Bài viết của Hoàng Tuấn Công cách đây đúng 24 năm: Giáp Tuất 1994, đăng trên tạp chí Tia Sáng. Nhân năm Mậu Tuất 2018, xin giới thiệu tới bạn đọc.
Chó là loại vật nuôi được
con người thuần hoá rất sớm. Trên trống đồng và đồ đồng thuộc nền văn hoá Đông
Sơn, còn để lại nhiều tượng và hình khắc chó rất sinh động phong phú, gắn liền
với cuộc sống sinh hoạt của con người thời bấy giờ.
Trên một trống đồng tìm thấy ở làng Đông Sơn có bức tượng chó với dáng dấp một con chó giữ nhà: mình tròn, chân thấp, đuôi cộc, mõm nghếch về phía trước như đang đánh hơi, theo dõi động tĩnh. Trên chiếc trống đồng phát hiện tại Ngọc Lũ lại miêu tả hình tượng người và chó trên thuyền. Con chó săn chân cao, mõm dài, bụng thon, đang đứng trước mũi thuyền, phía sau là người chèo thuyền. Chiếc thuyền độc mộc mong manh giữa muôn trùng sóng gió bỗng trở nên vững chãi và ấm áp lạ kỳ, khi bên cạnh con người còn có chú chó trung thành, tin cậy luôn theo sát.
Trên một trống đồng tìm thấy ở làng Đông Sơn có bức tượng chó với dáng dấp một con chó giữ nhà: mình tròn, chân thấp, đuôi cộc, mõm nghếch về phía trước như đang đánh hơi, theo dõi động tĩnh. Trên chiếc trống đồng phát hiện tại Ngọc Lũ lại miêu tả hình tượng người và chó trên thuyền. Con chó săn chân cao, mõm dài, bụng thon, đang đứng trước mũi thuyền, phía sau là người chèo thuyền. Chiếc thuyền độc mộc mong manh giữa muôn trùng sóng gió bỗng trở nên vững chãi và ấm áp lạ kỳ, khi bên cạnh con người còn có chú chó trung thành, tin cậy luôn theo sát.
Chó trên trống đồng Đồng Sơn |
Chủ
đề hoạt động của chó còn được phác hoạ khá nghệ thuật và công phu qua các tượng
và hoạ tiết trên trống đồng Đông Sơn. Hình chó săn hươu và bò rừng trên rìu tìm
thấy ở Trung Mầu, Việt Trì, Quốc Oai được người xưa miêu tả trong tư thế đang
tiếp cận con mồi. Trên rìu Việt Trì, chú chó săn đang xông vào hai con hươu to
lớn có cặp gạc tua tủa, nhọn hoắt. Con vật tinh khôn đang cong đuôi lên, chân
chồm về phía trước trong tư thế tấn công nhưng thân lại hơi đổ về phía sau, đầy
khôn ngoan, thận trọng. Chó săn trên rìu Quốc Oai tầm vóc lớn hơn nhưng mình lại
ngắn, đang chồm vào kheo chân con bò rừng, vẻ rất quyết liệt, còn con mồi to
xác có cặp sừng lợi hại thì hoảng sợ chực tháo chạy.
Chó trên trống đồng Ngọc Lũ |
Trên một khúc đồng (chưa
rõ ở đồ vật gì) cũng khắc tượng con chó săn chân khá cao, vững chãi, mình thon,
mõm dài đang sủa dữ dội vào một mục tiêu nào đó có thể là thú dữ hoặc người lạ
mặt để bảo vệ tính mạng, quyền lợi cho chủ nhân. Hình và tượng chó còn tìm thấy
trên trống đồng minh khí và những đồ vật chôn theo người chết. Có lẽ người xưa
tin rằng sau khi chết, sang thế giới bên kia là tiếp tục cuộc sống khác và con
chó vẫn là “người bạn” đồng hành không
thể thiếu.
Chó săn trên một khúc đồng |
Với hình tượng chó khắc hoạ phong phú mang nhiều dáng vẻ sinh động, chứng tỏ người xưa đã sớm thuần hoá được nhiều giống chó và biết sử dụng chó vào những việc có ích như: canh gác nhà cửa, săn bắt thú rừng, hoặc đi theo để bảo vệ người…Chúng đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế săn bắn, hái lượm. Không những thế, qua hình tượng chó trên trống đồng và đồ đồng Đông Sơn, chúng ta còn thấy rõ tư duy nghệ thuật đặc sắc và trình độ nghệ thuật điêu khắc độc đáo của người Việt cổ, chủ nhân của nên văn hoá đồng thau nổi tiếng.
HOÀNG TUẤN CÔNG (1994)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét