10 thg 1, 2017

“TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT” (NXB THANH NIÊN): “GIAO CẤU” nghĩa là “...LẤY NHAU”

Từ điển tiếng Việt (NXB Thanh Niên)
đơn vị phát hành Khangvietbook
Ảnh: HTC
               HOÀNG TUẤN CÔNG

Đó là cách giảng của Từ điển tiếng Việt, (Khang Việt, NXB Thanh Niên, 2016).
Ngoài bìa, phía trên cùng, sách không ghi tên tác giả, mà có hai dòng chữ: “KHOA HỌC - XÃ HỘI - NHÂN VĂN; NGÔN NGỮ VIỆT NAM, khiến độc giả lầm tưởng từ điển của “VIỆN NGÔN NGŨ HỌC”, hoặc “TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN”(!). Phía dưới tên sách là những thông tin hấp dẫn: “Giải thích rõ ràng”; “Cập nhật nhiều từ mới”; “Tiện lợi để tra cứu”; “370.000 từ”. Với khuôn khổ 10x18cm, 1006 trang, mà chứa tới 370.000 (ba trăm bảy mươi nghìn) từ thì thật là kinh khủng. Kể cả đếm từng chữ trong cuốn sách chưa chắc đã đạt được số lượng như vậy (!!!).

5 thg 1, 2017

“TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT” CỦA NXB THANH NIÊN: “GIAO PHỐI” nghĩa là “KẾT HÔN”!


         
Ảnh: HTC
                 HOÀNG TUẤN CÔNG

Đó là định nghĩa của “Từ điển tiếng Việt thông dụng dành cho học sinh - sinh viên” (tác giả Ngọc Hằng - Kỳ Duyên - NXB Thanh Niên, 2016).
          Bìa sách, ngoài dòng chữ nhái “Trung tâm từ điển học”, còn có những thông tin rất hấp dẫn, như: “Cập nhật nhiều mục từ mới”, “Nhiều hình ảnh minh hoạ”, sách “Bán nhiều nhất”...
          Vậy, sách này “cập nhiều mục từ mới” như thế nào?
          Xin thưa rằng hoàn toàn ngược lại. Nghĩa là rất nhiều từ cũ, từ dùng sai cách đây ngót một thế kỉ, đã được nhóm tác giả này “khai quật”, sao chép lại để “dành cho học sinh- sinh viên”. Sau đây là ví dụ về một số cái sai của Nhóm Kim Danh - Ngọc Hằng (KDNH). Chúng tôi sẽ lấy chính cách giảng nghĩa của “Từ điển tiếng Việt”  (VietlexHoàng Phê chủ biên, do Trung tâm Từ điển học (The Lexicography Center – Vietlex) chính lý và bổ sung (cuốn từ điển này bị Nhóm KDNH làm nhái, chúng tôi sẽ nói rõ ở phần sau), để chỉ ra những sai sót của KDNH (phần ví dụ của Vietlex, chúng tôi xin lược bớt):

24 thg 12, 2016

SAO LẠI "THÀNH KÍNH PHÂN ƯU"?

Dòng chữ "kính viếng" thường thấy, nay đã được thay
bằng "Thành kính phân ưu"
Ảnh: ST
             HOÀNG TUẤN CÔNG

Trên mạng xã hội, mỗi khi gửi lời chia buồn tới bạn bè có người thân mới mất, nhiều người thường viết: “Thành kính phân ưu!”; hay “Thành kính chia buồn!”. Ngoài đời, những dòng chữ này còn được viết lên các dải băng gắn trên vòng hoa viếng người đã khuất.

          “Phân ưu” 分憂 là từ Việt gốc Hán [ = chia; = lo, buồn], đối dịch là “chia buồn”, cũng là nghĩa từ vựng của từ này. Tuy nhiên, các nhà biên soạn từ điển vẫn có sự khác nhau trong cách giải nghĩa:

4 thg 12, 2016

“MỒ CHA KHÔNG KHÓC, KHÓC ĐỐNG MỐI...”

Dây leo bòng bong hay mọc ở bụi rậm
Ảnh: HTC
        HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ “Mồ cha chẳng khóc khóc đống mối; mồ mẹ chẳng khóc khóc bối bòng bong” khá thông dụng và dường như không có gì cần phải bàn cãi về nội dung, ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, xét cách giải thích của các nhà biên soạn từ điển lại thấy vấn đề không phải như vậy.

27 thg 11, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 15)

             HOÀNG TUẤN PHỔ


Tôi nghĩ không ra ai. Muốn nói bừa một cái tên nào đó cho xong, nhưng đầu óc tôi sao tối tăm mù mịt, không còn biết ai là đồng bọn với Tuệ Quang, Tuệ Chiếu để cung xưng với toà. Tôi mà cũng bị bắt đi tù nữa thì mẹ tôi chết mất!

          Đầu óc tôi bỗng vụt sáng lên một người cũng ở chùa, đầu tóc trọc lóc, mặt mũi xấu xí, có lần đến nhà tôi nói chuyện với bố tôi về sư Tuệ Quang, Tuệ Chiếu. Tuệ Quang tôi mới nghe lần đầu. Còn Tuệ Chiếu tôi đọc báo Đuốc Tuệ cũ (xuất bản vào khoảng 1942, 1943) sở dĩ tôi nhớ được, vì ông sang Lào, nhà vua cho ngồi ngai vàng để thuyết pháp...

26 thg 11, 2016

LẠI CHUYỆN CÂU ĐỐI CỦA GS VŨ KHIÊU

Bác Lê Bá  Chương ở TCTP
Ảnh: HTC
             HOÀNG TUẤN CÔNG

Bác Lê Bá Chương (Quảng Xương - Thanh  Hoá) gửi Tuấn Công Thư Phòng bức thư như sau:
           “Tuấn Công thân mến!
Như đã có dịp trao đổi với Tuấn Công về những băn khoăn thắc mắc của chúng tôi và cũng là những băn khoăn thắc mắc của nhiều người trong đó có nhiều thân nhân liệt sĩ, các cựu chiến binh, mỗi lần họ đến viếng nghĩa trang và vào thắp hương tại nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ huyện Quảng Xương.

20 thg 11, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 14)

            
Cây kè ở Thanh Hoá
Ảnh: HTC
                HOÀNG TUẤN PHỔ

Không biết ông Khai giở trò ma quỷ gì, làm chị Phương rên rỉ, kêu đau suốt đêm. Sáng thức giấc, tôi thấy chị Phương dậy sớm nhất. Hình như cả đêm chị không nhắm được mắt. Chị nói với ông Khai, giọng thiểu não: “Em bị đau bụng suốt đêm, bây chừ hãy còn đau, xin anh cho phép em về nhà...”

            Ông Khai không giấu được bực bội: “Rõ cái đồ liền bà con gái, trong lúc người ta đang cần lại giở trò đau bộng đau bão!”

5 thg 11, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 13)

Cây trôi đình Đoài
Ảnh: TC
            HOÀNG TUẤN PHỔ


Đêm nằm trằn trọc thao thức không ngủ được, tôi nhớ lại hôm bố tôi bị bắt, dắt đi bằng sợi dây thừng, tôi lo sợ sẽ đến lượt mình. Bây giờ, nỗi sợ ấy đã xảy ra: Tôi cũng đã thành một con vật, nay buộc, mai trói, dắt đi hết nơi này đến nơi khác! Có thể đêm mai ai đó nhảy đến đấm đá cái thằng nhỏ nhất, làm chức to nhất là tôi. Chắc chắn tôi chết mất! Làm thế nào? Thôi đành chịu chứ biết làm sao? Lúc sau, tôi cố hết sức bình tĩnh tự nhủ: Lo sợ cũng không được!

"CẬY THẦN PHẢI NỂ CÂY ĐA"

Cây đa có miểu thờ bên trong ở Quảng Bình
Ảnh: Báo Đời sống & pháp luật
HOÀNG TUẤN CÔNG

Các nhà biên soạn từ điển giải thích câu tục ngữ này như sau:
- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân): “Cậy thần phải nể cây đa (cây đa ở bên cạnh miếu thờ thần) Ý nói: Đã phải nhờ vả người nào thì lại phải lo lót những kẻ tay chân của người ấy. Đó là cái tục gây nhiều điều tiêu cực”.

4 thg 11, 2016

GIÁP DƯƠNG XÁ (Phần 3 - BÀ CHÚA HẾN)

Sông Mã

Ảnh ST chỉ mang tính minh hoạ
      HOÀNG TUẤN PHỔ

Đất Kẻ Dàng tạo địa thế cho trấn Dương Xá thành nơi đô hội của trấn. Dương Xá tạo điều kiện cho Kẻ Dàng trở nên một vùng sầm uất bậc nhất “ba phủ Thanh Hoa”(1). Dương Xá - Kẻ Dàng nhanh chóng lớn mạnh, phình ra quá cỡ, phải đẻ thêm làng Dàng thứ hai: Dàng Hến. Dàng Bến là Dương Xá cũ, tấp nập trên bến dưới thuyền, chợ búa bán mua trăm thức. Sản vật địa phương có “Cót làng Dàng, tranh làng Đại Khối”. (Tranh lá lợp nhà). Cam Dàng, một giống cam chanh ngon nổi tiếng,.v.v…(2)

30 thg 10, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kì 12)

            
Những cây dừa từng chứng kiến
cuộc đấu tranh chính trị nghiêng trời lệch đất
Ảnh: HTC
              HOÀNG TUẤN PHỔ

Trời chưa sáng, mẹ tôi đã gõ cửa nhà anh Lưỡng. Nhà anh gần nhà tôi, cách một quãng đường vòng đi qua ao đình làng với ao nhà ông Mục Chức và ngõ ông Từ Chức là đến. Mẹ tôi phải đi lúc này vì nhà ông Lời chỉ cách nhà anh Lưỡng một cái ngõ. Sợ ông ấy nhận thấy lại nghi ngờ.

