HOÀNG TUẤN PHỔ
Thanh Hóa nhiều núi đá vôi, là môi
trường thích hợp đời sống loài khỉ. Những quần sơn thâm nghiêm, cao vút như Kim
Sơn (huyện Vĩnh Lộc), An Hoạch (huyện Đông Sơn), Hoàng Nghiêu (huyện Nông
Cống),... trước kia đều là thiên đường của giống khỉ lông vàng đuôi cộc.
Chúng ăn lá cây,hoa quả, côn trùng,... sẵn có trên núi, quanh núi và ngủ trong những hang động rộng rãi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông. Giống khỉ thế mà cũng biết tích cốc phòng cơ. Gia đình khỉ nào mà chả có một kho lương thực để dành khi mưa to gió lớn hoặc lúc tháng giá mùa đông. Thức ăn khỉ tích trữ phòng “giáp hạt” chủ yếu là thóc để nguyên cả bông, lấy từ những cánh đồng lúa vây bọc chung quanh chân núi. Mùa lúa chín, cả làng khỉ nô nức kéo nhau xuống núi đông vui như trẩy hội. Kể về tính tham lam, khỉ nào cũng giống khỉ nào. Chúng tuốt lúa chén căng bụng. No đến tận cổ, còn chứa đầy mồm, hai má phồng lên như hai trái cây. Rồi nào đội đầu, vác vai, nào cầm tay, cắp nách,... chúng tìm đủ mọi cách vận chuyển thóc lúa về “làng”. Chúng thiếu phương tiện gồng gánh lại phải trèo cao nên việc tải lương khó khăn, chậm chạp. Mặc, chúng vẫn cứ bứt, cứ phá, ăn một phá mười, mang đi chỉ được vài ba nắm mà sẵn sàng bứt cả ruộng! Chúng tưởng đấy là của trời cho, “hết lại có, mó lại thấy”! Bởi thế, nhà nông có ruộng chung quanh chân núi bị khỉ ăn tàn phá hại, ai cũng thù ghét chúng.
Chúng ăn lá cây,hoa quả, côn trùng,... sẵn có trên núi, quanh núi và ngủ trong những hang động rộng rãi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông. Giống khỉ thế mà cũng biết tích cốc phòng cơ. Gia đình khỉ nào mà chả có một kho lương thực để dành khi mưa to gió lớn hoặc lúc tháng giá mùa đông. Thức ăn khỉ tích trữ phòng “giáp hạt” chủ yếu là thóc để nguyên cả bông, lấy từ những cánh đồng lúa vây bọc chung quanh chân núi. Mùa lúa chín, cả làng khỉ nô nức kéo nhau xuống núi đông vui như trẩy hội. Kể về tính tham lam, khỉ nào cũng giống khỉ nào. Chúng tuốt lúa chén căng bụng. No đến tận cổ, còn chứa đầy mồm, hai má phồng lên như hai trái cây. Rồi nào đội đầu, vác vai, nào cầm tay, cắp nách,... chúng tìm đủ mọi cách vận chuyển thóc lúa về “làng”. Chúng thiếu phương tiện gồng gánh lại phải trèo cao nên việc tải lương khó khăn, chậm chạp. Mặc, chúng vẫn cứ bứt, cứ phá, ăn một phá mười, mang đi chỉ được vài ba nắm mà sẵn sàng bứt cả ruộng! Chúng tưởng đấy là của trời cho, “hết lại có, mó lại thấy”! Bởi thế, nhà nông có ruộng chung quanh chân núi bị khỉ ăn tàn phá hại, ai cũng thù ghét chúng.
Khỉ thuộc bộ
linh trưởng, ít nhiều có trí khôn, biết bắt chước và hay bắt chước một số hành
vi của con người. Nhưng là sự bắt chước một cách máy móc. Khỉ khôn ranh ở chỗ
ấy, mà dại dột cũng ở chỗ ấy, và “chết người” cũng chính ở chỗ ấy!
Mùa gặt, những thửa ruộng ven chân
núi có khỉ thường phải thu hoạch sớm để bảo vệ thành quả hai sương một nắng,
phương châm là “xanh nhà hơn già đồng”. Thấy bóng người, đàn khỉ bỏ ruộng lúa
chạy rào rào lên núi. Nhưng chúng không chạy xa mà lén lút trở lại ẩn nấp đâu
đó, nơi hẻm núi hoặc sau những hòn đá hay bụi cây. Người ta gặt thử vài đon lúa
nhỏ, đem lên chân núi, lấy một sợi dây dài quấn quanh thắt lưng nhiều vòng rồi
dắt từng nắm bông lúa vào đó để mang về. Đàn khỉ nấp trên núi thấy người đã về,
liền mò xuống. Tại chân núi vứt bỏ nhiều cuộn dây, một đầu buộc chắc vào hòn đá
hay gốc cây. Khỉ thấy có sẵn dây cũng bắt chước người quấn nhiều vòng quanh
lưng để dắt lúa bông. Người đánh bẫy bất ngờ xuất hiện. Đàn khỉ bỏ chạy, nhưng
không tài nào chạy nổi. Chúng bị hòn đá, gốc cây lôi giữ lại, vì chỉ học được
cách buộc dây mà không biết cách mở dây ra!
Mùa đông trẻ em đi chăn bò hay nhặt
củi cành, lá khô đốt lửa sưởi. Bọn khỉ ở trên núi đá lạnh lẽo, ngửi được hơi ấm
qua làn khói bốc hơi, cảm thấy dễ chịu. Chúng chú ý quan sát cách đốt lửa và
cảnh ngồi sưởi lửa. Nhưng chiều nay, bọn trẻ đuổi bò về sớm, bỏ lại đống lửa
còn rực than hồng. Không chờ đợi lâu, bầy khỉ mò ngay xuống sưởi lửa. Chúng
cũng làm theo bọn trẻ, nhặt cành khô bỏ vào đống than chưa tàn. Bỗng có tiếng
nổ phát ra đùng đùng mấy tiếng liền dội vang vào vách núi đá như tràng súng nổ.
Bụi than, lửa khói tung tóe. Bọn khỉ không còn hồn vía nào, tất cả đều ngã lăn
ra chết ngất.
Một cách khác: Người ta đem bã rượu
cất dấu trong bụi cây dứa dại nhưng cốt để cho khỉ thấy: Tính khỉ hay tò mò,
thấy người đi, liền nhảy tới lôi nồi bã rượu ra. Chúng bốc một nắm, ngửi ngửi
thấy mùi hấp dẫn, ăn thử. Càng ăn càng thấy ngon, cả đám khỉ mẹ cũng bồng con bế
cái đến chè chén với bọn khỉ đực. Chốc lát, men rượu ngấm, bầy khỉ say quá, nằm
lăn quay ra bất tỉnh...
Người ta bắt sống khỉ, con lớn bán
cho hiệu thuốc nấu cao chữa bệnh, con nhỏ để bọn nhỏ nuôi chơi. Mẹo bắt khỉ có
nhiều, nhưng số lượng khỉ hàng năm đánh bẫy được rất ít. Vì giống khỉ tinh
ranh, con nào đã mắc một lần mà thoát thì lần sau đừng hòng đánh lừa nó. Những
con được chứng kiến cảnh người đánh bắt khỉ càng trở nên cảnh giác. Số lượng
khỉ bị giảm sút nhanh chóng chủ yếu là do môi trường sống của chúng không được
bảo vệ.
H.T.P
(Rút từ "Văn hóa đánh bắt chim thú tôm cá ở Thanh Hóa trước 1945
- Hoàng Tuấn Phổ-NXB Khoa học xã hội - 2004)
- Hoàng Tuấn Phổ-NXB Khoa học xã hội - 2004)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét