30 thg 12, 2021

"THƯƠNG CHO ROI CHO VỌT..."

 

Thầy đồ và học trò xưa
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG


Vụ bé Vân An (8 tuổi, TPHCM) bị người tình của bố đẻ bạo hành đến chết khiến báo chí và mạng xã hội lại bùng lên chuyện đúng sai trong quan niệm giáo dục “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” của ông bà ta xưa.

Dù phản đối hay ủng hộ, thì hầu như đa số đều hiểu roi vọt đơn giản là đánh đòn. Đây cũng là cách hiểu của Nhà giáo Nhân dân, Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân. Ông giải thích: thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi: Cách dạy cũ là dùng roi vọt, nhưng ngày nay cách dạy đó là lỗi thời vô nhân đạo, vì dạy con không phải biến con thành một kẻ nô lệ.” (trích Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam).

26 thg 12, 2021

“CHẮP BÚT” HAY “CHẤP BÚT”?

 

Chấp bút nghĩa gốc
là cầm bút
HOÀNG TUẤN CÔNG


Ai chắp bút cho bài phát biểu gây chú ý của Tổng thống Trump tại APEC? (báo Dân Trí – 2017); “Người chắp bút dự thảo Hiến pháp đầu tiên.” (báo Pháp Luật Việt Nam – 2018); “…Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Trần Trọng Trung, người từng có thời gian tham gia chắp bút cho Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp…” (dienbien.gov.vn)...

          “Người chấp bút hồi ký Thương Tín…” (Dân Việt – 2016); “Cộng đồng mạng xôn xao vì người chấp bút vắng mặt trong buổi ra mắt sách của Hà Chương.” (báo Viettimes - 2020); “Không phải tác giả nào cũng xem chấp bút cho tự truyện là nghề.” (báo Phunuonline - 2018).

13 thg 12, 2021

ĐÃ ĐỜI CHÂU CHẤU ĐÁ XE…

 

 

Tác giả Nguyễn Nhưng
Ảnh: FB Nguyễn Nhưng
              NGUYỄN NHƯNG
          (Lưu tư liệu từ FB Nguyễn Nhưng)

“Châu chấu” là Hoàng Tuấn Công (Cử nhân khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội), làm việc ở Ban Khuyến nông tỉnh Thanh Hoá.
“Xe” là Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, chuyên gia từ điển, tác giả của hơn 40 đầu sách, có những cuốn đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ…“đá” là cuốn sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu” của tác giả Hoàng Tuấn Công.

Cuốn này mình mua từ năm 2017, đọc gần 3 năm mới xong.


Sách phê bình nghiên cứu nên không thể đọc nhanh như đọc tiểu thuyết. Đúng ra là mình vừa đọc, vừa nghiềm ngẫm như học.

VỀ CUỐN SÁCH CỦA HOÀNG TUẤN CÔNG

 ĐẶNG KÍCH

(Lưu tư liệu từ dangkich.com)

Bản sách tái bản 2018
có bổ sung 100 trang
Cách độ 7 năm nay tôi hay vào xem “Tuấn Công thư phòng” và cũng từ đó biết được những tranh luận xoay quanh các Từ điển của cố GS Nguyễn Lân. Bằng vốn tri thức phong phú do tự học lại qua trải nghiệm thực tế nên những lập lý mà Hoàng Tuấn Công phản biện lại là xác đáng, khó ai có thể bắt bẻ. Anh ta dẫn liệu từ nhiều nguồn và phân tích rất logic với thái độ rõ ràng, mạch lạc và khá thẳng thắn. Ví dụ: Chỗ này GS Nguyễn Lân sai, chỗ kia GS Nguyễn Lân chắc bị nhầm...

Gần đây các bài viết rời rạc ấy được in thành sách và phát hành rộng rãi được đông đảo bạn đọc đón nhận, hoan nghênh.

"CHIA SẺ" VÀ "CHIA XẺ"

         

            HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong tiếng Việt, “chia sẻ” và “chia xẻ” là hai từ thường bị dùng lẫn lộn hoặc đánh đồng làm một, dẫn đến lỗi sai chính tả. Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao. Thậm chí ngay cả người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và biên soạn từ điển chính tả cũng nhầm lẫn, viết sai. Ví dụ:

3 thg 12, 2021

“KỲ YÊN”, “AN”, “BÌNH”, “YÊN” CÓ PHẢI NHƯ GIẢI THÍCH CỦA GS. TRẦN NGỌC THÊM

   

              HOÀNG TUẤN CÔNG
 

Nhà nghiên cứu văn hoá, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là tác giả sách “Cơ sở văn hoá Việt Nam”. Trong đó, ông quy cho văn hoá Việt Nam cái gọi là “bản chất âm tính”, rồi hầu như mọi hiện tượng xã hội đều được giải thích xoay quanh nó. Trong tham luận “Xây dựng văn hoá học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”[1], mục  2. Các mô hình văn hoá học đường”, GS. Trần Ngọc Thêm viết:

Văn hoá Việt Nam truyền thống thuộc loại hình âm tính, trọng tĩnh điển hình. Do vậy, văn hoá học đường Việt Nam truyền thống thuộc loại hướng đến xã hội ổn định”.