HOÀNG TUẤN CÔNG
“Lâm
bồn” là một từ Việt gốc Hán, không mấy thông dụng trong giao tiếp,
nhưng lại được sử dụng khá nhiều trên sách báo hàng ngày. Ví dụ một số báo đặt tít:
“Đến lúc lâm bồn mới biết mang thai.”
(dantri.com.vn); “Cô gái không biết mình
có thai...đến lúc lâm bồn.” (thanhnien.vn); “Tại sao đàn ông không nên gần vợ lúc lâm bồn.” (vietnam.net.vn); “10 dấu hiệu cho biết bạn sắp lâm bồn.”
(nuoiconkieumy.com);“Chuẩn bị đến ngày
lâm bồn.” (songkhoe.vn)...
Nhóm từ điển
thứ nhất giải thích “lâm bồn” như sau:
1 - Từ điển tiếng Việt
(Vietlex): “lâm bồn • 臨盆 đg. [cũ,
kc] [phụ nữ] đẻ: sản phụ lúc lâm bồn”.
2 - Việt-Nam tân từ-điển (Thanh Nghị): “lâm-bồn • đt. Đến lúc sinh đẻ <> Thời-kỳ lâm-bồn”.
3 - Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): “lâm bồn • ở cữ (cũ)”.
4 - “Hán Việt từ điển” (Nguyễn Văn Khôn): “lâm bồn 臨盆 Lúc đàn bà sắp sanh đẻ”.
4 - “Hán Việt từ điển” (Nguyễn Văn Khôn): “lâm bồn 臨盆 Lúc đàn bà sắp sanh đẻ”.
Theo đây, “lâm bồn”
chỉ phụ nữ trở dạ và sinh đẻ. Nhưng tại sao lại
gọi là “lâm bồn”? Nhóm từ điển thứ hai cho chúng ta biết rõ:
1 - “Hán Việt tân từ điển”
(Nguyễn Quốc Hùng): “lâm bồn 臨盆 Tới cái chậu, ý nói đàn bà tới
lúc sanh đẻ”.
2 - “Việt Nam tự điển”
(Hội Khai trí tiến đức): “lâm-bồn • Tới cái chậu tắm. Tức là đẻ <>
Đàn-bà khi lâm-bồn phải kiêng khem kỹ”.
3 - “Từ điển Việt Nam phổ
thông” (Đào Văn Tập): “lâm-bồn • Tới lúc sinh đẻ (tới lúc cần đến
cái chậu tắm)”.
4 - “Việt Nam tự điển”
(Lê Văn Đức): “lâm bồn • đt.
Tới bồn tắm. • (Bóng) Chuyển bụng đẻ, sinh-nở: Tới lúc lâm-bồn”.
5 - “Từ điển tiếng Việt” (New era): “lâm bồn: Tới cái chậu, ý nói người đàn bà tới lúc sinh đẻ”.
6 - “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân): “lâm bồn đgt (H. lâm:
đương lúc; bồn: cái chậu) Nói lúc sản phụ đẻ: Lúc vợ lâm bồn, anh chồng cuống
quýt chạy ra, chạy vào”.
Như vậy, Nhóm từ điển 2 đã thống nhất nghĩa của “lâm bồn” 臨盆 là “đến cái chậu”, hay “đến cái
chậu tắm”, “cần đến cái chậu tắm”. Tuy nhiên, nếu quả thật khi sinh đẻ, dứt
khoát sản phụ cần phải có cái chậu tắm, thì bà đỡ sẽ đem cái chậu tắm lại, đâu có chuyện sản phụ phải tự tới chỗ cái chậu tắm. Mà "đến cái chậu tắm" để làm gì? Tắm cho mẹ, hay tắm cho đứa con ngay sau khi sinh? Người xưa sau khi sinh đẻ, thường lau khô cho đứa trẻ, chứ không tắm (họ kiêng nước cho cả mẹ và con). Giả sử với tộc người Hán, họ tắm rửa sau khi sinh, hoặc thực hiện nghi thức tắm rửa cho đứa trẻ sơ sinh, cũng đâu dứt khoát phải tiến hành ngay tại vị trí sản phụ vừa mới sinh, để rồi "bồn" (cái chậu tắm) hay "lâm bồn" ("đi đến chỗ cái chậu") là vật dụng không thể thiếu khi sinh, đến mức trở thành nghĩa chỉ việc sinh đẻ.
