25 thg 8, 2016

"LÀNG QUÊ BÀ TRIỆU", KỲ 3: "NHỮNG NGƯỜI KHỔNG LỒ"

Triệu Ẩu đuổi giặc Ngô
Tranh dân gian (ST) 
         HOÀNG TUẤN PHỔ

Thuở trời đất mới mở mang, vùng núi Nưa có một ông Khổng Lồ. Ông Khổng Lồ được Ông Trời giao cho việc cùng thần Núi, thần Sông xếp đặt lại núi và sông sao cho đẹp mắt mà vẫn chia đều để chỗ nào cũng có núi, có sông. Sau khi sắp đặt xong, Ông Trời rất ưng ý, nhưng con người lại không bằng lòng vì đi đứng, làm ăn đều khó khăn. Họ luôn luôn kêu trời khiến Ông Trời bị điếc tai không chịu nổi, buộc phải sai thần Núi, thần Sông sắp đặt lại để con người đi dứng dễ dàng, làm ăn tiện lợi. Thần Núi vốn tính lười nhác, kêu mệt, nằm nhoài, đánh ngủ. Thần Sông quen thói quanh co, viện lý do bận rộn, khất lần. Ông Trời đành lại gọi người Khổng Lồ làm thay thần Núi, thần Sông.

21 thg 8, 2016

LÀNG CỔ XỨ THANH: LÀNG QUÊ BÀ TRIỆU, KỲ 1 "MIỀN NÚI NƯA".

Núi Nưa nhìn từ xã Tân Ninh
                             Ảnh: Quốc Anh (Báo SK&ĐS)
    HOÀNG TUẤN PHỔ
            I-MIỀN NÚI NƯA
Các sách sử ký không chép rõ Bà Triệu người huyện nào. Nhưng khi chính sử thiếu sót thì dã sử giá trị như sự bổ khuyết cho lịch sử. Mọi truyền thuyết, ca dao dân gian đều khẳng định Bà Triệu quê ở huyện Nông Cống, miền núi Nưa. Tuy nhiên, vài ba chục năm gần đây, mấy quyển sử thuộc loại tài liệu chính thống lại công bố huyện Quân Yên (tức huyện Yên Định nay) mới là quê hương Bà Triệu. Với người học sử, được mở rộng tầm nhìn, thêm một quan điểm lý thú. Song, với người đọc sử, vấn đề trở nên rắc rối, vì quan điểm mới chưa đủ sức bác bỏ quan điểm cũ, một cách nhìn nhận truyền thống lâu đời đã in sâu vào nếp cảm nghĩ của họ qua nhiều thế hệ.

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 3)

       
                          HOÀNG TUẤN PHỔ
                    (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

 Học hết lớp đệ nhị, tôi phải chuyển sang hệ phổ thông 9 năm, chia 3 cấp; Cấp I: lớp 1,2,3,4; cấp II: lớp 5,6,7; cấp II: lớp 8,9, rút ngắn hai năm so với trước. Tôi xin thi vào lớp 7, Trường Sư phạm tiểu học Hoàng Văn Thụ, đặt tại làng Thành Tín, bên cạnh trường Đào Duy Từ ở làng Cốc Thuận. Thi vào lớp 7, nhưng không đủ tuổi, tôi phải xuống lớp 6. Khi nhà trường kiểm tra sắp xếp lớp, lại tụt thêm một bậc nữa: lớp 5! Học được một thời gian, tôi thấy chán, vì thầy giảng kiến thức cũ, cộng thêm đường sá quá xa xôi những năm, sáu chục cây số, mỗi khi về nhà lấy tiền gạo quá vất vả. Tôi về nhà xin học lớp 7 Trường cấp II dân lập Quảng Ninh, đặt tại làng Dụ Côn, đi bộ mất một tiếng trên quãng đường chừng 6km.

20 thg 8, 2016

"NHỮNG LÀNG CỔ TIÊU BIỂU XỨ THANH", KỲ 1: " VÀI NÉT PHÁC HỌA"

Suối cá Cẩm Lương, Cẩm Thủy
                         Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN PHỔ

Thanh Hóa là miền đất tối cổ, một trong những cái nôi của loài người. Thanh Hóa cũng là bộ Cửu Chân thời Hùng Vương, địa bàn trọng yếu của cư dân nước Văn Lang, chủ nhân nền Văn minh sông Mã. Do đó, Thanh Hóa không chỉ có 4.000 năm lịch sử góp phần xứng đáng nhất vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước; Thanh Hóa còn đi qua những chặng đường tiến hóa nhiều vạn năm trước. Từ thuở khai sinh, tính thống nhất của miền đất Tổ quốc này rất cao, như một xứ sở thiêng liêng không thể chia cắt, luôn luôn được bồi đắp suốt chiều dài lịch sử và không ngừng tôi luyện trong ngọn lửa đấu tranh…

19 thg 8, 2016

"ĐƯỜNG ĐI", HAY "ĐƯỜNG TẮT"; "TỐI", HAY "RỐI"?

Lối tắt
            Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Có một câu tục ngữ Việt hiện tồn tại ít nhất ba dị bản được các nhà sưu tầm, biên soạn từ điển thu thập và giải nghĩa (chúng tôi nhấn mạnh những chỗ khác nhau để bạn đọc dễ theo dõi): "Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng"; "Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng"; "Đường TẮT hay RỐI, nói dối hay cùng".

14 thg 8, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ II)

Cây đa đầu làng Đoài

Ảnh: HTC
           HOÀNG TUẤN PHỔ
           (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)


Nhà ông Tộc trưởng ở đầu làng, trên khu đất rộng thênh thang do chính cụ Tổ Bèo (Bìu) lựa chọn. Vây bọc chung quanh rất nhiều cồn luỹ. Họ hàng phát triển quây quần ngày càng đông. Ông Tộc bảo cụ Tổ tôi: "Nhà tau ở đất ni đẹp nhất làng, giờ thời thế loạn lạc, thấy ông Tộc có máu mặt, tưởng béo mỡ lắm, đứa gian phi mắt la mày lét dòm ngó, rình mò. Nay cho vợ chồng mi ra ở cồn tre đầu ngõ, nghe thấy có động đạt chi thì đánh mõ báo hiệu, tau ở trong ni sẽ liệu cách"...

13 thg 8, 2016

"Đạo" trong "Tiên phong, đạo cốt" nghĩa là gì?

Lý Bạch
Tranh: ST
Tiên phong, đạo cốt-仙風道骨" là một thành ngữ gốc Hán.
          -Từ điển tiếng Việt (Vietlex-2015) giảng: "tiên phong đạo cốt 仙風道骨 [cũ] cốt cách, phong thái của tiên; vẻ đẹp và phẩm cách cao thượng của người không vướng những điều trần tục: một ông lão có dáng vẻ tiên phong đạo cốt".

-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân): "Tiên phong, đạo cốt (Nghĩa đen: Phong thái của người tiên, cốt cách người đạo đức)".

6 thg 8, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn) [Kỳ I]

Cụ Hoàng Tuấn Phổ ở quê (2016)
Ảnh: HTC
       HOÀNG TUẤN PHỔ


Lời giới thiệu của TCTP:

          Xuân Ất Mùi (2015), Cụ thân sinh HTC mừng thọ Tám mươi. Bài thơ “Tự trào tuổi Tám mươi” với lời đề “tặng bạn Nguyễn Khôi-Nhà văn Hà Nội” (trước đó đã có thơ mừng)(1):