"Cửu Thúc giấu xương chờ khách hiệp; Võ Tòng giết chị tế hồn anh" Tranh minh hoạ Trung Quốc |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Gái giết chồng, đàn ông ai
giết vợ”, dị bản: “Gái giết chồng, đàn
ông ai nỡ giết vợ”; “Gái giết chồng chứ, đàn ông không ai giết vợ”; “Đàn bà mới
hay giết chồng; chứ đàn ông ít ai
lại nỡ giết vợ”; “Gái giết chồng chứ, đàn
ông không ai giết vợ”.
Tuy có khác nhau chút ít về từ ngữ diễn đạt,
nhưng những dị bản trên đều đồng nghĩa. Vấn đề là tại sao dân gian lại có sự nhận
định mang tính đúc kết này?
-Sách “Kho
tàng tục ngữ người Việt” (Nguyễn Xuân Kính-Nguyễn Thuý Loan-Phan Lan Hương)
chỉ thu thập các dị bản, chứ không trích dẫn giải thích, hoặc đưa ra lời giảng
giải nào.
-“Từ
điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) có thu thập, nhưng thận trọng xếp câu
tục ngữ này vào diện “chưa rõ nghĩa”.
-“Từ
điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân) giải thích đây là “Lời nhận định thiên về đàn ông và có ác ý
với phụ nữ”.
Tại
sao một câu tục ngữ “có ác ý với phụ nữ”
như vậy mà vẫn được dân gian truyền đời?
Thực
ra, câu tục ngữ phản ánh một thực tế lịch sử. Xưa kia trong chế độ “đa thê”,
đàn ông được phép “năm thê bảy thiếp”.
Họ không vì có mới nới cũ, mà là “Năm con
năm nhớ, mười vợ mười thương”! Trong khi nhiều vụ án lại cho thấy, đàn bà
ngoại tình, hoặc bị áp bức, thường thông đồng với kẻ gian phu lập mưu giết
chồng để được tự do đi lại với “tình lang”, hoặc “tự giải phóng” mình ("Anh có tiền riêng cho em mượn ít đồng, Mua
gan công mật cóc thuốc chồng theo anh" (CD); "thuốc chồng" = giết, đầu độc chồng). Bởi vậy,
Luật Gia Long có hẳn điều 254 quy định về “Tội
thông gian và giết chồng, vợ cả” như sau: “phàm thê thiếp nhân vì việc thông gian mà đồng mưu với gian phu trong
việc giết chết chồng của mình thì bị xử tội lăng trì, gian phu thì bị xử trảm
giam hậu”.
Không thấy
có điều luật quy định riêng về tội người chồng thông gian, hay gian dâm với người
đàn bà khác, mà chỉ quy định đối với những trường hợp trái thuần phong mỹ tục,
như: Tội người thân thuộc thông gian; Tội
tăng đạo, tang nhân thông gian; Tội quan chức phạm về thông gian; Tội thông
gian trái đẳng cấp…
Cũng
không thấy luật quy định về việc xử tội người chồng vì thông gian mà giết vợ. Điều
này không có nghĩa luật pháp thiên vị, chỉ xử nặng tay với đàn bà, mà chứng tỏ
chuyện đàn ông giết vợ để được sống với người tình, hoặc “tự giải phóng” mình,
hầu như không xảy ra trong thực tế, nên nhà làm luật đã không có mục quy định
riêng về tội này.
Dĩ nhiên,
trong trường hợp vì lí do nào đó mà người đàn ông giết vợ, sẽ bị xử vào tội “giết người”, hoặc tội “chồng đánh vợ đến chết”. Ví dụ Lệ 7 thuộc Điều 254 Luật Gia Long quy định:
“Nếu người chồng do tình ý riêng đã dung túng
sự gian dâm của vợ, nhưng rồi sau đó lại giết chết cả gian phu và gian phụ ở
ngay tại nơi diễn ra sự gian dâm thì y bị xử theo tội “cố ý giết người”. Nếu như
người chồng đã ép buộc vợ bán gian để có cớ mà giết chết vợ thì xử theo tội “giết
chết người thường” để nghiêm trị. Còn như, người chồng vốn trước đây không có ý
định bán gian nhưng lại dung túng, mà về sau do nhân ý gian trá đòi hỏi đối với
vợ và người ấy đã không đáp ứng nổi đòi hỏi của y, nên bị người chồng giết chết,
thì y theo luật “chồng đánh vợ đến chết” để xử người chồng mang ác tâm ấy vào tội
trảm giam hậu”(1).
Về
tội ngoại tình, trong “Mô tả Vương quốc
Đàng Ngoài”, Samuel Baron cho biết: “nếu người
chồng có địa vị phát hiện vợ ngoại tình, anh ta có thể tự tay kết liễu kẻ lăng
loàn đó cùng với tình nhân một cách tự do. Nếu không tự tay giết, người chồng
có thể đem vợ ra cho voi giày, còn kẻ tình lang kia không sớm thì muộn cũng sẽ
bị xử tử”.([2]
Những
điều Samuel Baron mô tả phù hợp với những gì quy định trong Luật Gia
Long: “Phàm thê thiếp ăn nằm với đàn ông
khác mà chồng y bắt được cả gian phu và dâm phụ ngay tại nơi diễn ra sự gian
dâm và người chồng đã giết chết cả hai tên thông gian đó thì luật không bắt tội;
còn nếu chỉ giết chết có tên gian phu thì tên gian phụ kia sẽ bị khép vào tội
hoà gian và xử chém không tha”.
Điều 254 Luật Gia Long, phần giải thích, nhà làm luật còn nói thêm: Nếu như đã hành động, nhưng chưa gây thương tích, hoặc đã gây ra thương tích, nhưng chưa đến nỗi bị chết, thì thê thiếp ấy bị xếp vào tội chém, còn tên gian phu kia thi y theo luật để xử tội "mưu sát người thường", hoặc khép y vào tội "cố ý hoặc a tòng trong việc đánh người gây ra thương tích cho người ta". Trường hợp kẻ gian phụ (người vợ)
không hề biết được tình ý về chuyện giết người của tên gian phu kia, thì gian
phụ đó vẫn bị khép vào tội xử thắt cổ. Nhà làm luật giải thích: vì kẻ gian phu
giết chết người chồng là do chính sự gian dâm ấy mà ra. Ngược lại, theo Lệ 4, thì nếu người gian phụ tự mình giết chết người chồng của mình và quả tình người gian phu ấy không hề hay biết thì luật chỉ xử người gian phu theo tội về thông gian mà thôi.
Ở Lệ 6, nhà làm luật có chiếu cố đối với sự hối lỗi của gian phụ, nên quy định: "Phàm gian phu giết chết chồng của gian phụ và người gian phụ không hề biết đến sự việc ấy, nhưng khi sự việc xảy ra, người gian phụ lập tức kêu cứu và sau đó làm người đứng đơn để đi thưa trình với quan, hoặc chỉ chỗ để lính đến bắt tên gian phu ấy đem nộp quan, thì chính là vì người gian phụ ấy vẫn còn có cái tâm bất nhẫn đối với người chồng quá cố cho nên được xử theo luật gốc là riêng tội thông gian mà thôi"
Những lệ trên cho thấy, điều 254 với tội danh “giết chồng” đã được nhà làm luật tính toán, quy định rất chi tiết, chặt chẽ.
Ở Lệ 6, nhà làm luật có chiếu cố đối với sự hối lỗi của gian phụ, nên quy định: "Phàm gian phu giết chết chồng của gian phụ và người gian phụ không hề biết đến sự việc ấy, nhưng khi sự việc xảy ra, người gian phụ lập tức kêu cứu và sau đó làm người đứng đơn để đi thưa trình với quan, hoặc chỉ chỗ để lính đến bắt tên gian phu ấy đem nộp quan, thì chính là vì người gian phụ ấy vẫn còn có cái tâm bất nhẫn đối với người chồng quá cố cho nên được xử theo luật gốc là riêng tội thông gian mà thôi"
Những lệ trên cho thấy, điều 254 với tội danh “giết chồng” đã được nhà làm luật tính toán, quy định rất chi tiết, chặt chẽ.
Việc
có đồng ý cho vợ chia tay hay không, hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào quyền của
người đàn ông. Trong
“Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài”,
Samuel Baoron cho biết như sau: “Luật
pháp ở đây cho phép đàn ông ly dị vợ nhưng phụ nữ thì không được phép ly dị chồng,
cũng khó mà ly thân, trừ khi bà ta xuất thân từ gia đình có thế lực và có thể
dùng thế lực đó để can thiệp thì mới
đuổi được người chồng đi”.
Trong khi
đó, người chồng lại có thể rẫy vợ một cách dễ dàng, một khi cô ta phạm vào các
lỗi “thất xuất”, “nghĩa tuyệt”, đôi khi rất cảm tính, như “đa ngôn” (lắm lời); “đố kị”
(ghen tuông),v.v..: “Khi người chồng cự
tuyệt vợ mình, anh ta đưa cho vợ một tờ giấy thông báo anh ta không thèm đoái
hoài gì đến cô ta nữa; cô ta có thể tự giải phóng mình nếu thấy có cơ hội và
cho phép cô được tái giá với người khác. Nếu không có tờ giấy đó thì chẳng ai
dám đến gần người đàn bà kia vì sợ người chồng cũ sẽ đòi lại vợ và kiện cáo lên
quan, khiến cho người đàn ông đến sau gặp rắc rối lớn và thiệt hại đáng kể về
tài chính” (Samuel Baoron, sách đã dẫn).
Về phía người vợ, theo Điều 108, Luật Gia Long, thì người vợ chỉ được phép cải giá, sau thời hạn 3 năm, nếu như người chồng vô cớ mà bỏ nhà ra đi. Hoặc giả người vợ trình với quan trong trường hợp người chồng phạm vào các lỗi "nghĩa tuyệt" như: bán vợ làm nô lệ; bán vợ cho người khác làm vợ; cho thuê hay cầm cố vợ; đánh đập vợ mang thương tích nặng; đánh đập ông bà cha mẹ vợ,v.v..., thì mới được quan xét cho li dị.
Về phía người vợ, theo Điều 108, Luật Gia Long, thì người vợ chỉ được phép cải giá, sau thời hạn 3 năm, nếu như người chồng vô cớ mà bỏ nhà ra đi. Hoặc giả người vợ trình với quan trong trường hợp người chồng phạm vào các lỗi "nghĩa tuyệt" như: bán vợ làm nô lệ; bán vợ cho người khác làm vợ; cho thuê hay cầm cố vợ; đánh đập vợ mang thương tích nặng; đánh đập ông bà cha mẹ vợ,v.v..., thì mới được quan xét cho li dị.
Như vậy,
câu tục ngữ “Gái giết chồng, đàn ông ai giết vợ” xuất phát từ thực tế thân phận của người phụ nữ trong
xã hội Việt Nam thời phong kiến, chứ không phải “nhận định thiên về đàn
ông và có ác ý với phụ nữ”, như GS. Nguyễn Lân đã giảng.
Trong cách sách từ điển chúng tôi có trong tay, cách giải thích của “Từ
điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nhóm Vũ Dung-Vũ
Thuý Anh-Vũ Quang Hào, cơ bản là đúng: “Gái giết chồng, đàn
ông ai giết vợ – Phản ánh một thực trạng xã hội thời phong kiến:
đàn ông được quyền bỏ hoặc lấy nhiều vợ, ngược lại người đàn bà phải
chịu nhiều ràng buộc khắt khe, muốn tự giải phóng khỏi người chồng không
phù hợp, họ thường phải có những hành động tội ác”.(4)
HTC/10/2019
Chú thích:
(1)
“Định
chế pháp luật và tố tụng triều Nguyễn” - TS Huỳnh Công Bá-NXB Thuận Hoá.
(2)
“Mô
tả Vương quốc Đàng Ngoài”, Samuel Baoron – Hoàng Anh
Tuấn dịch, NXB Khoa học xã hội-2019.
(3) Các lỗi
“thất xuất” là: “vô tử” (không có
con); “dâm dật” (lẳng lơ); “bất sự cậu cô” (không phụng sự cha mẹ chồng);
“đa ngôn” (lắm lời); “đạo thiết” (trộm cắp vặt trong gia
đình); “đố kị” (ghen tuông); “ác tật” (mắc bệnh hiểm nghèo như điên, hủi). Các lỗi “nghĩa tuyệt” (tuyệt
hết ân nghĩa vợ chồng) là: người vợ phạm tội thông gian; bỏ trốn nhà chồng
v.v…thì buộc phải bỏ vợ, nếu không người chồng sẽ bị phạt 80 trượng.
Tes
Trả lờiXóaTheo tôi nói và hiểu thế nào cũng có ý đúng. Có thể hiểu theo cách khác như sau: Đời sống vợ chồng là phải sinh con đẻ cái, mà thời nào đi nữa tôi nghĩ tình mẫu tử là thiêng liêng và quý trọng nhất. Giữa rất nhiều lý do, động cơ dẫn đến hành động giết người thì người phụ nữ có nhiều lý do hơn đàn ông. Trong hầu hết lý do đó có thể phụ nữ bị áp bức, bị nhiều đè nén, nhưng cũng có thể vì phụ nữ là "mẹ" "cắt ruột" sinh ra con....
Trả lờiXóa