Đồn Điền Chánh sứ, Uông Ngọc Châu làm Phó sứ. Có lẽ ngoài việc mở
mang đồn điền còn kiêm nhiệm vụ phòng thủ duyên hải nên mới chọn mảnh đất khô cằn
ven biển Quảng Xương. Dân đồn điền bấy giờ chủ yếu là binh lính, bổ sung thêm một
ít tù binh, và thành phần khác.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)