6 thg 12, 2020

“SỞ” TRONG CÂU “ĂN CÓ SỞ Ở CÓ NƠI” NGHĨA LÀ GÌ?

 


HOÀNG TUẤN CÔNG


“Từ điển tục ngữ Việt”
(Nguyễn Đức Dương – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh – 2010) giảng:Ăn có sở; ở có nơi: Ăn thì nên chọn những thứ hợp sở thích mà ăn; ở thì nên chọn những nơi thuần hậu mà cư ngụ”. (chú thích: “sở dt. Sở thích [nói tắt]”.

Tuy nhiên, soạn giả hiểu sai nghĩa của từ “sở”, nên diễn giải sai, và dẫn đến giải thích sai cả hai vế, cũng là sai cả câu.

“Sở” đây có nghĩa là “nơi, chốn”, mà Hán ngữ đại từ điển giảng là “xứ, địa phương(處所;地方), chứ không phải “sở” là “sở thích”. Từ điển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập): “sở • Chốn, nơi <> xứ-sở.”; Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức): “sở I Nơi, chốn, thửa <> ở yên sở. Một sở ruộng. Nghĩa rộng: Nơi có đông người làm việc <> Sở xe lửa”.

Người Thanh Hóa khi trách mắng ai đó sống không ngăn nắp, vật dụng để lộn xộn, thường nói: “Đồ đạc để chẳng có sởmỗ gì cả!” (đồ đạc, vật dụng để tùy tiện, không đúng chỗ). Theo đây, “sở” () có nghĩa là nơi chốn; mà “mỗ” () cũng là phiếm chỉ sự vật, họ tên người hoặc nơi chốn nào đó (như mỗ danh ; mỗ xứ ).

Như vậy, trong câu “Ăn có sở, ở có nơi” thì “sở” đối với “nơi”, đều phiếm chỉ địa điểm. Trong tiếng Việt, chưa bao giờ “sở” được hiểu là nói tắt của “sở thích” như Nguyễn Đức Dương chú thích. Ăn có sở ở có nơi” chính là dị bản đồng nghĩa của “Ăn có nơi, chơi có chốn”; “Ăn có chỗ, đỗ có nơi”; “Ăn tuỳ nơi, chơi tuỳ chốn”, và dị bản gần nghĩa: “Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn”.

HTC/2020

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét