Hình ảnh gợi lên ký ức đau buồn của hàng triệu người không thuộc về "bên thắng cuộc". Ảnh: ST |
Hình ảnh gợi lên ký ức đau buồn của hàng triệu người không thuộc về "bên thắng cuộc". Ảnh: ST |
Giàn bìm bìm chống nóng cho mái tôn Ảnh: ST |
“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Bìm bìm đâu dám leo nhà gạch: Bìm bìm là thứ dây leo rất e ngại khi leo vào các nhà gạch (vì cái nóng kinh khủng toả ra từ nó có thể thiêu cháy dễ dàng cả dây bìm bìm tươi). Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Đã hèn mọn thì chớ có bám víu vào các quý ông cao sang mà dễ bị thiệt đến thân”.
Cả nghĩa
đen lẫn nghĩa bóng soạn giả đều giảng không chính xác.
Bìm bìm (Ipomomea hederacea Jacq) thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), chữ gọi “khiên ngưu” 牽牛. Đây cũng là tên vị thuốc Bắc chữa phù thũng, thông đại tiểu tiện…
Hình minh hoạ: ST |
"Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương): "Mẻ không ăn cũng chết: Mẻ mà chẳng ăn thì cũng chết (nên có để dành được đâu mà cố để dành) Hay dùng để khuyên mọi người chớ có dè sẻn những thứ không thể để dành được mà uổng công”.
Soạn giả giải thích nghĩa đen không
đúng, dẫn đến nghĩa bóng cũng sai hoàn toàn. Ở
đây dân gian nói mẻ mà không được ăn thì cũng chết, chứ đâu phải không ăn đến mẻ thì nó cũng chết?
“Mẻ” là con gì?
-“Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê-Vietlex): “mẻ • d. chất chua làm bằng cơm nguội để lên men, dùng làm gia vị khi nấu thức ăn”.
Minh hoạ trong "Tiếng Việt 3" Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Đây là một câu tục ngữ không có gì khó hiểu, nhưng vẫn bị soạn giả giải thích sai hoàn toàn.
"Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương) |
“Tay vơ chẳng tày miệng lúm Tay dù giỏi
thu vén (đến mấy chăng nữa vẫn chẳng kiếm được nhiều của) bằng những kẻ má lúm
đồng tiền. Hay dùng để chỉ rõ lợi thế của nhan sắc so với tài thu vén trong việc
kiếm tiền”.
Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa mà soạn giả giảng, thì phải chữa câu tục ngữ thành: “Tay vơ chẳng tày má lúm”. Còn ở đây, dân gian đang nói “miệng lúm”, sao lại hiểu thành “má lúm đồng tiền”?
Minh hoạ: ST |
Nói về việc bị vu oan giá hoạ,
thành ngữ Việt Nam có câu “Gắp lửa bỏ tay người” (dị bản Gắp lửa bỏ bàn tay; Bỏ lửa
tay người; Gắp than bỏ tay người…).
Cũng ám chỉ chuyện vu oan giá hoạ, thành ngữ Hán có câu gần nghĩa “Di thi giá hoạ” 移屍嫁禍 (Đem xác chết để vu vạ cho người). Khác với “Gắp lửa bỏ tay người”, “Di thi giá hoạ” còn được xem như một mưu kế hãm hại đối phương. Võ Mị Nương (tức Võ Tắc Thiên) từng áp dụng mưu kế độc ác này khi tự tay bóp chết đứa con đẻ của mình để vu oan cho Hoàng hậu.
Người đàn ông có chiếc ô hoa và con lợn ế ở chợ Bắc Hà(*) Ảnh, chú thích: FB Nguyen Nguyen |
Tục ngữ Việt Nam có câu “Chẳng ai bán đắt mà ngồi chợ trưa”. “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Chưa từng thấy ai lại ưa bán đắt để phải ngồi lì ngoài chợ cho tới tận trưa (mới được ra về). Hay dùng để dặn mọi người chuyên buôn bán chớ có tham một vài món lợi nhỏ mà tự làm khổ chính mình”.
Tuy nhiên, cả nghĩa đen và nghĩa bóng
soạn giả đều giảng không chính xác.
Xưa kia chợ sáng thường họp rất sớm và đến đến nửa buổi là bắt đầu tan chợ. Cả kẻ bán lẫn người mua đều tính toán sao cho việc mua bán kết thúc sớm để trở về nhà, có khi đường rất xa. Bởi thế, “chợ trưa” hiểu theo nghĩa bóng chỉ tình trạng ế ẩm, quá lứa lỡ thì, mà Việt nam tự điển (Lê Văn Đức) giảng là: “chợ trưa • (B) Gái về già, lỡ-thời: Em về giục mẹ cùng cha, Chợ trưa dưa héo kẻo mà buồn thay (CD).
