31 thg 3, 2017

ĐẢ THẢO KINH XÀ?

ÔngTrịnh Xuân Thanh - Anh hùng lao động
thời kì đổi mới (2011), Nguyên CTHĐQT PVC
 PCTUBND tỉnh Hậu Giang, khi đang trong quá
trình bị điều tra về tội tham ô tài sản và nhiều 
tội danh khác đã đào thoát ra nước ngoài
 một cách nhẹ nhàng êm thấm
Ảnh: ST
       HOÀNG TUẤN CÔNG

    Sáng thứ bảy, bên ấm trà Long Đậu, ngọt giọng nhấp chén, thong dong lướt web. Chợt thấy lại ảnh mấy "đồng chí" nhà ta đào thoát ra nước ngoài. Chao ôi, các đồng chí ấy trốn đi êm ru như rắn trườn trong cỏ vậy! Lại nữa, đang bị truy nã quốc tế mà sao phong thái phởn phơ, ung dung đến lạ! Bỗng nhớ đến thành ngữ gốc Hán “Đả thảo kinh xà” (打草驚蛇).
           “Đả thảo kinh xà” (Đập cỏ cho rắn sợ), xuất phát từ tích như sau:
 Đời Đường có viên quan huyện Vương Lỗ hay ăn của đút, tham ô, sách nhiễu dân ghê gớm. Một lần, dân chúng họp nhau, làm một lá đơn kiện tên thuộc hạ của Vương Lỗ phạm pháp nhận của hối lộ. Vương Lỗ xem thì thấy trong đơn kiện liệt kê rất nhiều tội trạng, tất cả đều không khác gì tội của mình, nên vừa xem vừa run lẩy bẩy, rồi buột miệng nói: “Cái này...cái này...chẳng phải là đang nói về ta hay sao?”.

25 thg 3, 2017

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kì 17)

         
        HOÀNG TUẤN PHỔ

     Từ năm đi học xa, Tết Trung thu năm nào tôi cũng cố về nhà, nhưng không khí Tết kém vui dần, vì ông nội tôi đã mất năm 1946, chú thím tôi ra ở riêng nhà bên cùng với bà nội tôi. Nhà tôi chỉ còn lại bốn người, vẫn trải chiếu giữa sân với mâm “cỗ Tết” đơn sơ rau muống luộc, cá đồng om mẻ. Đặc biệt không bao giờ thiếu món củ chuối bung lươn. Đêm ấy, nằm bên mẹ, tôi lại được nghe tiếng ru ngâm giọng ấm áp, ngọt ngào như tuổi còn ấu thơ:

24 thg 3, 2017

CÒN GÌ LÀ GIANG SƠN ĐỊA MẠCH?

Hình ảnh Sơn Trà bị đào bới để nhồi cọc bê tông
làm biệt thự.
Ảnh:ST
        HOÀNG TUẤN CÔNG

       
      Sơn Trà không phải của riêng Đà Nẵng. Sơn Trà là của cha ông từ nghìn xưa để lại cho cháu con nước Việt. Vậy mà bán đảo xinh tươi này đang bị một nhóm người có quyền lực đào bới, triệt hạ cỏ cây, hòng bóc lột thiên nhiên đến tận xương tuỷ...

18 thg 3, 2017

LĂNG LOẠN VÀ LĂNG LOÀN

                                                                             
Minh hoạ chỉ mang tính hài hước
Ảnh: ST



HOÀNG TUẤN CÔNG

Bạn đọc Trương Thanh Hiếu (Hà Nam) hỏi: “Khi chửi mắng một người phụ nữ hỗn xược, người ta hay dùng từ “lăng loàn”. Xin cho biết tại sao lại gọi là “lăng loàn”, và trong những hợp nào thì bị xem là “lăng loàn”?


          Trong “Đất lề quê thói” có một tiểu mục tên là “LĂNG LOÀN”. Tác giả Nhất Thanh viết: “Cô gái về nhà chồng, sau mọi thủ-tục lễ-nghi, bước chân vào phòng cô dâu, việc đầu tiên là vội vàng ngồi vào nơi đầu giường ngủ, và khi thay áo thì tìm cách vắt chờm lên trên áo của chồng, sớm được chừng nào hay chừng nấy. Những bạn bè đã đi bước trước và nhiều khi chính mẹ cô dâu đã rỉ tai bảo làm như vậy thì rồi sẽ không bị chồng bắt nạt, và trái lại sẽ bắt nạt được chồng. (...) Tâm lý của phần đông các cô, rồi thành các bà, là thích bắt nạt chồng. Vừa mới bước chân về nhà người ta đã vội vã thực hiện ngay mấy điều tâm-niệm kia, rồi luôn luôn tìm cách áp đảo, không dùng thế công thì cũng giữ thế thủ”.

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kì 16)

          HOÀNG TUẤN PHỔ
Cụ Hoàng Tuấn Phổ (mùa đông 2017)
Ảnh: HTC

         Sau khi bất ngờ được tạm tha, tôi trở về nhà, sống theo kiểu tù giam lỏng. Nghĩa là tuyệt đối không được bước chân ra khỏi ngõ.

          Nhà tôi không có bò, chỉ giữ lại dăm sào để khỏi phải ăn đong, do mẹ tôi và anh Nậu lo cày cuốc cấy hái, suốt ngày vật lộn với công việc đồng áng. Tôi ở nhà quét dọn nhà cửa, nấu nướng cơm nước. Mẹ tôi không có tiền đi chợ, bữa ăn triền miên rau lang luộc chấm nước mắm cáy thối, do bị gió thổi lật bay mất chiếc nón lá rách đội trên vại, nước mưa chảy vào. Ngoài ra còn có món cà thâm, cà trắng, muối từ mùa cà tháng ba năm ngoái. Vại cà muối hơi đầy. Cái nén cà bằng đá Nhồi hơi nhẹ, nước chỉ lên được nửa vại. Khi lấy cà để ăn, anh Nậu moi chọn quả trắng đẹp ăn trước, sau còn lại đều cà thâm. Cà thâm hết, đến cà lũn cũng ăn. Cà lũn phải bỏ nồi kho lại. Anh Nậu khéo vét trong hông lọ mỡ rán hồi Tết Nguyên đán, sót lại, bỏ vào món cà lũn sau khi nấu chín, làm mất mùi  hôi, hơi có mùi thơm, dễ ăn hơn.

14 thg 3, 2017

NGHĨA CỦA CHỮ “BỒN” TRONG “LÂM BỒN”

    HOÀNG TUẤN CÔNG

    “Lâm bồn” là một từ Việt gốc Hán, không mấy thông dụng trong giao tiếp, nhưng lại được sử dụng khá nhiều trên sách báo hàng ngày. Ví dụ một số báo đặt tít: “Đến lúc lâm bồn mới biết mang thai.” (dantri.com.vn); “Cô gái không biết mình có thai...đến lúc lâm bồn.” (thanhnien.vn); “Tại sao đàn ông không nên gần vợ lúc lâm bồn.” (vietnam.net.vn); “10 dấu hiệu cho biết bạn sắp lâm bồn.” (nuoiconkieumy.com);“Chuẩn bị đến ngày lâm bồn.” (songkhoe.vn)...

11 thg 3, 2017

'LƯNG CHỮ CỤ, VÚ CHỮ TÂM" TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?

        
Lưng thẳng, cân đối khi ngồi
giống như hình chữ cụ 

Tranh: Nguyễn Thanh Bình
                    HOÀNG TUẤN CÔNG

       Trong truyện dài “Đứa con của thần linh”, Nhà văn Trần Quang Vinh viết: “Ngày ấy bà được khen là cô gái đẹp nhất làng, (...) những chuẩn mực thể hiện khả năng sinh con đàn cháu đống của người đàn bà như thắt đáy lưng ong, lưng chữ cụ vú chữ tâm cũng hội tụ ở người con gái ấy”.
         Tiểu thuyết “Một trăm và chín chín” (Trần Chiểu) viết: “Cụ Cố khen tôi “lưng chữ cụ vú chữ tâm”, hai núm như hai hột đào tơ, mắn đẻ, khéo nuôi con, cụ muốn lấy tôi làm vợ bé... 

6 thg 3, 2017

THUỐC LÀO - TƯƠNG TƯ THẢO

Đàn bà An Nam hút thuốc lào
              HOÀNG TUẤN CÔNG

    Thuốc lào có tên chữ là “tương tư thảo” (cỏ tương tư). Ý đã trót hút vào rồi thì không bỏ được, đêm thương ngày nhớ tựa kẻ mắc bệnh tương tư vậy.

Theo Lê Quý Đôn, nước Nam ta vốn không có giống thuốc ấy. Từ năm Canh Tý, niên hiệu Vĩnh Thọ (1660), đời vua Thần Tông nhà Lê, người nước Ai Lao mang giống đến, dân ta mới đem trồng. Quan, dân, đàn bà, con gái đua nhau hút, đến nỗi có người nói rằng: “Nhịn cơm ba ngày còn được, chứ một lúc nhịn hút thuốc thì không được”.

4 thg 3, 2017

“SƯỢNG MẸ, BỞ CON” NGHĨA LÀ SAO?

Củ khoai lang khổng lồ,
nằm trong đất tới 6 tháng ở Hà Nam
                                                                Ảnh: Dân Trí
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ “Sượng mẹ, bở con” có nhiều cách giảng rất khác nhau.
-Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Sượng mẹ bở con: (Củ cái khoai sọ càng) sượng thì củ con tất càng bở. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Đừng vội coi khinh những thứ có vẻ ngoài xấu xí vì lắm thứ thực chất vốn khác xa vẻ ngoài”.
-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân): “Sượng mẹ bở con: Sượng là nói khoai chưa thực chín, còn sần sật) Ý nói: Mẹ phải chịu đựng khó khăn để cho con được sung sướng”.