“Lam lũ” là một từ thông dụng trong tiếng Việt, thường được dùng với nghĩa là rách rưới, bẩn thỉu; vất vả cực nhọc. Ai cũng hiểu và dùng chính xác. Tuy nhiên, nếu hỏi nghĩa của từng yếu tố “lam” là gì, “lũ” là gì, thì không phải ai cũng trả lời được. Có lẽ cũng bởi vì thế mà Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) mới xếp lam lũ vào diện từ láy:
“LAM
LŨ tt. 1. Rách rưới, tồi tàn ăn mặc lam lũ. 2. Quá vất vả, nặng nhọc trong cảnh
thiếu thốn. Cuộc sống lam lũ của người
nông dân. “…một người cù rù nhưng
nhẫn nại, lam lũ và luôn luôn chân lấm tay bùn” (Tô Hoài)”.
Thực ra lam lũ 襤褸 là
từ ghép chính phụ gốc Hán: lam
襤 nghĩa là chiếc áo ngắn rách nát không còn viền gấu; cũng phiếm chỉ
trang phục rách nát; lũ 褸 có
nghĩa là vạt áo, y phục nói chung.
Chúng
ta cùng tham khảo Hán ngữ đại từ điển giảng
nghĩa của từng yếu tố:
-“lam: 1 chiếc áo thường
dân cũ nát, không có viền gấu; “Phương ngôn” đệ tứ: Áo cũ rách gọi là “lam”; áo không có viền gấu cũng gọi
là “lam”. Quách Phác chú: áo lót rách; áo
rách đều gọi là “lam lũ”. Tiền Dịch chú: “áo không có viền gấu tức là “đoản y” (thời cổ đại, đoản y là áo
của hạng bình dân, hoặc binh lính, không thuộc tầng lớp Nho gia, quí tộc - HTC);
2 phiếm chỉ phục sức rách nát.” (襤: 1.無緣飾的破舊短衣. “方言” 第四: “裯謂之襤;無緣之衣謂之襤.” 郭璞 注: “袛裯,弊衣,亦謂襤褸.” 錢繹 箋疏: “按衣無緣則短.”; 2.泛指服飾破爛];
-“lũ: 1 vạt áo; 2 mượn chỉ y
phục.” [褸: 1. 衣襟; 2
借指衣服].
-Mục
“lam lũ”, Hán ngữ đại từ
điển ghi 4 nghĩa: 1 hình dung y
phục rách rưới; 2 tỉ dụ về sự rách
nát lạc hậu; 3 chiếc áo đơn ngắn
rách gấu; 4 phiếm chỉ y phục rách
rưới.” [襤褸: 1.形容衣服破爛; 2.比喻破舊;
3.無緣飾的破舊短單衣; 4.泛指破爛的衣服].
Như
vậy, trong tiếng Việt, “lam” và “lũ” không có khả năng độc lập trong hành chức,
mà chỉ là những yếu tố gốc Hán, những hình vị phụ thuộc. Chỉ khi “lam” và “lũ”
kết hợp với nhau để tạo ra một từ mới, thì chúng mới có nghĩa. Lam lũ
trong tiếng Hán, hầu như đồng nghĩa với lam
lũ trong tiếng Việt. Theo đây, trong 4 nghĩa là Hán ngữ đại từ điển giảng, thì chỉ có nghĩa thứ 3 (lam lũ = “chiếc áo đơn ngắn rách gấu”)
không được dùng trong tiếng Việt.
Hoàng Tuấn Công/8/2022
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét