Hình ảnh gợi lên ký ức đau buồn của hàng triệu người không thuộc về "bên thắng cuộc". Ảnh: ST |
Theo tôi, giải thích như vậy là hời hợt.
Về nghĩa đen, “chỗ đau” ở đây chỉ vết thương chưa lành, thường nằm ở vị trí như đầu gối, cùi tay, đầu ngón chân…nên hay đụng phải. Tuy nhiên, dẫu không nằm ở vị trí “nhạy cảm” ấy, thì với vết thương ở bất cứ đâu, chỉ cần “đụng” nhẹ một cái cũng đau. Trong khi những chỗ khác, thì dù có va chạm, xô đẩy cũng không ai để ý. Bởi vậy, người ta có cảm giác “chỗ đau” là chỗ “hay đụng” phải so với những chỗ khác.
Nghĩa bóng: với người mang nỗi đau tinh thần, thì chỉ cần một lời nhắc nhớ, gợi lại của bất cứ ai, bất cứ điều gì tương tự, dù vô tình hay hữu ý, dù nặng hay nhẹ, cũng đủ đụng chạm đến ký ức, khiến người ta cảm thấy đau đớn, buồn tủi.
Câu tục ngữ là lời tự thán về cảnh ngộ của ai đó, nhưng cũng là lời cảm thông, nhắc nhở, tránh đụng chạm đến nỗi đau của người khác.
30/4/1975, với tôi đó là niềm vui chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 20 năm với biết bao chết chóc đau thương cho cả hai miền Nam-Bắc. Nhưng trong sâu thẳm, đó là sự kiện gợi lại nỗi đau lớn của cả dân tộc, không chỉ với "hàng triệu người buồn", mà cả với "hàng triệu người vui" có lương tri.
Kêu gọi hoà giải dân tộc, xoá bỏ hận thù giữa hai miền Nam-Bắc, nhưng nếu mỗi năm đôi ba lần say sưa với "chiến thắng", say sưa kể chuyện Bắc đánh Nam "vẻ vang" thế nào, giết Nam "oanh liệt" ra sao...thì đó không còn là chuyện "hay đụng" nữa, mà là mang dao kéo cắt cứa vào vết thương chưa lành của "hàng triệu người buồn", của hàng triệu người Việt Nam biết đau nỗi đau khôn cùng của cuộc chiến trớ trêu hơn 20 năm huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, chết chóc đau thương ở cả hai miền Nam-Bắc.
HTC/4/2021
Bài viết rất hay.
Trả lờiXóa