6 thg 7, 2014

Xuyên tạc và đạo văn trong


 "Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh"
Tác phẩm đạt giải Hội nhà văn Việt Nam của Lê Xuân Đức

      Hoàng Tuấn Công


TCTP: Bài viết này được Tuấn Công Thư Phòng biên tập lại cho ngắn gọn, thêm phần đạo văn của Lê Xuân Đức, thay thế cho bài đăng trước đây.

“Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh”, là sách được giải cao nhất của Hội Nhà văn Việt Nam trong cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sách đề tên tác giả: “Lê Xuân Đức Dạy văn, Viết văn, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Đại biểu quốc hội khóa VIII”.

 “Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh” có hai phần. Phần I “Thơ tiếng Việt” và phần II “Thư chữ Hán”. Những gì Lê Xuân Đức viết trong phần I rất khó xác minh đúng sai, kiểm chứng thông tin. Vì nhiều đoạn, Lê Xuân Đức kể giống như chính mình là người chứng kiến mà không hề chú thích theo nguồn tài liệu nào. Bởi vậy, chúng tôi không thể lại “đi tìm xuất xứ” những dòng Lê Xuân Đức viết. Tuy nhiên, phần thơ chữ Hán số lượng hơn 30 bài, nhác qua đã thấy tới nửa số bài có vấn đề. Và “vấn đề” ở đây cũng không có gì mới. Tức cái sai vẫn mang dấu ấn của Lê Xuân Đức: “chữ tác đánh chữ tộ”, phá hỏng nguyên tác thơ Hồ Chí Minh, và đạo văn.
I.CHỮ TÁC ĐÁNH CHỮ TỘ:
1. Bài “Tặng Bùi công”:
Câu "Khán thư sơn điểu thê song hãn" (Lúc xem sách chim rừng vào đậu ở cửa sổ).
Chữ "hãn" trong “song hãn” nghĩa là cái song cửa, một âm đọc khác là “can” trong từ “lan can”-hàng chấn song cửa (chữ hãn có bộ mộc chỉ nghĩa và bộ can ghi âm) bị viết thành chữ “hãn” (chữ hãn có bộ thủchỉ nghĩa và bộ can ghi âm) nghĩa là: “Chống giữ ② Chống cự, như hãn cách 扞格 chống cự”. (Hán -Việt từ điển-Thiều Chửu). Như vậy, Nguyên tác thơ Hồ Chí Minh: 看書山鳥棲窗杆 (Xem sách chim rừng vào đậu ở cửa sổ) qua tay Lê Xuân Đức bị biến thành: 看書山鳥棲窗 và bắt buộc phải hiểu là: Xem sách, chim rừng vào đậu cửa ở sổ nhưng bị ngăn lại (!)
2.Bài “Vô đề”:
Câu "Quân cơ quốc kế thương đàm liễu" (Việc quân việc nước đã bàn xong). Chữ liễu trong nguyên tác thơ Hồ Chí Minh nghĩa là xong, rồi, bị viết thành chữ liệu (có bộ mục) có nghĩa là: mắt sáng, hiểu rõ. Căn cứ "nguyên tác" của Lê Xuân Đức, ý nghĩa của câu thơ sẽ thành: Mắt vẫn sáng để bàn chuyện quân cơ quốc kế, hoặc: Khi bàn việc quân việc nước vẫn  hiểu rõ (!?)
3.Bài “Tư chiến sĩ”:
Câu "Dương quang hòa noãn báo tân xuân" (Ánh mặt trời ấm áp báo mùa xuân mới đã sang). Chữ "báo" trong nguyên tác thơ Hồ Chí Minh có nghĩa là báo tin, bảo cho biết (động từ) bị Lê Xuân Đức viết thành chữ "báo" có nghĩa là con báo (danh từ chỉ động vật): 陽光和暖新春 Như thế, nguyên tác thơ bị biến thành: Ánh mặt trời ấm áp mùa xuân đến cùng...con báo (!)
4.Bài “Gửi đồng chí Trần Canh”:
Câu "Hùng sư bách vạn tất thính lệnh" (Trăm vạn hùng binh đều nghe lệnh) chữ "tất" nghĩa là đều, hết, tất cả, bị phiên âm thành "đất"-một từ không hề có trong Hán tự.
5. Bài “Ngọ quá thiên giang”:
Câu "Thiên giang, giang ngạn mãn xuân tương" (Bên bờ sông Thiên, sương xuân đã phủ đầy). Nguyên tác chữ Hán "Thiên giang, giang ngạn" 遷江江岸 (Bên bờ con sông Thiên) bị Lê Xuân Đức viết thành "Thiên giang, thiên ngạn"遷江遷岸. Chữ “thiên” có nghĩa là dời đổi, “Thiên ngạn” nghĩa là Bờ con sông Thiên đã bị dời đi nơi khác phủ đầy sương xuân (!). 
  Đáng chú ý, trong sách "Tinh hoa thơ Hồ Chí Minh" của Lê Xuân Đức (NXB Văn học-2010) câu "Thiên Giang, giang ngạn" lại bị ông đánh hỏng đi kiểu khác. Đó là ông phân tích: "Thiên Giang giang" là sông Thiên Giang (sông Thiên)". Thế là Lê Xuân Đức chẳng hiểu gì về ngữ pháp Hán văn, chẳng hiểu gì về con sông Thiên. Bởi "Thiên giang" đã có nghĩa là sông Thiên rồi. Chữ "giang" thứ hai phải gắn với chữ "ngạn": "giang ngạn" thành nghĩa "bờ sông": Thiên Giang, giang ngạn" là bờ con sông Thiên. Nếu cắt chữ "giang" sang thành cụm từ "Thiên Giang giang" như Lê Xuân Đức thì bỏ chữ "ngạn" đi đâu ?
....... 
(Bài tạm gỡ để sửa chữa, nâng cấp. Kính mong bạn đọc thông cảm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét