27 thg 7, 2018

“XẤU NHƯ MA CŨNG THỂ TRÀ CON GÁI”

Ảnh; FB Quốc Trung Lê

Hoàng Tuấn Công

Tục ngữ “Xấu như ma cũng thể trà con gái”, được các nhà biên soạn từ điển giải thích khá thống nhất:
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung) giải thích: xấu như ma cũng có thể trà con gái Dù xấu xí nhưng đang ở độ trẻ trung mạnh khoẻ (vẫn được ưa chuộng)”.
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): “xấu như ma cũng thể trà con gái (Trà là trạc tuổi) Ý nói: Dù là người xấu nhưng mà trẻ trung mạnh khoẻ”.

14 thg 7, 2018

CÃI NHAU NHƯ MỔ BÒ

Hình minh họa sưu tầm

Hoàng Tuấn Công

Bài “Cãi nhau như mổ bò” (saigonocean.com) tác giả Lại Thị Mơ viết: “Hồi nào tới giờ tôi cứ nghe người ta nói cãi nhau như mổ bò. Thật tình sống ở thành phố, chưa bao giờ tôi được chứng kiến cảnh mổ bò như thế nào, nên cũng không hiểu tại sao khi mổ bò phải cãi nhau. Chắc là cãi nhau dữ lắm nên người ta mới ví như vậy”.

23 thg 6, 2018

“MẠ NĂN NO LĂN NO LÓC, LÚA NĂN CÒN ĂN BẰNG GÌ”

Muỗi hành (Sâu năn)
                                                            Ảnh: ST

Hoàng Tuấn Công

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): “Mạ năn no lăn no lóc, lúa năn con (sic) ăn bằng gì. (năn: lá mạ, lúa cuộn tròn như dọc hành). Một kinh nghiêm làm ruộng: thấy mạ có năn lẫn vào thì biết là lúa vụ ấy hạt mẩy có năng suất cao, nếu lúa có năn thì thu hoạch kém”.

16 thg 6, 2018

CHIÊM KHÔN HƠN MÙA DẠI

Lúa vụ xuân ở Thanh Hoá 2018
Ảnh: HTC

HOÀNG TUẤN CÔNG

-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): Chiêm khôn hơn mùa dại Người tốt mà dại thì thua thiệt kẻ xấu mà khôn”.
-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): Chiêm khôn hơn mùa dại. (chiêm khôn: thứ gạo chiêm già nắng, hạt nhỏ và đanh; mùa dại: thứ gạo mùa hạt to và đục). Một kinh nghiệm chọn gạo: thường gạo mùa hơn gạo chiêm, nhưng gạo chiêm vẫn ngon hơn thứ gạo mùa xấu”.

1 thg 6, 2018

“AI NUÔI CHÓ MỘT NHÀ, AI NUÔI GÀ MỘT SÂN”

Ở nông thôn xưa, bờ dậu chỉ đơn sơ thế này
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG
Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP Hồ Chính Minh, 2010) đưa ra 3 dị bản đồng nghĩa:
-Mục “Ai nuôi chó một nhà; ai nuôi gà một sân” chú dẫn “Nh. Chẳng ai nuôi chó một nhà, chẳng ai nuôi gà một sân”.

25 thg 5, 2018

“ĂN TRỘM CÓ TANG, CHƠI NGANG CÓ TÍCH”


Tham tụng Hà Tông Huân phá án gian dâm giết người
HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân) giải thích: “ăn trộm có tang, chơi ngang có tích Nói những kẻ gây rối trong xã hội”.

Dĩ nhiên, đây là lời giảng hoàn toàn sai. Soạn giả nhầm lẫn với “đầu trộm đuôi cướp” hoặc “du thủ du thực” chăng?  

10 thg 5, 2018

XẤU DÂY TỐT CỦ

HOÀNG TUẤN CÔNG

Bài “Cánh nam giới gầy có đúng là xấu dây tốt củ”? (Gia đình.NET.VN) viết: “Cánh nam giới chẳng may sở hữu thân hình gầy gò thường bị chê là “còm nhom” gầy thế “làm ăn” được gì hay gầy thế thì “teo” hết cả…Thường những người này phản kháng lại bằng cách "chém gió" rằng mình thuộc diện “xấu dây tốt củ”.Thực tế có đúng như lời các quý ông gầy nói không?”.

6 thg 4, 2018

ĐÍT BỒ TRÔN VẠI ĂN HẠI CHỒNG CON


Tranh: Nguyễn Thanh Bình
HOÀNG TUẤN CÔNG
      
Trong khá nhiều sách từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam mà chúng tôi có trong tay, duy chỉ “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh-2010) thu thập và giải thích: Đít bồ trôn vại, ăn hại chồng con. Đít mà to như cái bồ, (lỗ) trôn mà lớn như cái vại (là hai nét hay gặp ở những ả đàn bà) chuyên ăn hại chồng con”.

Tiếc rằng, tác giả “Từ điển tục ngữ Việt”, mới chỉ dừng ở mức diễn giải nội dung câu tục ngữ, chứ chưa giải thích tại sao dân gian lại nói như vậy. Mặt khác, cách diễn giải còn có chỗ chưa đúng, thậm chí là sai nặng. Cụ thể:


31 thg 3, 2018

NGHE HƠI NỒI CHÕ

Nồi chõ ngoài xôi nếp, còn xôi bánh, xôi thịt cá
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Bài “Nghe hơi nồi chõ” (báo Tuổi trẻ Online, 2/2005) viết: “theo từ điển tiếng Việt nghĩa đen “nghe hơi nồi chõ” là nghe tiếng hơi nước trong chõ đồ xôi, do phải nghe qua thành nồi bịt kín nên khó đoán định đúng độ sôi của nước bên trong”.

Sách “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Nghe hơi nồi chõ Thăm chừng xem hơi có bay lên trong nồi chõ không (để đoán xem cái đang đồ đã chín chưa). Hay dùng để ví với việc quen đoán già đoán non qua những tin đồn thất thiệt tình cờ nghe được”.

25 thg 3, 2018

SÁCH “TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS. NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU” ĐƯỢC TRAO GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ 3 (2018)


Ba thành viên Ban giám khảo
(Nhà NC Hoàng Dũng, Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà thơ Hoàng Hưng)
và 3 trong số 5 tác giả (hàng trước) được nhận Giải Văn Việt lần thứ 3 (2018)
Hai chiếc ghế trống là của hai tác giả không thể đến nhận Giải.
Ảnh: BTC Giải

Hoàng Tuấn Công

Sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” (Hoàng Tuấn Công-NXB Hội Nhà văn 2017) đã được trao Giải Văn Việt lần thứ 3 (2018). Tác giả Hoàng Tuấn Công không thể vào Sài Gòn nhận giải được, nhưng đã gửi Diễn từ tới Ban  tổ chức buổi trao giải.

17 thg 3, 2018

ĐỌC "CHUYỆN LÍNH TÂY NAM"



HOÀNG TUẤN CÔNG

Tôi là người lính bộ binh, tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam,…Bốn năm đầy hy sinh gian khổ, với rất nhiều bạn bè đồng đội tôi đã không trở về…Chính họ đã nhắc tôi kể lại câu chuyện Tây Nam này, dù tôi không phải là nhà văn, nhà báo (…) Cũng bởi ngại ngần chưa dám nhờ ai, nên tôi tự mình viết luôn lời tựa cho cuốn sách này, như một người lính được lệnh bước lên dưới quân kỳ, tự giới thiệu mình trước mặt hàng quân…

Tôi đã lập tức bị cuốn hút và phấn khích ngay từ trang đầu tiên, cũng là lời tựa ngắn gọn, giản dị mà đầy kiêu hãnh của chính tác giả. Và dù đã được biết đến “Chuyện lính Tây Nam” qua lời giới thiệu ấn tượng của Nhà báo Trương Huy San, từng nghe chuyện những người lính từ chiến trường Campuchia trở về, nhưng những dòng hồi ức của Trung Sỹ vẫn đem đến cho tôi bao nhiêu bất ngờ và cảm xúc.

15 thg 2, 2018

BA NGÀY TẾT VÀ MÂM CỖ TẾT

Mâm cỗ Tết của gia đình TS Nguyễn Xuân Diện
Ảnh: NXD
Hoàng Tuấn Công

Tục ngữ có câu“Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Nhiều nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển cho rằng, vì phải thực hiện nghi lễ cúng bái, rồi bận tiếp khách, lại thêm khách đến ăn giỗ nhiều hơn dự kiến…nên mới bị đói vào ngày giỗ cha; trong khi Tết, nhà nào cũng có cỗ, đi đâu cũng được mời ăn…nên no đủ(1). Tuy nhiên, giải thích như vậy là chưa thấy hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của cái Tết trong tâm thức người Việt.

13 thg 2, 2018

MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU

Ảnh minh hoạ: Sưu tầm
Hoàng Tuấn Công
Xưa kia, ngày đầu năm thường có những chú chó vô chủ, vì hoảng loạn “chạy pháo” Tết rồi quên đường về. Đói khát, chúng lần mò vào làng tìm thức ăn. Chỉ cần mon men đến đầu ngõ nhà ai, những chú chó lạc này sẽ được chủ nhà dụ vào, cho ăn uống tử tế, và nếu “ưng bụng” ở lại, nó sẽ được chủ nhà sẵn lòng “cưu mang”. Ngược lại, hễ thấy bóng con mèo lạ đến nhà, thì lập tức sẽ bị chủ nhà hò hét đánh đuổi. Ấy là quan niệm dân gian, bất kể ngày Tết hay ngày thường “Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu”.

11 thg 2, 2018

CHÓ TRÊN TRỐNG ĐỒNG VÀ ĐỒ ĐỒNG ĐÔNG SƠN

                                                                                                               HOÀNG TUẤN CÔNG


Chó săn hươu trên rìu Việt Trì và Quốc Oai
Bài viết của Hoàng Tuấn Công cách đây đúng 24 năm: Giáp Tuất 1994, đăng trên tạp chí Tia Sáng. Nhân năm Mậu Tuất 2018, xin giới thiệu tới bạn đọc.

Chó là loại vật nuôi được con người thuần hoá rất sớm. Trên trống đồng và đồ đồng thuộc nền văn hoá Đông Sơn, còn để lại nhiều tượng và hình khắc chó rất sinh động phong phú, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của con người thời bấy giờ. 

7 thg 12, 2017

"TRÍ THỨC VIỆT" MÀ THẾ NÀY SAO?

Sách của Nhóm "Trí Thức Việt"
Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG


Mấy năm gần đây, thị trường xuất hiện một loại sách được giới thiệu là “Tủ sách Việt Nam Đất nước - con người”, phần tác giả có cái tên gây chú ý: “NHÓM TRÍ THỨC VIỆT biên soạn”.

Sao chép vô tôi vạ:
Bộ sách của “Nhóm Trí Thức Việt” gồm hàng chục cuốn về các chủ đề khác nhau”, với những tên sách hấp dẫn, dễ tiếp cận. 

1 thg 12, 2017

ĐÀN ÔNG ĐỐN NHÀ, ĐÀN BÀ ĐỐN ÁO

Ảnh minh hoạ: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào-NXB Văn học, 2008): “Đàn ông đốn nhà, đàn bà đốn áo. (đốn: cắt bỏ bớt). Những việc cần kiêng kị để tránh xảy ra tai hoạ, theo mê tín”.

-“Từ điển tiếng Việt” (Ban Biên Soạn Chuyên Từ Điển New Era-NXB Từ điển bách khoa, 2013): “Đàn ông đốn nhà, đàn bà đốn áo: Những việc cần kiêng kị để tránh xảy ra tai hoạ, theo mê tín”.