Theo chúng tôi, “bồn”
盆, trong “lâm bồn” 臨盆 là gọi tắt của “bồn xoang” 盆腔, tức là “xoang chậu” [pelvic cavity] của người phụ nữ (cụ thể là sản
phụ), chứ không phải là “cái chậu”.
Hán điển (zidic.net) giảng
nghĩa của từ “lâm bồn” như sau: “lâm bồn:
Thai nhi đã di chuyển xuống đến vùng bồn
xoang [xoang chậu] (của sản phụ)”. [Nguyên văn: “臨盆 línpén [parturient;be giving birth to a child;be
confined;be in labour] 胎兒以降臨至盆腔 - lâm bồn: thai nhi dĩ giáng lâm chí bồn xoang]”.
Vẫn mục từ "lâm bồn", Hán điển, giải thích nghĩa từ vựng của "lâm bồn" [臨盆] là "phụ nữ phân miễn" [婦女分娩], nghĩa là “phụ nữ sinh đẻ”.
Vẫn mục từ "lâm bồn", Hán điển, giải thích nghĩa từ vựng của "lâm bồn" [臨盆] là "phụ nữ phân miễn" [婦女分娩], nghĩa là “phụ nữ sinh đẻ”.
Từ “bồn xoang” 盆腔, được Hán điển giảng là: “Khoang chậu phía trong của khung xương
chậu. Các bộ phận như bàng quang, tử cung, buồng trứng, đều nằm ở trong khoang
chậu này”. [Nguyên văn: “盆腔: 骨盆內部的空腔.膀胱, 子宮卵巢等器官皆在此空腔中 - bồn xoang: Cốt bồn nội bộ
đích không xoang. Bàng quang, tử cung, noãn sào đẳng khí quan giai tại thử không xoang trung”].
Vậy tại sao yếu tố “bồn” 盆, lại được dùng trong từ “lâm bồn” 臨盆? Hán điển
giảng hai nghĩa cơ bản của “bồn” 盆: “1.Đồ đựng, hoặc dụng cụ rửa
ráy, như: bồn cảnh 盆景, bồn hoa 盆花, bồn tài 盆栽 (trồng cây trong chậu [bon-sai]), kiểm bồn 臉盆 (chậu rửa mặt),v.v...2.Đồ vật ở giữa lõm vào giống hình dáng của cái chậu:
bồn địa 盆地 (lòng chảo) cốt bồn 骨盆 (khung chậu, khung xương chậu).” [Nguyên văn: 盛放東西或洗滌的用具: 盆景, 盆花, 盆栽,臉盆...2.中央凹入象盆狀的東西: 盆地; 盆骨 - Thịnh phóng đông tây hoặc tẩy địch đích dụng cụ: bồn cảnh, bồn hoa, bồn
tài, kiểm bồn...2.Trung ương ao nhập tượng bồn trạng đích đông tây”].
Từ “lâm bồn” có nghĩa
tương tự như “chuyển dạ”, “chuyển bụng” hoặc “trở dạ”, mà Từ điển Vietlex
giảng: “chuyển dạ • đg. có
triệu chứng [thường là đau bụng] sắp đẻ: chị ấy chuyển dạ lúc nửa đêm.
Đn: chuyển bụng, trở dạ”. Chính "Việt Nam tự điển" của Lê Văn Đức sau khi giảng “lâm bồn • đt. Tới bồn tắm", đã giảng thêm: "(Bóng) Chuyển bụng đẻ, sinh-nở: Tới lúc lâm-bồn”.
Khi “chuyển dạ” tức là lúc (quá trình) thai
nhi di chuyển từ bụng trên xuống bụng dưới để ra ngoài chào đời trong cơn đau sinh hạ của người mẹ. Có rất nhiều
dấu hiệu chuyển dạ (như đau bụng, vỡ ối...), trong đó các chuyên gia sản phụ thường có lời khuyên nhận biết là: Cảm giác thai nhi di chuyển xuống: Đầu của thai nhi
di chuyển xuống khung chậu nên có cảm giác thai nhi tụt xuống. ("Làm sao mẹ bầu bụng sắp tụt xuống để sinh con" - GDTĐ)
Phim khoa học (xem video đăng kèm trong bài) mô phỏng quá trình sinh đẻ, cho biết qua hình ảnh và lời thuyết minh:
“giai đoạn đầu của chuyển dạ có thể kéo
dài từ 12-19 tiếng, bắt đầu ngay khi em bé di chuyển xuống vùng xương chậu.
Giai đoạn hai của chuyển dạ có thể kéo dài từ 20 phút đến 2 tiếng. Khi tử cung
kéo giãn được khoảng 10cm, đầu em bé bắt đầu chui qua cổ tử cung để vào ống dẫn
đẻ...”
Như vậy, theo chúng tôi, “bồn” 盆, vốn có nghĩa gốc là “cái chậu”, sau được dùng để chỉ hình trạng vật gì lõm vào giống như cái chậu. Cụ thể “bồn” 盆 trong “lâm bồn” 臨盆, có nghĩa là xoang chậu của sản phụ. "Lâm bồn" vốn chỉ trạng thái "thai nhi đã di chuyển xuống đến vùng bồn xoang", (đồng nghĩa với thai nhi sắp ra đời). Sau này, "lâm bồn" được hiểu theo nghĩa phái sinh chỉ phụ nữ đẻ, hoặc quá trình từ lúc người phụ nữ chuyển dạ đến khi sinh con.
Như vậy, theo chúng tôi, “bồn” 盆, vốn có nghĩa gốc là “cái chậu”, sau được dùng để chỉ hình trạng vật gì lõm vào giống như cái chậu. Cụ thể “bồn” 盆 trong “lâm bồn” 臨盆, có nghĩa là xoang chậu của sản phụ. "Lâm bồn" vốn chỉ trạng thái "thai nhi đã di chuyển xuống đến vùng bồn xoang", (đồng nghĩa với thai nhi sắp ra đời). Sau này, "lâm bồn" được hiểu theo nghĩa phái sinh chỉ phụ nữ đẻ, hoặc quá trình từ lúc người phụ nữ chuyển dạ đến khi sinh con.
Trong tiếng Hán, có một số từ đồng nghĩa với
"lâm bồn", là "ngoạ nhục" 臥蓐 (nằm nệm; "nhục" 蓐 = nệm);
"toạ nhục" 坐蓐 (ngồi nệm); "toạ thảo" 坐草 (ngồi [nệm] cỏ); "thượng thảo" 上草 (ngồi lên
[nệm] cỏ). “Hán ngữ võng” (漢語網) giảng: “Thời cổ đại, sản phụ khi chuẩn bị
đẻ thì nằm, ngồi trên nệm cỏ để đẻ, nên [sinh đẻ] gọi là ngồi nệm.” (因古代產婦臨產有坐在草蓐上分娩者,故名坐蓐).
Điều thú vị là từ "ngoạ nhục" 臥蓐 (nằm nệm), hay "toạ thảo" 坐草 (nẳm nệm cỏ), đồng nghĩa với từ "nằm ổ" trong tiếng Việt. "Ổ" chính là cái giường, nệm được trải bằng rơm, quây kín như buồng tằm trong suốt quá trình sinh đẻ và kiêng kị. Nếu "lâm bồn", hay chuyển dạ, chuyển bụng, chỉ quá trình và thời điểm thoát thai của hài nhi (diễn ra bên trong bụng mẹ), thì "ngoạ nhục", nằm ổ ("nệm" và "ổ" là điều kiện thiết yếu bên ngoài), vừa chỉ việc sinh đẻ, lại vừa chỉ chung thời kỳ sau khi sinh (ở cữ). Điều này có vẻ hợp lý hơn, vì với người phụ nữ (cũng như đứa trẻ sơ sinh), cái mà gắn với họ, quan trọng nhất với họ khi sinh đẻ và sau khi sinh đẻ, chính là giường, nệm, ổ, chứ không phải là "cái chậu tắm".
Điều thú vị là từ "ngoạ nhục" 臥蓐 (nằm nệm), hay "toạ thảo" 坐草 (nẳm nệm cỏ), đồng nghĩa với từ "nằm ổ" trong tiếng Việt. "Ổ" chính là cái giường, nệm được trải bằng rơm, quây kín như buồng tằm trong suốt quá trình sinh đẻ và kiêng kị. Nếu "lâm bồn", hay chuyển dạ, chuyển bụng, chỉ quá trình và thời điểm thoát thai của hài nhi (diễn ra bên trong bụng mẹ), thì "ngoạ nhục", nằm ổ ("nệm" và "ổ" là điều kiện thiết yếu bên ngoài), vừa chỉ việc sinh đẻ, lại vừa chỉ chung thời kỳ sau khi sinh (ở cữ). Điều này có vẻ hợp lý hơn, vì với người phụ nữ (cũng như đứa trẻ sơ sinh), cái mà gắn với họ, quan trọng nhất với họ khi sinh đẻ và sau khi sinh đẻ, chính là giường, nệm, ổ, chứ không phải là "cái chậu tắm".
Hoàng Tuấn Công 3/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét