15 thg 2, 2018

BA NGÀY TẾT VÀ MÂM CỖ TẾT

Mâm cỗ Tết của gia đình TS Nguyễn Xuân Diện
Ảnh: NXD
Hoàng Tuấn Công

Tục ngữ có câu“Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Nhiều nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển cho rằng, vì phải thực hiện nghi lễ cúng bái, rồi bận tiếp khách, lại thêm khách đến ăn giỗ nhiều hơn dự kiến…nên mới bị đói vào ngày giỗ cha; trong khi Tết, nhà nào cũng có cỗ, đi đâu cũng được mời ăn…nên no đủ(1). Tuy nhiên, giải thích như vậy là chưa thấy hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của cái Tết trong tâm thức người Việt.

13 thg 2, 2018

MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU

Ảnh minh hoạ: Sưu tầm
Hoàng Tuấn Công
Xưa kia, ngày đầu năm thường có những chú chó vô chủ, vì hoảng loạn “chạy pháo” Tết rồi quên đường về. Đói khát, chúng lần mò vào làng tìm thức ăn. Chỉ cần mon men đến đầu ngõ nhà ai, những chú chó lạc này sẽ được chủ nhà dụ vào, cho ăn uống tử tế, và nếu “ưng bụng” ở lại, nó sẽ được chủ nhà sẵn lòng “cưu mang”. Ngược lại, hễ thấy bóng con mèo lạ đến nhà, thì lập tức sẽ bị chủ nhà hò hét đánh đuổi. Ấy là quan niệm dân gian, bất kể ngày Tết hay ngày thường “Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu”.

11 thg 2, 2018

CHÓ TRÊN TRỐNG ĐỒNG VÀ ĐỒ ĐỒNG ĐÔNG SƠN

                                                                                                               HOÀNG TUẤN CÔNG


Chó săn hươu trên rìu Việt Trì và Quốc Oai
Bài viết của Hoàng Tuấn Công cách đây đúng 24 năm: Giáp Tuất 1994, đăng trên tạp chí Tia Sáng. Nhân năm Mậu Tuất 2018, xin giới thiệu tới bạn đọc.

Chó là loại vật nuôi được con người thuần hoá rất sớm. Trên trống đồng và đồ đồng thuộc nền văn hoá Đông Sơn, còn để lại nhiều tượng và hình khắc chó rất sinh động phong phú, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của con người thời bấy giờ.