Tranh của Hoạ sĩ Nguyễn Quốc Thắng |
Ông Hà Văn Ban sinh thời làm Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Một hôm ông đến thăm Hội Văn học nghệ thuật. Nói về sản xuất nông nghiệp, ông Hà Văn Ban dẫn ra một câu tục ngữ phổ biến của dân tộc Thái: “Chưa có trâu sắm trâu trước, chưa có vợ sắm vợ sau”.
NÔNG HỒNG DIỆU
TPCN - 20/8/2017- Vụ “bắt lỗi” cuốn từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân khiến không ít người “sốc”. Bởi lẽ, đây không phải một sự “bắt lỗi” giản đơn bằng một vài bài phê bình nhỏ lẻ, mà “bắt lỗi” bằng cả một công trình với tên gọi: “Từ điển Tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công, một cái tên còn xa lạ với phần đông độc giả.
LĐO-9/8/2017: “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” vừa xuất bản đã tạo nên một nguồn cảm hứng trong giới đọc sách. Hay quá, một sách khảo cứu về Từ điển tiếng Việt của một vị giáo sư tên tuổi, nhưng bản thân cuốn sách như một cuốn từ điển mới về tiếng Việt.
Côn đồ xông vào một nhà hàng đập phá Ảnh: Theo TTV |
Thành ngữ Việt có câu “Áp đáo tại gia” 壓到在家, có nghĩa “xông đến nhà để gây sự”. Trong kho tàng thành ngữ tục ngữ Việt, thì đây là một trong những câu liên quan đến luật tục, hình án. Tuy cấu tạo toàn Hán, nhưng có lẽ đây là bản Việt tạo, nên không thấy xuất hiện trong Hán ngữ.
Minh hoạ: VTV |
Tục ngữ
Hán có câu “Dần dạ nhập nhân gia, phi gian tức đạo” 寅/夤夜入人家非奸即盜, có nghĩa: Đêm hôm khuya khoắt mò vào
nhà người ta, không gian dâm cũng trộm cắp.
“Dần” 夤夜 trong câu tục ngữ được hiểu theo nghĩa sâu (đêm), khuya. “Dạ” ở đây cũng có nghĩa là đêm khuya. Cấu trúc “dần dạ” 夤夜 được hiểu = nửa đêm, đêm hôm khuya khoắt.
Bài trên Tuổi Trẻ (cuối tuần) |
(Lưu Tuổi trẻ Cuối tuần)
TTCT 13/9/2017- Giáo sư Nguyễn
Lân là một tên tuổi lớn trong làng chữ nghĩa, nhất là về phương diện từ điển.
Đọc lý lịch của ông, thấy những nơi ông từng học, từng làm việc, ai cũng phải kiêng nể: tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (đồng môn với các giáo sư Đặng Thai Mai, Hoàng Ngọc Phách, Ca Văn Thỉnh...), từng giảng dạy văn sử ở Trường Thăng Long, Chu Văn An (Hà Nội), Quốc Học (Huế), từng học ở khu học xá Quảng Tây (Trung Quốc), từng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội từ ngày đầu thành lập, từng được phong là Nhà giáo nhân dân...
HOÀNG DŨNG
(Lưu Bài gốc trên Báo Phụ Nữ TPHCM)
PNO: 2000 cuốn thuần học thuật với giá không hề rẻ mà chỉ trong vòng một tuần bán hết veo và nhà xuất bản phải tính đến chuyện tái bản. Đấy là một sự kiện chưa từng có.
Hai người cách nhau 64 tuổi. Một được đào tạo về dân tộc học, làm công tác khuyến nông ở một tỉnh lẻ, gần như vô danh trong chuyên ngành từ điển, nghiên cứu là chuyện tay trái, sau khi hoàn thành công việc tại cơ quan. Một dạy đại học, nổi danh trong giới nghiên cứu, với danh hiệu Nhà giáo nhân dân, giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ, suốt đời cặm cụi làm từ điển, là tác giả và đồng tác giả của gần 10 cuốn từ điển.
Gia đình trâu Tranh của Hoạ sĩ Tô Chiêm |
Pháo nổ, nêu vươn;
Mai khoe, đào nở.
Canh Tý kỷ, mai sớm về
vườn;
Tân Sửu
niên, đêm nay chạm ngõ.
Tiện dịp hội dịp hè,
tống Tý vương cuốn gói, tán lan man sự thế sự đời;
Nhân ngày tư ngày tết,
mừng sửu Đế lên ngôi, phiếm nhăng nhít chuyện Trâu chuyện Ngọ .
Nhóm Mười Hai, Cọp
ngậm ngùi xếp kế, bọn rồng rắn ắt phải kính danh;
Hàng Thập Nhị, Trâu
đĩnh đạc ngôi nhì, lũ gấu beo dám đâu thất thố.
Ngôi Bắc Đẩu, trên cao
rạng lấp lánh song hành;
HOÀNG TUẤN CÔNG
Nghinh xuân Sơn dầu của Trần Thế Vĩnh |
Con trâu có tên chữ là “ngưu” 牛, hay “thuỷ ngưu” 水牛. Chữ “thuỷ” trong “thuỷ ngưu” ý chỉ tập tính thích đầm mình trong nước của loài vật này. Hán ngữ đại từ điển mô tả về loài “thuỷ ngưu” như sau:
“Thuỷ ngưu là một giống trâu có sừng lớn đâm ngang, cong về phía sau như hình vầng trăng non, lông thưa thớt màu đen xám, tuyến mồ hôi kém phát triển, thường thích đầm mình trong nước. Thuỷ ngưu là sức kéo chủ yếu của người phương Nam nước ta [tức Trung Quốc – HTC] canh tác ruộng nước”. [水牛: 牛的一種.我國南方耕種水田的主要力畜.角粗扁向後彎,作新月形,毛灰黑而稀疏,汗腺不發達,常喜浸水中].
Đám cưới chuột Tranh dân gian Đông Hồ |
Trong
số 12 con giáp, Tí 子 (chuột) là con vật nhỏ bé nhỏ,
hèn mọn, nhưng lại chễm chệ chiếm ngôi đầu. Và kỳ lạ thay, dù bị loài người tìm
trăm phương ngàn kế tiêu diệt, họ hàng nhà chuột vẫn hưởng một suất nắng mưa chẳng
đến đầu, sống chung một nhà với con người, đời nối đời sinh con đẻ cái. Dân
gian nói rằng “Vạn thiên cầm thú tôn vi tý/Thập nhị sinh tiêu độc chiếm tiên” (Trăm ngàn con thú tôn là chuột/Mười hai con
giáp riêng đứng đầu) quả không ngoa!
HOÀNG TUẤN PHỔĐấu tố trong CCRĐ
Ảnh: ST
Buổi chiều, trên bãi cỏ người thưa hẳn. Tội phạm Chu Văn
Nhu vẫn đứng đó. Hai cánh tay Nhu gắn chặt vào cái cọc sau lưng, đầu gục xuống,
nghẹo về một bên như người đã chết, chỉ đôi chân không chịu ngã khuỵu. Nhu đã
chết chăng? Án chưa xử xong, chẳng lẽ lại tuyên án một cái xác chết? Ông Chánh
án bảo du kích sờ mũ xem Nhu còn thở không. May quá Nhu chưa chết! Ông nói:
Cảnh đấu tố tại một phiên toà của Toà án đặc biệt trong CCRĐ Ảnh: ST |
Tôi không được xem các biên bản hỏi cung can phạm Chu Văn Nhu, chỉ thấy Đội, cụ thể là anh Đội phó Đoàn Hưng Nông giao cho chép lại Án văn Chu Văn Nhu, với lời dặn sửa chữa lại câu chữ rõ ràng, chính xác, đúng văn phạm. Nội dung Án văn luận tội và kết tội Nhu địa chủ cường hào gian ác phản quốc hại dân, Toà án đặc biệt xét xử mức án Tử hình!
Cây nhãn Tổ ở nhà bác Tuý Trưởng họ Hoàng thôn Nhân Lý là chứng nhân của CCRĐ 1956 Ảnh: HTC |
Trần Thiện Thính tức Cúng độ ngoài 30 tuổi, dáng người nho nhã,
phong độ nghệ sĩ tài hoa, không ngờ lại là ác ôn!
Thính Đồn trưởng lính nguỵ, đeo lon quan Một, cai quản vùng Đông Cảo-Từ Hồ. Nhưng qua hai đêm phát động quần chúng tố cáo Đồn trưởng quan Một Trần Thiện Thính, chúng tôi không thu lượm được kết quả như mong muốn. Chỉ nghe quần chúng nói: Cứ sáng sớm, Thính quân phục chỉnh tề, đầu tóc chải suôn mượt, tay lăm lăm khẩu súng lục dẫn đầu đội lính nguỵ đi càn quét du kích, lùng sục cộng sản. Thính nổ ba phát súng lục, bọn lính nguỵ cũng bắn chỉ thiên đì đùng, không chết ai.
Tường của một căn nhà hoang ở thôn Nhân Lý Ảnh: HTC |
Mãi
chiều tà chúng tôi mới về đến trụ sở Đội. Tại văn phòng, anh Đội trưởng đang ngồi
trước bàn giấy xét xử mấy vụ xin ly hôn.
Anh Đội trưởng tên gì, quê quán ở đâu, tôi không dám tò mò hỏi. Các đội viên cũng chỉ gọi là "đồng chí Đội trưởng". Anh tuổi chừng 30, người khôi ngô tuấn tú, nghe đâu là bộ đội, chức vụ đại đội trưởng, được điều động làm công tác CCRĐ. Anh có quyền cho mấy chị đã lấy chồng là con địa chủ được ly hôn, nhưng bản thân họ phải thuộc thành phần bần cố trung nông, do cán bộ địa bàn cấp giấy chứng thực.
Triển lãm CCRĐ: "Hiện vật trong một không gian ngôi nhà của địa chủ Việt Nam". Ảnh và chú thích: Báo Dân Trí |
Ông cán
bộ Đội phẩy bàn tay làm hiệu dẫn tôi vào nhà bác Tống, hiện đã bị tịch thu làm Văn phòng trụ sở Đội. Anh Đội phó lấy cơm nguội cho tôi ăn, xà phòng cho tôi tắm
rửa, thay quần áo sạch sẽ, rồi bảo ngồi vào cái bàn nhỏ kê ở góc phòng. Trên
bàn đặt sẵn tập giấy trắng, bút mực và hai mảnh giấy viết nguệch ngoạc.
Từ nhà thờ họ Hoàng nhìn ra là cánh đồng lúa nếp làng Nhân Lý Ảnh: HTC |
Tôi
bị Đội giam lỏng trong căn nhà bếp hai gian, không cửa sổ, cửa chính toang hoang,
vì cánh cửa mất đã lâu, lỗ bản lề trông như cặp mắt toét.
Không còn bếp núc gì. Chỉ có mấy hòn gạch vỡ ám khói đen, cái nồi đất sứt miệng và một cái giường hẹp, lưa thưa vài nan vạc trơ trọi, thiếu cả manh chiếu rách. Tôi ngồi ghé vào cạnh giường, ngửa mặt nhìn lên mái nhà dột nát. Một luồng ánh nắng rọi chiếu chính mặt. Quả đúng là “Chạy trời không khỏi nắng”! Lúc này tôi không giận ai, oán ai, biết phận mình nó thế, chỉ thấy buồn…
Minh hoạ sưu tầm từ "Người đưa tin" |
“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí
Minh – 2010) giảng: “Bé chẳng vin cả gãy cành: Lúc còn bé mà chẳng cho vin (vào những thứ
cứng cáp) thì ít nữa lớn lên ắt có thể bị gãy cả cành. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ
thật: “Lúc còn bé mà chẳng lo dạy dỗ thì khi lớn lên rất khó nên người”. (chú:
“vin vt. (cổ) Nương tựa vào (cái cứng cáp để có thể đứng vững được)”.
Bàn thờ ngày giỗ Tổ họ Hoàng ở Hưng Yên Nem chua và sen hồng đem từ Thanh Hoá |
Ngày một buổi, tôi đi bộ qua cầu tre
sông Lực Điền, lên Thượng Tài dạy lớp Ba, trường dân lập của xã đặt tại nhà
dân. Tối về tôi dạy lớp bình dân cho người lớn tuổi ngay tại nhà thờ họ. Tiền
lương trả bằng gạo của cả hai nơi chừng 30-35kg/tháng.
Cuộc sống tạm ổn. Tôi gửi thư về nhà dì dượng nhắn bố mẹ về Hưng Yên quê xưa để lánh nạn một thời gian, chờ “yên hàn” sẽ tính liệu sau. Năm đồng bạc tôi để lại đã hết vèo từ lâu, bố mẹ tôi phải ăn xin dọc đường từ thị xã Thanh Hóa ra Hà Nội, xuống Hưng Yên gần 200km.
Mái ngói nhà thờ họ Hoàng ở làng Nhân Lý-Yên Mỹ-Hưng Yên Ảnh: HTC |
Cụ giáo nói tiếp:
-Tôi đã ngồi dạy trường Tiểu học huyện lỵ, có một học trò tên Hoàng Xuân Giao học lực thường nhưng hạnh kiểm rất tốt. Một hôm ông thân sinh cậu Giao mời tôi sang chơi nhà. Nhà ông giàu có, những 30 mẫu ruộng, nhà ông anh gọi là ông Tiên Vợi - Tiên chỉ làng Nhân Lý còn giàu có hơn, ruộng đất những hơn 80 mẫu! Tôi nhớ trong bữa rượu, ông Tiên Vợi có kể họ Hoàng ở đất ấy đông, chiếm hơn nửa làng nên làng bầu ông làm Tiên chỉ, điều mà ông không muốn. Họ Hoàng Nhân Lý có những 5 chi, anh em ông Tiên Vợi thuộc chi thứ 4, nhưng nhiều người lại bảo chi thứ 3. Ông là kẻ hậu sinh chẳng rõ thế nào. Đáng lẽ họ còn đông hơn nữa, bởi Hoàng tộc có một chi thất lạc…
Lăng mộ vợ chồng Đào Kỳ - Phương Dung Ảnh: St |
Nhà cụ giáo kín cổng cao tường, trong ngoài vắng vẻ. Đầu xuân chắc trẻ già đi chơi cả, ở nhà còn mình cụ đang ngồi xem một quyển sách to dày cộp. Cụ giáo gấp sách, buông kính đứng lên đón chúng tôi như bạn bè thân quý. Chúng tôi cúi đầu lễ phép chắp tay kính chào thầy giáo. Cụ giáo đáp lễ chúng tôi cũng bằng động tác y hệt đầy vẻ khách sáo mà trong Thanh đã từ lâu không thấy ai còn làm như vậy. Có lẽ cụ giáo vốn được đào tạo như vậy trong lò luyện đức luyện tài dưới chế độ cũ trước 1945, một kiểu thi lễ đã bị phê phán là phong kiến!
HOÀNG TUẤN PHỔ
Cầu Quan ngày nay |
Theo lời chỉ dẫn của ông chủ,
đường về ấp Nhân Lý chẳng bao xa. Nhưng làng quê xưa đất Tổ của tôi sao hoàn toàn
khác với trí tưởng tượng của tôi! Nó giống như một làng mới tái lập sau trận địch
càn quét lớn! Thì ra đây là vùng địch chiếm đóng và làng tôi là một làng cách mạng,
dân quân du kích hoạt động ác liệt chống giặc, sẵn sàng hy sinh tất cả!
Ôi, sự thật vẫn là sự thật…Đúng như người ta nói đây là ấp Nhân Lý.
HOÀNG TUẤN PHỔ
Trở
lại con đường đẹp nhất miền Bắc: Gia Lâm-Bắc Ninh, Bắc Ninh-Gia Lâm. Tôi dừng lại
một quán hàng mượn cớ uống nước để hỏi thăm đường.
Hàng này bán bánh trôi nước. Không phải chiếc bánh mà viên bánh còn nguyên màu bột trắng toát. Quê tôi ngày Tết có loại bánh rán tròn lớn hơn bánh trôi một chút, lúc mới nặn cũng màu bột trắng, lăn hạt vừng bên ngoài đem rán chín bằng mỡ lợn rồi tẩm mật thành sắc đỏ nâu đẹp. Và trong nhà tôi, hồi lên sáu lên bảy, tôi còn thấy một cái môi đan rất khéo, thưa, bằng nan vầu gác trên giàn bếp. Bà tôi nói đó là cái vợt dùng để vớt bánh trôi nước. Bà tôi còn giải thích: nhà ta vốn xưa quê ngoài Bắc, đầu năm làm bánh trôi nước, nên không quên tục cũ. Nhưng khoảng mấy chục năm nay không làm nữa, vì xung quanh không có ai, chỉ một mình nhà ta thì “cầy” (kỳ) quá!
HOÀNG TUẤN CÔNG
“Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn
ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập “láo lếu”, “lếu láo” và giải thích:
-“LÁO LẾU tt. Như lếu láo. “Mấy thằng quen thói láo lếu, kém giáo dục, vừa đứng chờ lấy cơm vừa chửi bới tục tĩu” (VN, 17-3-90, 10)”.
Đền Trang Liệt Ảnh: St |
Không
cần câu trả lời của tôi, cụ già dừng lại mở giỏ lấy ấm rót cho mình và cả cho
tôi chén chè hương nụ vối:
-Chúng ta đang nhớ lại chuyện hay sử cũ. Chúng ta không đi đâu mà phải vội vội vàng vàng, cứ thong thả mới gọi là thưởng thức cái hay và vẻ đẹp của nó phải không cậu? Hương vị chè nụ vối bây giờ mới thật ngấm. Cậu biết không? Đây mới là chè vối Kinh Bắc chính phẩm. Tiếc cậu không phải là người Kinh Bắc mà lại quê Thanh Hoá gốc Hưng Yên. Thanh Hoá là đất anh hùng nhưng mà cái anh vua Lê chúa trịnh dở ệt!
HOÀNG TUẤN PHỔ
Tôi
phóng một mạch qua cầu Gián Khuất, Phủ Lý, rồi đến Hà Nội. Đất Kinh Kỳ nổi tiếng
“Hà Nội băm sáu phố phường” có khác. Phố nào cũng đông đúc, phường nào cũng nhộn
nhịp. Tôi không dám dừng lại Hà Nội, hỏi thăm ngay đường lên Bắc Ninh.
Ảnh minh hoạ: ST |
Tôi ăn xong, bà quán rót cho tôi hơn nửa bát nước vối cuối cùng trong ấm. Chao ôi! Chát đến khén cả họng. Thấy tôi nhăn mặt, bà nhẹ nhàng cười: “Chịu khó uống chát. Đàn bà sinh đẻ chuyên trị nước chè vối đặc khắm để tiêu cơm, tiêu độc!”.
HOÀNG TUẤN PHỔ
Cây chè hoang quen sống lang thang vô định nơi
sườn núi ven sông suối, đánh bạn với gió núi mây ngàn, bỗng chốc theo người “hạ
sơn” kết duyên cùng đất đồi Sánh – Lược. Ở đây mưa nắng thất thường, mùa hè có
khi nắng táp, mùa thu không ít mưa dầm. Về thổ nhưỡng cũng không đều, chỗ này
giàu kali, nơi kia lắm mùn hữu cơ feralitphat, nhưng đồi thấp nói chung dễ bị rửa
trôi như chỉ khoác trên mình tấm áo mỏng chịu sao nổi gió mưa. Phổ biến đồi thấp
Yên Lược kết vón đá ong ở tầng trên hoặc tầng dưới, phản ứng chua PH kali từ
10,0 – 5,2, hàm lượng mùn nghèo... như dãy đồi thấp tiếp nối Yên Trường, Phúc Bồi,
Phúc Địa...
Lúa mống Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
“Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học xã hội – 2013) thu thập và giải nghĩa: “MẦM MỐNG dt. Cái mới chớm nở, mới phát sinh. Những mầm mống của sự chia rẽ bè phái”.
Thực ra, “mầm mống” là từ ghép đẳng lập: “mầm” là phần mới nhú ra từ hạt, sinh trưởng thành cây sau này, nghĩa rộng, nghĩa bóng là nguồn cơn, cái gốc, cái khởi phát vấn đề (như ươm mầm; gieo mầm; mầm ác; lúa mầm = lúa ngâm cho nứt thành mầm rồi luộc lên cho vịt ăn, hoặc làm mồi đánh cá rô); “mống” cũng có nghĩa là mầm (như lên mống; mọc mống; lúa mống = lúa chín bị ngập nước, hoặc vì không thu hoạch, phơi sấy kịp nên bị lên mầm).
“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh – 2010) giảng: “Ăn có sở; ở có nơi: Ăn thì nên chọn những thứ hợp sở thích mà
ăn; ở thì nên chọn những nơi thuần hậu mà cư ngụ”. (chú thích: “sở dt. Sở thích [nói tắt]”.
Tuy nhiên, soạn giả hiểu sai nghĩa của từ “sở”, nên diễn giải sai,
và dẫn đến giải thích sai cả hai vế, cũng là sai cả câu.
“Sở” 所 đây có nghĩa là “nơi, chốn”, mà Hán ngữ đại từ điển giảng là “xứ, địa phương” (處所;地方), chứ không phải “sở” là “sở thích”. Từ điển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập): “sở • Chốn, nơi <> xứ-sở.”; Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức): “sở • I Nơi, chốn, thửa <> ở yên sở. Một sở ruộng. Nghĩa rộng: Nơi có đông người làm việc <> Sở xe lửa”.