30 thg 11, 2017

BBC VIỆT NGỮ VÀ NHỮNG BÌNH LUẬN XUNG QUANH CUỐN SÁCH "TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS. NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU"

Nhân bàn về chuyện cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền, BBC Việt ngữ có những bình luận khá thú vị xung quanh cuốn "TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS. NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU" (Xem từ phút thứ 19): 




P/S: Nhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên có một chút nhầm lẫn: Người từng viết phê bình từ điển của GS. Nguyễn Lân [đầu những năm 2000] là Lê Mạnh Chiến, chứ không phải Lê Anh Chiến (có lẽ ông đọc loạt bài của Lê Mạnh Chiến trên talawas).

21 thg 11, 2017

NHÂN SÁCH “TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS.NGUYÊN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU” PHÁT HÀNH TẠI THANH HOÁ.

Nơi phát hành sách "Từ điển tiếng Việt của GS.Nguyễn Lân
Phê bình vào Khảo cứu"
HOÀNG TUẤN CÔNG
Sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” đã phát hành trên toàn quốc được gần 4 tháng (kể từ 31/7/2017).
Không thể nói hết được những khó khăn, trắc trở trong suốt chặng đường dài tìm kiếm giấy phép xuất bản. Có lúc tưởng chừng bế tắc hoàn toàn. Khi ấy, nhiều người khuyên tôi tìm cách xuất bản ở hải ngoại. Nhưng tôi nói, tôi muốn cuốn sách phải được ra đời ở nơi mà mọi người Việt Nam đều nói tiếng mẹ đẻ-thứ tiếng đang được cuốn sách bàn đến- chứ không phải một nơi nào khác.

18 thg 11, 2017

SỢ NHƯ BÒ THẤY NHÀ TÁNG

HOÀNG TUẤN CÔNG

Đây là một trong những thành ngữ mà các nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển khá thống nhất trong cách giải thích nghĩa đen:

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): “SỢ NHƯ BÒ THẤY NHÀ TÁNG (Ngày xưa đám ma có nhà táng là đám ma nhà giàu mà nhà giàu làm đám ma thường mổ bò làm cỗ). Ý nói: Sợ điều gì có thể làm hại đến mình”.

13 thg 11, 2017

TRAO ĐỔI VỚI PHẠM VÕ THANH HÀ, (KỲ I-phần 2): “HIỂU TIẾNG VIỆT SAO CHO ĐÚNG”

Một bức đại tự
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

    (phần II)
[xem phần I]

6.PVTH cho rằng:
“6. Về cách hiểu cụm từ "chí cha chí chát" (tr.160), HTC cũng chỉ đúng… một nửa. Anh có lý khi cho rằng đấy không phải cảnh “đi lại nhộn nhịp” (như cách NL giải thích) nhưng sai khi chỉ giới hạn nó trong “âm thanh của những vật cứng va đập vào nhau” cũng như quả quyết: “không thể là âm thanh của giày dép”. 

11 thg 11, 2017

TRAO ĐỔI VỚI PHẠM VÕ THANH HÀ, (KỲ I): “HIỂU TIẾNG VIỆT SAO CHO ĐÚNG”?

Cau thường được trồng ở không gian rộng
thoáng đãng, để tạo cảnh đẹp và cho quả
Anh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Trên báo “Lao Động” (23/9/2017) có bài “Từ Nguyễn Lân đến Hoàng Tuấn Công – hiểu tiếng Việt sao cho đúng!” của Phạm Võ Thanh Hà (PVTH), góp ý về cuốn “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công.

18 thg 10, 2017

"ĐỒNG TA CÒN ĐẤT VỚI TA THÔI"!