            Nhưng sau mấy đêm hò hét, đấu tranh, chắc ông Lời không thể thức dậy sớm. Anh Lưỡng làm công an thôn, vốn người tốt bụng, gia đình nghèo khó, bố anh là ông Kỹ làm nghề bán nước chè xanh ở chợ Nguyễn, lúc này cũng đã thức dậy sửa soạn hàng. Ông Kỹ hiền lành như đất, không để ý đến khách của con. Anh Lưỡng vui vẻ nhận lời. Nhưng vì không có quyền hành gì, nên chỉ hứa sẽ nói khéo với ông Trần Ngọc Khai, xã đội trưởng kiêm Trưởng công an xã, thương tình che chở.

29 thg 10, 2016

GIÁP DƯƠNG XÁ (Phần 2 - ĐỀN THỜ HỌ DƯƠNG)

Đền thờ Dương Đình Nghệ
                                    Ảnh: xuthanh.net
 HOÀNG TUẤN PHỔ

Làng Dương Xá thờ Dương Đình Nghệ làm thần tổ, lập đền thờ trên đất thổ cư nhà ông xưa. Trên ban thờ, chính vị Dương Tiết độ sứ, phụ thờ con trai Dương Tam Kha, con gái Dương Thị Nga. Ông bà họ Dương như vậy chỉ sinh hạ được một trai, một gái.
Sử Toàn thưCương mục chép:

23 thg 10, 2016

"CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG" (Kỳ 11)

         
Tác giả đang viết Hồi kí "Chạy trời không khỏi nắng"

Ảnh: HTC
              HOÀNG TUẤN PHỔ

               (Hồi kí viết lúc hoàng hôn)

 Bố tôi bị giải - dắt di rồi, nhà như có tang. Tượng thờ, bát hương lăn lóc, bếp núc tung toé. Ngoài sân sách vở đang âm ỉ cháy, nghi ngút khói bay lên trời, một bầu trời đầy mây âm u, xám xịt. Không ai nói với ai câu gì. Mẹ tôi lên giường nằm khèo. Chẳng biết bà đang nghĩ ngợi gì.

Anh Nậu thu dọn bếp núc, nhà cửa. Anh cũng là người siêng năng, chịu khó, nhưng thiếu tính cẩn thận, chu đáo, lại hay nghịch ngầm. Hồi anh mới về làm con nuôi, một hôm, cắt xong cái lưỡi câu để câu cá rô, anh bảo tôi: “Mi sờ coi cái lưỡi câu tau vừa cắt xong, mũi có nhọn, ngạnh có sắc không.” Tôi cầm lấy lưỡi câu đã buộc vào dây và cần xem thế nào. Lập tức anh giật mạnh cái cần, khiến tay tôi bị chảy máu, đau điếng. Anh lấy lá kinh giới nhai qua, đắp vào vết thương. Tôi bị xót giẫy nẩy lên, anh liền nhe răng ra cười khoái chí!

22 thg 10, 2016

"THEO VOI HÍT BÃ MÍA"

HOÀNG TUẤN CÔNG
          
Trong bài thơ có tên “Theo voi ăn bã mía” (cũng là dị bản của tục ngữ “Theo voi hít bã mía”) Tản Đà viết:

“Ăn mía theo voi tiếng đến giờ 
Vì chi miếng bã để trò dơ 
Rón chân những chực khi vòi nhả 
Rát lưỡi đành xơi cái ngọt thừa...

9 thg 10, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KỲ 10)

       

                HOÀNG TUẤN PHỔ
          (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Có lẽ Hiển và Vũ hết sức bất ngờ khi thấy tôi về quê đột ngột, không một lời chia tay. Đúng! Chính tôi cũng bị bất ngờ, hoàn toàn bất ngờ trước sóng gió cuộc đời nổi lên dữ dội trong bão táp đấu tranh(*).


          Tôi và anh Nậu về đến nhà, mẹ tôi đang nấu cơn trưa. Cảnh nhà vắng vẻ. Bố tôi như thường lệ đi chợ Muôn bán thuốc Đông y từ sáng sớm. Mẹ tôi ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Chả biết có chuyện chi, chó cắn suốt đêm văng vẳng, như có người rình mò đằng sau nhà, còn qua lại dò la trước ngõ. Chú Thuyết đã bị bắt rồi, nghe nói đưa lên huyện...”

8 thg 10, 2016

GIÁP DƯƠNG XÁ (Làng quê Dương Đình Nghệ)

Đền thờ Dương đình Nghệ ở làng Dương Xá
Ảnh: ST
     HOÀNG TUẤN PHỔ

Dương Xá là tên chữ, chữ “Dương” chuyển từ tên nôm cổ: Ràng hay Dàng, tùy theo cách phát âm rung lưỡi (R) hoặc cong lưỡi (D). Từ miền ngược đổ xuôi, sông Mã gặp sông Lương tại nơi thuộc giang phận làng Dàng thành tên ngã ba Dàng. Từ ngã ba Dàng trở xuống đáng lẽ vẫn là sông Lường tức sông Lương thì người ta gọi nhầm sông Mã, lâu ngày hóa quen, cũng như sông Sũ (tên nôm sông Lương) biến ra sông Chu. Một bài thơ khuyết danh nôm cổ tả phong cảnh xứ Dàng:

“TRỐN VIỆC QUAN ĐI Ở CHÙA”

              HOÀNG TUẤN CÔNG

Về nghĩa bóng câu tục ngữ "Trốn việc quan đi ở chùa", hầu như các nhà biên soạn từ điển đều cơ bản hiểu đúng, nhưng lại khá lúng túng, nhầm lẫn khi giải thích nghĩa đen:

          1 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân): “Trốn việc quan đi ở chùa: Chê người lười bỏ nhiệm vụ của mình: Khi thủ trưởng giao cho một việc nặng thì hắn cáo ốm, trốn việc quan đi ở chùa mà”.

2 thg 10, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KỲ 9)

Tam quan đền Nưa
Ảnh: Tân Ninh Blog
         HOÀNG TUẤN PHỔ

Câu chuyện tiên thánh giữa hai bố con diễn ra đã lâu, nay nhớ lại, tôi lại muốn biết ông tiên Nưa thế nào.

          Tôi và anh Hiển bắt đầu cuộc hành trình từ sáng. Ban ngày tàu bay tàu bò cũng hay hoạt động, nhưng không sợ. Hễ chúng nó đến, chúng tôi nằm rạp xuống sườn núi giả làm hòn đá hoặc nấp sau tảng đá. Lớp học, chợ búa sợ máy bay oanh tạc chỗ đông người, còn dân đánh củi, đánh nứa vẫn rải rác leo núi trèo đèo, đi lại làm ăn như thường.

25 thg 9, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KỲ 8)

Đường vào khu vực núi Nưa-Cổ Định
Ảnh: ST
             HOÀNG TUẤN PHỔ

Trong số bạn học ở Lượng Định, người tôi thân nhất là anh Đỗ Đăng Hiển. Gọi là anh, vì anh hơn tôi vài tuổi. Hiển là con trai thứ hai ông Bản Hớn, nhà giàu nhất làng, nhưng chỉ có mươi mẫu ruộng, vì dân Lượng Định sống chính bằng nghề đan. Khi nhà anh lên thành phần phú nông, phải đưa bớt ruộng, còn lại 5 sào, gia đình cũng không ảnh hưởng mấy, bởi biết nghề thủ công. Anh trai Hiển là Đỗ Đăng Vinh, học hết đệ tam rồi thôi, ở nhà với vợ con. Hai cha con cùng làm nghề đan. Nhà không đánh được nứa, phải mua lại của người làng, chịu ăn ít, lấy công làm lãi. Làm được hàng, mẹ chồng, con dâu gánh lên bán chợ Sim, chợ Mốc (nay thuộc huyện Triệu Sơn). Cho nên kinh tế gia đình không đến nỗi khó khăn, Hiển vẫn được tiếp tục học lên.

24 thg 9, 2016

"SINH" TRONG TỪ "HI SINH" NGHĨA LÀ GÌ?

         
Mô phỏng lễ Tam sinh thời cổ đại bên Trung Quốc
Ảnh: ST
 HOÀNG TUẤN CÔNG

Khi nói và viết, hầu như mọi người Việt Nam đều sử dụng chính xác và hiểu đúng nghĩa từ “hi sinh” trong từng ngữ cảnh, giống “Từ điển tiếng Việt” (Vietlex) đã giảng: “hi sinh 犧牲I.[động từ] 1 tự nguyện nhận về mình sự thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó, vì một cái gì cao đẹp: hi sinh lợi ích cá nhân. 2 chết vì đất nước, vì nghĩa vụ và lí tưởng cao đẹp : hi sinh ngoài chiến trường. 犧牲 II [danh từ] sự hi sinh: chấp nhận mọi hi sinh”.