Hiển thị các bài đăng có nhãn LÀNG CỔ XỨ THANH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LÀNG CỔ XỨ THANH. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 11, 2016

GIÁP DƯƠNG XÁ (Phần 3 - BÀ CHÚA HẾN)

Sông Mã

Ảnh ST chỉ mang tính minh hoạ
      HOÀNG TUẤN PHỔ

Đất Kẻ Dàng tạo địa thế cho trấn Dương Xá thành nơi đô hội của trấn. Dương Xá tạo điều kiện cho Kẻ Dàng trở nên một vùng sầm uất bậc nhất “ba phủ Thanh Hoa”(1). Dương Xá - Kẻ Dàng nhanh chóng lớn mạnh, phình ra quá cỡ, phải đẻ thêm làng Dàng thứ hai: Dàng Hến. Dàng Bến là Dương Xá cũ, tấp nập trên bến dưới thuyền, chợ búa bán mua trăm thức. Sản vật địa phương có “Cót làng Dàng, tranh làng Đại Khối”. (Tranh lá lợp nhà). Cam Dàng, một giống cam chanh ngon nổi tiếng,.v.v…(2)

29 thg 10, 2016

GIÁP DƯƠNG XÁ (Phần 2 - ĐỀN THỜ HỌ DƯƠNG)

Đền thờ Dương Đình Nghệ
                                    Ảnh: xuthanh.net
 HOÀNG TUẤN PHỔ

Làng Dương Xá thờ Dương Đình Nghệ làm thần tổ, lập đền thờ trên đất thổ cư nhà ông xưa. Trên ban thờ, chính vị Dương Tiết độ sứ, phụ thờ con trai Dương Tam Kha, con gái Dương Thị Nga. Ông bà họ Dương như vậy chỉ sinh hạ được một trai, một gái.
Sử Toàn thưCương mục chép:

8 thg 10, 2016

GIÁP DƯƠNG XÁ (Làng quê Dương Đình Nghệ)

Đền thờ Dương đình Nghệ ở làng Dương Xá
Ảnh: ST
     HOÀNG TUẤN PHỔ

Dương Xá là tên chữ, chữ “Dương” chuyển từ tên nôm cổ: Ràng hay Dàng, tùy theo cách phát âm rung lưỡi (R) hoặc cong lưỡi (D). Từ miền ngược đổ xuôi, sông Mã gặp sông Lương tại nơi thuộc giang phận làng Dàng thành tên ngã ba Dàng. Từ ngã ba Dàng trở xuống đáng lẽ vẫn là sông Lường tức sông Lương thì người ta gọi nhầm sông Mã, lâu ngày hóa quen, cũng như sông Sũ (tên nôm sông Lương) biến ra sông Chu. Một bài thơ khuyết danh nôm cổ tả phong cảnh xứ Dàng:

4 thg 9, 2016

"LÀNG QUÊ BÀ TRIỆU", kỳ 4 "DI TÍCH KHẢO CỔ"

Thanh kiếm được phát hiện ở
khu vực núi Nưa
Ảnh:ST
      HOÀNG TUẤN PHỔ

Năm 1962, Khảo cổ học nước ta ghi nhận một phát hiện quan trọng: trên ngọn đồi thôn Định Kim, tục gọi làng Sỏi (nay thuộc xã Tân Phúc, huyện Nông Cống) xuất lộ di tích một nơi cư trú cổ, rất lớn. Đó là địa điểm khảo cổ học Núi Sỏi. Gọi là núi theo ngôn ngữ dân gian, đúng ra Núi Sỏi hiện thấy thuộc dạng đồi, gò. Núi Sỏi hiện tại chỉ cao 19m so với mặt biển, rộng 250m, dài tới 1.000m, cách đây 2.000 năm chắc cao hơn và dài rộng hơn. Núi Sỏi cách núi Nưa khoảng 1km đường chim bay về phía tây. Di chỉ là tầng văn hóa khảo cổ thời đại đồng thau phủ kín khắp bề mặt gò đồi, từ đỉnh xuống chân, và còn lan cả ra chung quanh, diện tích gần một triệu mét vuông. (Qua nghiên cứu bước đầu là 910.000m2). 

25 thg 8, 2016

"LÀNG QUÊ BÀ TRIỆU", KỲ 3: "NHỮNG NGƯỜI KHỔNG LỒ"

Triệu Ẩu đuổi giặc Ngô
Tranh dân gian (ST) 
         HOÀNG TUẤN PHỔ

Thuở trời đất mới mở mang, vùng núi Nưa có một ông Khổng Lồ. Ông Khổng Lồ được Ông Trời giao cho việc cùng thần Núi, thần Sông xếp đặt lại núi và sông sao cho đẹp mắt mà vẫn chia đều để chỗ nào cũng có núi, có sông. Sau khi sắp đặt xong, Ông Trời rất ưng ý, nhưng con người lại không bằng lòng vì đi đứng, làm ăn đều khó khăn. Họ luôn luôn kêu trời khiến Ông Trời bị điếc tai không chịu nổi, buộc phải sai thần Núi, thần Sông sắp đặt lại để con người đi dứng dễ dàng, làm ăn tiện lợi. Thần Núi vốn tính lười nhác, kêu mệt, nằm nhoài, đánh ngủ. Thần Sông quen thói quanh co, viện lý do bận rộn, khất lần. Ông Trời đành lại gọi người Khổng Lồ làm thay thần Núi, thần Sông.

21 thg 8, 2016

LÀNG CỔ XỨ THANH: LÀNG QUÊ BÀ TRIỆU, KỲ 1 "MIỀN NÚI NƯA".

Núi Nưa nhìn từ xã Tân Ninh
                             Ảnh: Quốc Anh (Báo SK&ĐS)
    HOÀNG TUẤN PHỔ
            I-MIỀN NÚI NƯA
Các sách sử ký không chép rõ Bà Triệu người huyện nào. Nhưng khi chính sử thiếu sót thì dã sử giá trị như sự bổ khuyết cho lịch sử. Mọi truyền thuyết, ca dao dân gian đều khẳng định Bà Triệu quê ở huyện Nông Cống, miền núi Nưa. Tuy nhiên, vài ba chục năm gần đây, mấy quyển sử thuộc loại tài liệu chính thống lại công bố huyện Quân Yên (tức huyện Yên Định nay) mới là quê hương Bà Triệu. Với người học sử, được mở rộng tầm nhìn, thêm một quan điểm lý thú. Song, với người đọc sử, vấn đề trở nên rắc rối, vì quan điểm mới chưa đủ sức bác bỏ quan điểm cũ, một cách nhìn nhận truyền thống lâu đời đã in sâu vào nếp cảm nghĩ của họ qua nhiều thế hệ.

20 thg 8, 2016

"NHỮNG LÀNG CỔ TIÊU BIỂU XỨ THANH", KỲ 1: " VÀI NÉT PHÁC HỌA"

Suối cá Cẩm Lương, Cẩm Thủy
                         Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN PHỔ

Thanh Hóa là miền đất tối cổ, một trong những cái nôi của loài người. Thanh Hóa cũng là bộ Cửu Chân thời Hùng Vương, địa bàn trọng yếu của cư dân nước Văn Lang, chủ nhân nền Văn minh sông Mã. Do đó, Thanh Hóa không chỉ có 4.000 năm lịch sử góp phần xứng đáng nhất vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước; Thanh Hóa còn đi qua những chặng đường tiến hóa nhiều vạn năm trước. Từ thuở khai sinh, tính thống nhất của miền đất Tổ quốc này rất cao, như một xứ sở thiêng liêng không thể chia cắt, luôn luôn được bồi đắp suốt chiều dài lịch sử và không ngừng tôi luyện trong ngọn lửa đấu tranh…