Ảnh minh hoạ: ST
 HOÀNGTUẪN CÔNG

Vài lời thưa: Hôm nay đứng nhìn những cánh đồng vụ đông sau khi nước rút chỉ còn lại bùn đất, bỗng nhớ tới bài này đăng trên Tạp chí “Xứ Thanh” cách đây 10 năm (2007). Lần ấy viết nhân nhớ về một trận trận đại hồng thuỷ trước đó 10 năm (1997). Thế rồi, 10 năm sau (2017), một trận đại hồng thuỷ nữa lại tràn qua xứ Thanh.

23 thg 9, 2017

LÀNH LÀM GÁO, VỠ LÀM MUÔI

Minh hoạ: Sưu tầm
HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, GS Nguyễn Lân giải thích: “lành làm gáo, vỡ làm muôi (sọ dừa có thể dùng làm gáo hoặc làm muôi) Nói cách sử dụng người hoặc vật theo đúng khả năng”.

Câu tiếp theo “Lành làm thúng thủng làm mê” được soạn giả chú dẫn “Như câu trên”.

5 thg 9, 2017

VỀ BÀI “CUỐN SÁCH ‘BẮT LỖI” GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN MẮC NHIỀU SAI SÓT” CỦA THANH HẰNG (P. II)

             HOÀNG TUẤN CÔNG
                     (xem kỳ I)

6. GS Nguyễn Lân giảng: “rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn (Tháng chín thì rau muống tàn lụi, rất hiếm) Có ý nói: Thức ăn hiếm, nàng dâu tốt dành cho mẹ chồng. Song cũng có người cắt nghĩa trái lại, cho rằng: Rau muống tháng chín cứng, nàng dâu chẳng ưa mẹ chồng dọn cho mẹ chồng ăn”.

Chúng tôi đã đưa ra ý kiến “Có thể loại trừ cách lý giải thứ nhất, lựa chọn cách thứ hai”, bởi cách hiểu thứ nhất không có cơ sở thực tế. Vì “rau muống tháng chín” không ngon, mà cũng chẳng lành (đây cũng là đặc điểm của nhiều loại rau quả “trái tiết” khác). Từ xa xưa, dân gian ý thức rất rõ điều đó, nên rau quả trái mùa không bao giờ được ưa chuộng, thậm chí bị coi là độc[2]. 

4 thg 9, 2017

VỀ BÀI “CUỐN SÁCH ‘BẮT LỖI' GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN MẮC NHIỀU SAI SÓT” CỦA THANH HẰNG (P.I)

Hai cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân
Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG

Ngày 1/9/2017, báo điện tử INFONET (Bộ Thông tin vàTruyền thông) đăng bài “Cuốn sách ‘bắt lỗi’ giáo sư Nguyễn Lân mắc nhiều sai sót” của Thanh Hằng. Dựa vào ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học, Thanh Hằng cho rằng, tác giả “Từ điển tiếng Việt của GS.Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu”, đã “mắc nhiều sai sót”.

Ban đầu, chúng tôi chọn cách im lặng thay câu trả lời, bởi bài viết của Thanh Hằng đã không đảm bảo những nguyên tắc tối thiểu trong tranh luận học thuật (chúng tôi sẽ nói rõ ở đoạn cuối của phần II bài viết). Tuy nhiên, vì không muốn phụ lòng độc giả đã gửi link bài viết của Thanh Hằng và đề nghị phản hồi(*), nên chúng tôi xin có đôi lời thưa lại như sau:

2 thg 9, 2017

BÒ GIÀY PHẢI MŨI

Hình minh hoạ: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong lời tựa sách “Tục ngữ phong dao”, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc - người có đóng góp đáng kể trong nghiên cứu, sưu tầm văn hoá dân gian hồi đầu thế kỷ XX-viết: “Ngày nay, ai là người đã lưu tâm đến quốc văn, quốc tuý mà không lo sợ rằng những câu lý thú tối cổ của ông cha để lại, mà tức là cái kho vàng chung cho cả nhân loại, nếu không chịu mau mau thu nhặt, giữ gìn lấy, thì tất mỗi ngày một sai suyễn, lưu lạc đi thực là đáng tiếc”.

12 thg 8, 2017

TỪ “HÀN MẶC” ĐẾN “HÀN MẠC”

         
Bút làm bằng lông cánh chim
Đồ hoạ" ST
         HOÀNG TUẤN CÔNG
     
       Năm 2014, Nhà xuất bản Văn học tái bản “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân - một cuốn sách có nhiều sai sót, số lượng tái bản tới 4.000 cuốn. Bất bình với chuyện này, chúng tôi (bút danh Hoàng Tuấn Công) có bài “Vài lời nhân từ điển của GS. Nguyễn Lân được NXB Văn học tái bản” đăng trên Blog Tuấn Công Thư Phòng (2/12/2014). Trong đó, chúng tôi đưa ra một đoạn giả tưởng (về suy nghĩ của soạn giả từ điển) như sau (xin trích):

29 thg 7, 2017

“SỢ HÙM, SỢ CẢ CỨT HÙM”


HOÀNG TUẤN CÔNG

    “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân-1989), giải nghĩa: “sợ hùm, sợ cả cứt hùm (T) Nghĩa là: Đã sợ ai, sợ cả những kẻ hầu hạ người ấy”. Hơn mười năm sau, trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (2000), GS Nguyễn Lân giữ nguyên cách giảng, và thêm phần ví dụ: “sợ hùm sợ cả cứt hùm • ng. (tục) Đã sợ ai, sợ cả những kẻ hầu hạ người ấy <> Ngày xưa, người dân phải đến cửa quan thì sợ hùm sợ cả cứt hùm”.

Sách “Từ điển thành ngữ-tục ngữ-điển tích Việt Nam” (Nhóm biên soạn Lê Văn Đức, hiệu đính Lê Ngọc Trụ-NXB Thanh Niên, 2004) thu thập bản khác, có liên quan đến nghĩa đen: “Sợ cọp chớ ai sợ cứt cọp tng. Kiêng oai, sợ thế lực của một ông quan hay một ông nhà giàu; chớ cái thứ lính lệ hay tôi tớ của nhà giàu thì ai mà kiêng, mà sợ!”

22 thg 7, 2017

BA VOI KHÔNG ĐƯỢC BÁT NƯỚC XÁO


         HOÀNG TUẤN CÔNG

       Phần lớn từ điển tiếng Việt chỉ giải thích nghĩa bóng, với dị bản “Mười [trăm] voi không được bát nước xáo”:
          -Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Nhóm Vũ Dung): Mười voi không được bát nước xáo [Nấu xáo voi; Tràng ba mươi khoát không được một tấc; Trăm voi không được bát nước xáo] (nước xáo: nước luộc thịt) Ba hoa khoác lác, hứa hẹn suông, nói thì to tát, mà rốt cuộc chẳng có gì cả”.

15 thg 7, 2017

“THƯỢNG ĐIỀN” và “HẠ ĐIỀN”

Thi cấy lúa tại Lễ hội Xuống đồng ở Hà Nam
(Quàng Yên- Quảng Ninh) năm 2007
Ảnh: báo Quảng Ninh
HOÀNG TUẤN CÔNG

“Thượng điền” là nghi lễ nông nghiệp của những cư dân trồng lúa nước. “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh giải thích rõ ràng như sau: “thượng điền上田 Đám ruộng tốt nhất, khác với trung-điền, hạ-điền; Tục lệ nhà nông khi bắt đầu ra làm ruộng, mỗi năm có lệ tế Thần-nông, tế xong mới rủ nhau ra cày ruộng, gọi là lễ Thượng-điền”.

1 thg 7, 2017

KHÔNG NÊN HỒ ĐỒ VỚI "THẤU CẢM"

HOÀNG TUẤN CÔNG
MInh hoạ: ST

Tuần qua, báo chí và mạng xã hội bình luận sôi nổi về đề thi ngữ văn THPT năm 2017, với đoạn văn đọc hiểu, trích dẫn từ sách “Thiện, Ác và Smartphone” của tác giả Đặng Hoàng Giang (NXB Hội nhà văn, 2017). Xin trích:

10 thg 6, 2017

“CHÀNG” HAY “TRÀNG”; “VẠT ÁO” HAY “CỔ ÁO?”

