Ảnh; FB Quốc Trung Lê |
Hoàng Tuấn Công
Tục ngữ “Xấu
như ma cũng thể trà con gái”, được các nhà biên soạn từ điển giải thích khá
thống nhất:
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm
Vũ Dung) giải thích: “xấu như
ma cũng có thể trà con gái Dù xấu xí nhưng đang ở độ trẻ trung mạnh khoẻ
(vẫn được ưa chuộng)”.
-“Từ
điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): “xấu như ma cũng thể trà con gái
(Trà là trạc tuổi) Ý nói: Dù là người xấu nhưng mà trẻ trung mạnh khoẻ”.
-"Từ điển tiếng Việt" (New Era): “xấu như ma cũng có thể trà con gái Dù xấu xí nhưng đang ở độ trẻ trung mạnh khoẻ (vẫn được ưa chuộng)”.
- "Thành ngữ tục ngữ Việt Nam" (Nhóm Bùi Hạnh Cẩn): “xấu như ma cũng có thể trà con gái Dù xấu xí nhưng đang ở độ trẻ trung mạnh khoẻ".
- "Thành ngữ tục ngữ Việt Nam" (Nhóm Bùi Hạnh Cẩn): “xấu như ma cũng có thể trà con gái Dù xấu xí nhưng đang ở độ trẻ trung mạnh khoẻ".
-“Từ
điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) đưa ra dị bản: “Xấu như ma cũng trà con gái.
Dù xấu như ma chăng nữa (vẫn lôi cuốn được cánh đàn ông dễ dàng vì) đang ở độ
tuổi con gái. Hay dùng để chỉ rõ lợi thế của tuổi trẻ so với vẻ đẹp bề ngoài”.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách hiểu về khái niệm
“trà con gái” còn chung chung, dẫn đến giảng nghĩa câu tục ngữ chưa chính xác.
Vậy “con gái” là gì?
-“Từ điển tiếng Việt” (Vietlex): “con gái • d
1 người thuộc giới nữ còn ít tuổi, chưa có chồng: đã qua thời con gái”.
-“Đại từ điển
tiếng Việt” (Nguyễn Như Ý chủ biên): “con gái • I
dt. Người thuộc nữ tính, trẻ tuổi, chưa chồng: đã qua thời con gái”.
-“Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức):
“con
gái • dt.
Đàn bà chưa chồng, còn trinh: Hoa con gái; Nó còn con gái”.
Như vậy, “con gái” được phân biệt với “đàn bà” ở hai
tiêu chuẩn quan trọng: “trẻ tuổi”, và
“chưa có chồng”. Tuy nhiên, như thế
nào là “trẻ tuổi”? Hai lăm, ba mươi,
ba lăm tuổi mà chưa chồng, thì có thể gọi là “con gái” được không? Có thể được, nhưng "con gái" ở đây chỉ có nghĩa phân biệt với người đã có chồng, chứ không còn là "trà con gái". Theo đó, “con gái” trong "trà con gái" của câu tục
ngữ không đơn thuần chỉ mang tính quy ước (chưa chồng), và “trẻ trung, mạnh khỏe” (hiểu theo nghĩa
rộng).
“Trà” trong “trà con gái”, có nghĩa là “thời”, “thì”, “lứa”, “lứa tuổi”. Nói
“trà con gái”, tức là đang thì/thời con gái. Mà “thì con gái” được hiểu là người
con gái ở độ tuổi phát triển, dậy thì (“đôi tám”, “đôi chín”, “đôi mươi” theo cách nói của
dân gian). Ở tuổi này, người con gái bắt đầu phát triển mạnh và hoàn thiện về
thể chất, sinh lý. Từ làn da, mái tóc, ánh mắt, cho đến những gì đặc trưng cho
giới tính nữ bỗng nẩy nở và rực lên như một bông hoa khoe sắc thắm. Đây chính
là thời điểm đẹp nhất, rực rỡ nhất cả về nhan sắc lẫn sức trẻ của người con gái.
Thế nên, dân gian Việt Nam nhận xét “Con
gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu”, “Gái dậy thì như hoa quỳ mới nở”, “Đẹp
như gái mười tám”, “Như gái đôi mươi”...
Tục
ngữ phương Tây cũng có câu “Ở cái tuổi
dậy thì, đến con quỷ trông cũng có duyên”, gần nghĩa với “xấu như ma cũng thể trà con gái”.
Ảnh: Lê Quang Châu |
Vì “trà
con gái” chỉ đích xác người con gái đang ở độ tuổi dậy thì, độ tuổi rực rỡ
nhất về nhan sắc, nên ý tục ngữ không chung chung là “dù người xấu nhưng mà trẻ trung mạnh khoẻ” (trẻ so với già), mà có nghĩa cụ thể: Với
người con gái, dù rất xấu (“xấu như ma”), nhưng đang ở “trà con gái”, thì ít
nhiều vẫn có vẻ hấp dẫn riêng, vẻ đẹp mà khi quá lứa, lỡ thì sẽ không bao giờ trở lại nữa.
Tác phẩm "Nụ" của Thái Phiên |
Vẻ đẹp “thì con gái” đặc biệt và ấn
tượng đến nỗi, dân gian đem ví với một giai đoạn phát triển đẹp nhất của cây lúa nước:
“lúa thì con gái”!
“Lúa thì con gái” được tính từ lúc bắt đầu đẻ nhánh rộ, cho đến trước khi đứng cái, làm đòng. Ở giai đoạn này, cây lúa mượt mà, xanh tươi mơn mởn, căng đầy sức sống, chẳng khác nào người con gái độ tuổi mười tám, đôi mươi. Đó chính là lý do mà một anh chàng nông dân khi ngắm cánh đồng “lúa thì con gái” đã phải thốt lên: “Xưa tui trẻ nhìn con gấy (con gái) mà thích mắt răng thì chừ nhìn lúa vô thì con gái thích mắt rứa. Không thích răng được, vì chưa có khi mô lúa xanh mẫm, chắc nịch như năm ni chú ơi. Nhìn mà sướng trong lòng, đời làm nông thấy lúa rì rào như ri là vui lắm chú ơi!”... (“Lúa vui vào thì con gái”-Minh Phong-Báo Sài Gòn Giải Phóng/5/2014).
“Lúa thì con gái” được tính từ lúc bắt đầu đẻ nhánh rộ, cho đến trước khi đứng cái, làm đòng. Ở giai đoạn này, cây lúa mượt mà, xanh tươi mơn mởn, căng đầy sức sống, chẳng khác nào người con gái độ tuổi mười tám, đôi mươi. Đó chính là lý do mà một anh chàng nông dân khi ngắm cánh đồng “lúa thì con gái” đã phải thốt lên: “Xưa tui trẻ nhìn con gấy (con gái) mà thích mắt răng thì chừ nhìn lúa vô thì con gái thích mắt rứa. Không thích răng được, vì chưa có khi mô lúa xanh mẫm, chắc nịch như năm ni chú ơi. Nhìn mà sướng trong lòng, đời làm nông thấy lúa rì rào như ri là vui lắm chú ơi!”... (“Lúa vui vào thì con gái”-Minh Phong-Báo Sài Gòn Giải Phóng/5/2014).
Cách nói “Xấu
như ma cũng thể trà con gái” giống với câu “Không ngon cũng thể sốt, không tốt cũng thể mới” (Dù món ăn không
ngon, nhưng vì nóng sốt, nên vẫn hấp dẫn; dù đồ vật ấy không phải là tốt, nhưng
nó mới, nên vẫn có ưu điểm và vẻ đẹp của cái mới). Theo đây, dân gian muốn đề
cao sự nóng sốt của thức ăn, đề cao cái mới của đồ vật.
Như
vậy, “Xấu như ma cũng thể trà con gái”, là câu tục ngữ dân gian dùng lối nói
thậm xưng để đề cao vẻ đẹp thời con gái; cũng có ý nói vẻ ưa nhìn của người con
gái tuổi thanh xuân (có khi chỉ rực rỡ trong một thời điểm nhất định, rồi qua
đi) rất dễ khiến người ta ngộ nhận, nhầm lẫn với nét đẹp thực sự, khó phai nhạt
theo tuổi tác, thời gian.
HTC/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét