30 thg 3, 2019

“BÌNH BỒNG” CÓ PHẢI TỪ LÁY?

Cảnh bèo lưu lạc, trôi nổi trên mặt nước
Ảnh: St
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sách “Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ học - Hoàng Văn Hành chủ biên - NXB Khoa học xã hội, 2011), thu thập và giải nghĩa các từ láy:
- “BÌNH BỒNG đgt. (id.). Như bồng bềnh. “Họ vẫn bình bồng trên mặt nước” (VHọc)”.
- “BỒNG BỀNH tt. 1. Ở trạng thái trôi nổi khi lên khi xuống nhẹ nhàng trên mặt nước. Đám bèo trôi bềnh bồng trên sông. “Cánh bèo nhỏ bồng bềnh trên sóng biếc”. 2. Trông như những cục bông xốp nhẹ, có thể thổi bay lên. Mái tóc bồng bềnh. “Bản em trên chóp núi, Sớm bồng bềnh trong mây” (Nguyễn Thái Vận)”.

CHIỀU NHƯ CHIỀU VONG

Cô gái được cho là bị "vong nhập" ở chùa Ba Vàng
(Ảnh cắt từ clip)
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tìm kiếm trên Google, người ta bắt gặp nhiều tít bài vận dụng câu thành ngữ như: “Muốn chồng ‘chiều như chiều vong’ phụ nữ hãy làm điều này mỗi tối” (phunutoday); “Chuyện ngược đời: Chủ nhà chiều osin như “chiều vong” (giaoduc.net.vn); “Chiều Nhân viên như chiều vong mà cũng không xong”… Điển hình, bài “Mang thai hộ: Chiều như chiều vong” (antg.cand.vn) có đoạn:

17 thg 3, 2019

AI ĐÃ “TÌM RA” TỪ “PHỒN SINH”?

"Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu phản đối việc đạo thơ
 sau nhiều lần “xuê xoa” và bị kiện ngược"
                                Ảnh + chú thích:  Báo Tiền Phong
HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong bài “Nạnđạo thơ: Không dung túng cho việc vừa ăn cắp vừa la làng” (Hạnh Đỗ - Báo Tiền Phong - 3/3/2019), Nhà thơ, PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu cho biết, ông từng nhiều lần “bỏ qua” mỗi khi bị đạo thơ, nhưng rồi “phải nếm một “quả đắng” cho thói xuê xoa này”, nên lần này phải lên tiếng để tránh sự ăn cắp trơ trẽn” đó. Cụ thể, vào năm 1995, ông là người “tìm ra” từ “phồn sinh”, thế mà đến “năm 2018 vừa rồi, tác giả Đinh Sỹ Minh lấy tên “Phồn sinh” đặt cho một tập thơ của mình”: