Uyên-ương "Tình đầu ý hợp" Ảnh: ST |
Bài “Tâm đầu ý hợp”
trên trang Tiếng Việt giàu đẹp (26/6/2021) đặt vấn đề như sau:
“Chúng ta thường dùng câu “tâm đầu ý hợp” để chỉ việc hai người thấu
hiểu rất rõ về nhau, người này có thể đoán biết hoặc dễ dàng đồng tình với quan
điểm của người kia. “Tâm”, “ý”, “hợp” thì hẳn ai cũng biết nghĩa, vậy còn “đầu”
thì sao?
Có người cho rằng “đầu” ở đây chính là “đầu” trong “cái đầu”, “hàng đầu”. Tuy nhiên lập luận như thế thì “tâm đầu ý hợp” sẽ trở thành “tâm đặt ở đầu, ý hoà hợp lại”, nghe không hợp lý chút nào. Có người cũng ủng hộ “đầu” là “cái đầu” và giảng “tâm đầu ý hợp” là cả tâm, đầu và ý đều hợp. Cách giải thích này nghe càng khiên cưỡng hơn vì cấu trúc “ba danh từ + một động từ” gần như không xuất hiện trong thành ngữ. Đó là chưa kể đôi lúc người ta còn đảo ngược lại thành “ý hợp tâm đầu”, chẳng lẽ lúc này lại giảng là “ý hợp với tâm và cái đầu” hay sao? Vậy rõ ràng “đầu” ở đây không phải là một bộ phận trong cơ thể, cũng không phải là vị trí đối lại với “cuối”.