Để chiếc áo được phẳng phiu không có cách
nào hơn là cầm, xách lên ở vị trí cổ áo
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu “Áo cứ tràng, làng cứ xã” (dị bản “Áo cứ tràng, làng cứ lý trưởng”). Tuy nhiên, “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân) lại đưa ra một dị bản lạ: “Áo cứ chàng, làng cứ xã”, và giải thích: “Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình”.
Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (biên soạn sau “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” hơn 10 năm), GS Nguyễn Lân giữ nguyên cách hiểu: “áo cứ chàng, làng cứ xã • ng. chê người có tính ỷ lại, không biết tự mình lo việc cho mình <> Chị ta dạo này thì áo cứ chàng, làng cứ xã, chẳng muốn làm ăn gì”.

3 thg 6, 2017

CẬU ẤM, CÔ CHIÊU


Ảnh:ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sách “1575 thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm” (Lê Gia), mục “Cậu ấm cô chiêu – Cậu ấm sứt vòi”, tác giả Lê Gia giảng như sau:

Chữ “ấm” (cũng đọc là “âm”): Bóng mát. Sự che chở cho. Chữ “ấm” (cũng đọc là “ẩm”): Cho uống nước. Cho nên ta cũng gọi cái bình tích thuỷ, cái nồi nấu nước là “cái ấm”. Chữ “chiêu”: Cái ấm để nấu nước trà. Có người nói: “Chiêu từng miếng nước”; “cô chiêu”: Con gái nhà quan lớn nhưng vì là con gái nên không được tập ấm. Nhưng vì chữ “ấm” có nghĩa là bóng che và là cái ấm, cùng nghĩa với chữ “chiêu” là cái ấm, nên dù cô gái không được “tập ấm”, không được gọi là “cô ấm”, thì nay gọi tạm là “cô chiêu”, nó cũng có nghĩa là “cô ấm” (có danh, không có thực); “Cậu ấm sứt vòi”: Như trên, cậu con trai này mang hai cái tên là “tập ấm” và “cái ấm”, nên nếu cậu là người hư hỏng, bất tài thì ví cũng như cái ấm bị sứt mẻ mất cái vòi thành ra đồ bỏ”.(*)

27 thg 5, 2017

MÀI MỰC RU CON, MÀI SON ĐÁNH GIẶC

"Nhân phi ma mặc, mặc ma nhân"
(Người không mài mực, mà mực mài người)
Minh hoạ: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Các nhà biên soạn từ điển giải thích tục ngữ “Mài mực ru con, mài son đánh giặc”, rất khác nhau:
Nhóm thứ nhất:
-“Từ điển thành ngữ Việt Nam” (Viện ngôn ngữ học – Nhóm Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành) giải thích: “Mài mực ru con, mài son đánh giặc (Các đồ nho) vừa giúp việc nhà, vừa giúp việc nước Nhiều nhà nho chúng ta chẳng quản mài mực ru con, mài son đánh giặc”.

26 thg 5, 2017

DI TÍCH LỊCH SỬ HOÀNG NGHIÊU SƠN, TOÀ THÀNH ĐÁ HÙNG VĨ

Bia đá trong Thung Chim, thuộc quần thể
Hoàng Nghiêu Sơn
                               Ảnh: Báo GĐ&XH
HOÀNG TUẤN PHỔ

Nằm ở giáp giới ba huyện: Nông Cống, Đông Sơn và Quảng Xương, Hoàng Nghiêu Sơn làm tiền án cho ngàn Nưa - núi Nưa... Theo tài liệu cũ, Hoàng Nghiêu Sơn dài gần 10 dặm, nhiều ngọn cao thấp nhấp nhô quây quần bên nhau họp thành gia đình núi soi bóng lung linh xuống sông Hoàng Giang, tựa như non trong lòng nước, nước ôm lấy non, cũng xứng danh chốn non nước hữu tình. 

21 thg 5, 2017

“HỒ” TRONG “HỒ CHÍ MINH” CÓ PHẢI LÀ “HỒ NƯỚC”?


Chữ Hồ trong Hồ Chí Minh
Ảnh: ST trên một trang mạng TQ
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sáng nay (21/5/2017), tình cờ đọc bài do GS Trần Đình Sử chia sẻ trên FB:  “Giả thuyết về ẩn ý tên Người – Hồ Chí Minh” (Báo “Giáo dục Việt Nam" - 19/5/2017) của Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh.

Lời giới thiệu của toà soạn: “Nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh (Trường Đại học Tiền Giang) chia sẻ một bài viết về giả thuyết ẩn ý trong họ tên của Người - Hồ Chí Minh”.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh  đặt vấn đề:

Vào năm 1940, ở tuổi “tri thiên mệnh”, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quyết định đổi tên thành Hồ Chí Minh và giữ mãi họ tên này.
Điều khó hiểu nhất là tại sao Người lại chuyển từ họ Nguyễn sang họ Hồ, phải chăng Người có ẩn ý?

20 thg 5, 2017

“HOÀNG TRÙNG” LÀ CON GÌ?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Siêu nhân châu chấu
Minh hoạ: Sưu tầm

Trong bài phú “Hoàng trùng trập khởi” (tạm hiểu là “Dịch hại hoàng trùng”, tác giả (Khuyết danh), có viết:
“Ăn muốn ăn cho tiệt, của ông cha gì sắm để mà nghĩ tình dãi nắng dầm mưa;
Phá muốn phá cho tiêu, vật mồ tổ chi sẵn dành mà đoái sức cày sâu cuốc cạn.         
Trăm họ ai ai đều kết oán, giết mỏi tay, rượt mỏi cẳng, giống bây sinh quá lẹ, một đêm rồi coi thế cũng như;
Nghìn người kẻ kẻ chẳng bị hư, xô hết sức, đuổi hết hơi, loài bây ở vô nghì, giây phút lại càng thấy y lệ”[1].

13 thg 5, 2017

MẠ GIÀ RUỘNG NGẤU

Ruộng lúa cấy phải mạ già,
chỉ sau ba tuần lúa đã trổ bông
(xã Hoằng Quỳ-Hoằng Hoá-Thanh Hoá - 2008)
Ảnh: Văn Hùng (báo NNVN)
HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân) giải thích: “Mạ già ruộng ngấu Đó là những điều kiện tốt để tăng năng suất lúa”.


-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Mạ già ruộng ngấu: Mạ càng già và ruộng càng ngấu (thì lúa càng chóng lên xanh và mùa màng càng dễ bội thu)”.

6 thg 5, 2017

“ĐÁNH NHAU CHIA GẠO, CHÀO NHAU ĂN CƠM”

Một cảnh chia thịt ở làng
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG


Đây là câu tục ngữ khá thông dụng, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng. Cụ thể là các nhà biên soạn từ điển:

-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Đánh nhau chia gạo; chào nhau ăn cơm: Đánh nhau là chuyện hay gặp khi chia gạo (vì gạo là thứ mọi người đều thiếu vào thời ấy); mời nhau là chuyện hay gặp khi ăn cơm (vì đó là thứ nghi thức phổ cập rộng khắp tại Bắc bộ và Bắc Trung Bộ ngay cả vào thời nay).

-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam trong hành chức” (PGS.TS Đỗ Thị Kim Liên chủ biên): “Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm (Đánh nhau chia thóc, mời nhau ăn cơm): Mâu thuẫn giữa những người sống trong làng với nhau là: Lúc chia gạo thì đánh nhau nhưng lúc ăn cơm thì lại chào nhau”.