Hiển thị các bài đăng có nhãn Đánh bắt Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đánh bắt Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 2, 2016

BẮT SỐNG KHỈ

HOÀNG TUẤN PHỔ
(Săn bắt trước 1945)
Thanh Hóa nhiều núi đá vôi, là môi trường thích hợp đời sống loài khỉ. Những quần sơn thâm nghiêm, cao vút như Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc), An Hoạch (huyện Đông Sơn), Hoàng Nghiêu (huyện Nông Cống),... trước kia đều là thiên đường của giống khỉ lông vàng đuôi cộc. 

3 thg 9, 2014

Món ăn Tết Trung thu: Lươn Bung Củ Chuối

      Hoàng Tuấn Phổ

Kinh nghiệm dân gian cho biết: lươn có lươn độc, lươn lành. Lươn độc ăn chết người. Xem lươn, bắt bỏ vào xoong, chậu hoặc giành, rổ, hễ nó ngóc đầu lên như rắn là lươn rắn. Lươn thật bao giờ cũng chúi đầu xuống. Thế mới có câu “Thân lươn bao quản lấm đầu” !

20 thg 7, 2014

CÂU CÁ CHUỐI TỔ

   Hoàng Tuấn Phổ
Trước kia, ao hồ nông thôn nhiều cá chuối tổ. Tên chuối gọi theo như hình dáng con cá giống quả chuối. Chuối với người Thanh Hóa còn được phát âm thành chúi, một cách gọi theo đặc tính của nó hay chúi đầu, lẩn trốn xuống bùn, dưới bùn và có thể nằm đó khá lâu, trong trường hợp ao hồ bị cạn hết nước. 

4 thg 5, 2014

BẮT ẾCH



                    Hoàng Tuấn Phổ

 Ếch sống trong hang sâu. Người ta quan sát thấy dấu ngón chân ếch in ở cửa hang mà đoán biết trong hang có ếch trú ẩn. Nếu cửa hang hẹp, phải đào cho rộng. Loại thuổng dùng đào hang ếch, cán nhỏ, ngắn, mặt lưỡi cong cong lòng mo, đầu lưỡi mỏng, rộng chừng 3cm. Ếch nghe động lùi vào sâu hơn, thu mình nằm ép tận cuối hang. Nếu thấy rõ ếch, người ta thò tay vào nắm “thắt lưng” ếch lôi ra. Phải đề phòng rắn độc chui vào hang ăn thịt ếch rồi cuộn tròn nằm nghỉ luôn trong đó. Người ta dùng câu thay cho tay. Đó là một thứ móc, lưỡi giống câu có ngạnh, cắm vào cán dài chừng 50cm, to bằng ngón tay cái. Người bắt ếch cầm móc câu thọc thẳng vào hang kéo con ếch ra ngoài.

29 thg 4, 2014

BẮT BÈ BÈ

                                                               
Chim bè bè (chim giang)
                                               Ảnh:  Wikipedia

  Hoàng Tuấn Phổ

Làng tôi xưa có cánh đồng trũng lòng chảo, rộng ước 50 hecta, quanh năm ngập nước. Mùa khô, nhà nông cấy lúa chiêm ở ven đồng, lúa mọc lơ thơ, còi cọc. Thu hoạch mùa màng không đáng kể, nhưng tôm cá là “của kho vô tận”. Lệ làng cấm đánh lưới, chỉ cho phép đánh câu, đánh nơm, đánh nhủi,... 

24 thg 10, 2013

HOÀNG TUẤN PHỔ
Thanh Hóa nhiều núi đá vôi, là môi trường thích hợp đời sống loài khỉ. Những quần sơn thâm nghiêm, cao vút như Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc), An Hoạch (huyện Đông Sơn), Hoàng Nghiêu (huyện Nông Cống),... trước kia đều là thiên đường của giống khỉ lông vàng đuôi cộc.

21 thg 10, 2013

ĐÁNH CHUỘT

HOÀNG TUẤN PHỔ
Hồi tôi còn nhỏ, tạng người yếu, ăn cơm hay bị nghẹn, nấc. Mỗi lần bị nghẹn, nấc, người lớn lại chỉ tay lên nóc nhà, bảo: “Tề tề (kìa kìa) có con chuột đang chạy!”, tôi tưởng thật ngửa cổ nhìn lên nóc nhà, buột miệng hỏi: “Mô mô (đâu đâu)?” thế là khỏi nghẹn, hết nấc. Đúng là trên nóc nhà (không riêng nhà tôi) có giống chuột nhỏ tên thường gọi chuột nhà, chuyên cư trú trong mái lá. Chúng sống ở đó rất an toàn, mèo thấy cũng chẳng làm gì, tha hồ xây tổ ấm, sinh con đẻ cháu. Lợi dụng đêm tối hoặc nhân lúc ban ngày vắng

12 thg 9, 2013

ĐÁNH CHIM VÀNG ANH

Chim vàng anh trống hồng

Hoàng Tuấn Phổ
Đảo Hòn Mê nhiều vô kể các loài chim : “Chim Hòn Mê, kê chợ Quán”. Giống chim vàng anh không chịu được gió mùa đông bắc. Hễ thời tiết bắt đầu se se lạnh, chúng bay từ Hòn Mê vào đất liền để lên rừng tránh rét. Chúng bay lẻ từng con hoặc từng đôi, từng đàn.

11 thg 9, 2013

BẪY CHIM CUỐC


      
Cuốc ngực trắng
Nguồn: PhongVu.Blog
Hoàng Tuấn Phổ

Chim cuốc(1) còn gọi chim quắc. Cuốc hay quắc đều mô phỏng theo tiếng kêu của loài chim mà thành tên(2).  Người nông dân xưa đa số thất học, không hề biết sự tích vua Thục đế bên Tàu, chết vì mất nước, hóa thành chim Quốc, ngày đêm thương nhớ nước phát ra tiếng kêu “quốc quốc” nghĩa là “nước nước”! 

ĐÁNH BẪY CÒ BỢ


                      Hoàng Tuấn Phổ
Cò bợ
                                 Ảnh: Wikipedia
Nếu đứng cạnh bên nhau, cò bợ với cò trắng khác nào cú với tiên. Cò trắng toàn màu trắng muốt, một hình ảnh đẹp tuyệt của đồng quê, trong khi cò bợ với bộ xống áo lem nhem những nét vẽ vụng về của tạo hóa. Nhưng thịt cò bợ ngon hơn cò trắng. Vì thế ở nông thôn có nghề đánh bẫy cò bợ.
Tại những nơi cư trú của cò trắng, ít thấy cò bợ ở chen lẫn. Có chăng, dăm ba con cò bợ ngủ trọ trong thời gian lang thang phiêu bạt kiếm sống.

XÔI NẾP HÀ TRUNG

                                Hoàng Tuấn Phổ

Hoàng đế Duy Tân (1900-1915) là ông vua yêu nước. Mặc dù bị Pháp theo dõi rất chặt, ông vẫn bí mật liên lạc với hai chí sĩ Trần Cao Vân, Thái Phiên, tổ chức một cuộc khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ. Việc lớn thất bại, vua Duy Tân bị  bắt cùng các chiến sĩ ái quốc. Triều đình Huế vâng lệnh chính quyền thực dân xét xử. Dụng ý Hồ Đắc Trung (người Thừa Thiên) muốn gỡ tội cho vua Duy Tân, làm án trình lên, trong đó có câu: “Hà Trung mạch phạn, Ngự lĩnh kê thang, thừa dư chỉ thử phong trần, giai thử bối chi vi nghiệt dã”. Nghĩa là: xôi nếp Hà Trung, cháo gà núi Ngự, nhà vua chưa đủ sung sướng hay sao mà còn phải dấn thân vào chốn phong trần, chẳng qua do bọn kia gây ra cả!

          Kết cục, món xôi nếp Hà Trung - đất thang mộc ấp của nhà Nguyễn ở Thanh Hóa,  và cháo gà núi Ngự (Huế) không cứu được vua Duy Tân thoát khỏi tù đày, nhưng riêng xôi nếp Hà Trung đã nổi danh, càng lừng tiếng thơm.