1 thg 7, 2017

KHÔNG NÊN HỒ ĐỒ VỚI "THẤU CẢM"

HOÀNG TUẤN CÔNG
MInh hoạ: ST

Tuần qua, báo chí và mạng xã hội bình luận sôi nổi về đề thi ngữ văn THPT năm 2017, với đoạn văn đọc hiểu, trích dẫn từ sách “Thiện, Ác và Smartphone” của tác giả Đặng Hoàng Giang (NXB Hội nhà văn, 2017). Xin trích:

10 thg 6, 2017

“CHÀNG” HAY “TRÀNG”; “VẠT ÁO” HAY “CỔ ÁO?”

Để chiếc áo được phẳng phiu không có cách
nào hơn là cầm, xách lên ở vị trí cổ áo
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu “Áo cứ tràng, làng cứ xã” (dị bản “Áo cứ tràng, làng cứ lý trưởng”). Tuy nhiên, “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân) lại đưa ra một dị bản lạ: “Áo cứ chàng, làng cứ xã”, và giải thích: “Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình”.
Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (biên soạn sau “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” hơn 10 năm), GS Nguyễn Lân giữ nguyên cách hiểu: “áo cứ chàng, làng cứ xã • ng. chê người có tính ỷ lại, không biết tự mình lo việc cho mình <> Chị ta dạo này thì áo cứ chàng, làng cứ xã, chẳng muốn làm ăn gì”.

3 thg 6, 2017

CẬU ẤM, CÔ CHIÊU


Ảnh:ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sách “1575 thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm” (Lê Gia), mục “Cậu ấm cô chiêu – Cậu ấm sứt vòi”, tác giả Lê Gia giảng như sau:

Chữ “ấm” (cũng đọc là “âm”): Bóng mát. Sự che chở cho. Chữ “ấm” (cũng đọc là “ẩm”): Cho uống nước. Cho nên ta cũng gọi cái bình tích thuỷ, cái nồi nấu nước là “cái ấm”. Chữ “chiêu”: Cái ấm để nấu nước trà. Có người nói: “Chiêu từng miếng nước”; “cô chiêu”: Con gái nhà quan lớn nhưng vì là con gái nên không được tập ấm. Nhưng vì chữ “ấm” có nghĩa là bóng che và là cái ấm, cùng nghĩa với chữ “chiêu” là cái ấm, nên dù cô gái không được “tập ấm”, không được gọi là “cô ấm”, thì nay gọi tạm là “cô chiêu”, nó cũng có nghĩa là “cô ấm” (có danh, không có thực); “Cậu ấm sứt vòi”: Như trên, cậu con trai này mang hai cái tên là “tập ấm” và “cái ấm”, nên nếu cậu là người hư hỏng, bất tài thì ví cũng như cái ấm bị sứt mẻ mất cái vòi thành ra đồ bỏ”.(*)

27 thg 5, 2017

MÀI MỰC RU CON, MÀI SON ĐÁNH GIẶC

"Nhân phi ma mặc, mặc ma nhân"
(Người không mài mực, mà mực mài người)
Minh hoạ: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Các nhà biên soạn từ điển giải thích tục ngữ “Mài mực ru con, mài son đánh giặc”, rất khác nhau:
Nhóm thứ nhất:
-“Từ điển thành ngữ Việt Nam” (Viện ngôn ngữ học – Nhóm Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành) giải thích: “Mài mực ru con, mài son đánh giặc (Các đồ nho) vừa giúp việc nhà, vừa giúp việc nước Nhiều nhà nho chúng ta chẳng quản mài mực ru con, mài son đánh giặc”.

26 thg 5, 2017

DI TÍCH LỊCH SỬ HOÀNG NGHIÊU SƠN, TOÀ THÀNH ĐÁ HÙNG VĨ

Bia đá trong Thung Chim, thuộc quần thể
Hoàng Nghiêu Sơn
                               Ảnh: Báo GĐ&XH
HOÀNG TUẤN PHỔ

Nằm ở giáp giới ba huyện: Nông Cống, Đông Sơn và Quảng Xương, Hoàng Nghiêu Sơn làm tiền án cho ngàn Nưa - núi Nưa... Theo tài liệu cũ, Hoàng Nghiêu Sơn dài gần 10 dặm, nhiều ngọn cao thấp nhấp nhô quây quần bên nhau họp thành gia đình núi soi bóng lung linh xuống sông Hoàng Giang, tựa như non trong lòng nước, nước ôm lấy non, cũng xứng danh chốn non nước hữu tình. 

21 thg 5, 2017

“HỒ” TRONG “HỒ CHÍ MINH” CÓ PHẢI LÀ “HỒ NƯỚC”?


Chữ Hồ trong Hồ Chí Minh
Ảnh: ST trên một trang mạng TQ
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sáng nay (21/5/2017), tình cờ đọc bài do GS Trần Đình Sử chia sẻ trên FB:  “Giả thuyết về ẩn ý tên Người – Hồ Chí Minh” (Báo “Giáo dục Việt Nam" - 19/5/2017) của Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh.

Lời giới thiệu của toà soạn: “Nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh (Trường Đại học Tiền Giang) chia sẻ một bài viết về giả thuyết ẩn ý trong họ tên của Người - Hồ Chí Minh”.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh  đặt vấn đề:

Vào năm 1940, ở tuổi “tri thiên mệnh”, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quyết định đổi tên thành Hồ Chí Minh và giữ mãi họ tên này.
Điều khó hiểu nhất là tại sao Người lại chuyển từ họ Nguyễn sang họ Hồ, phải chăng Người có ẩn ý?

20 thg 5, 2017

“HOÀNG TRÙNG” LÀ CON GÌ?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Siêu nhân châu chấu
Minh hoạ: Sưu tầm

Trong bài phú “Hoàng trùng trập khởi” (tạm hiểu là “Dịch hại hoàng trùng”, tác giả (Khuyết danh), có viết:
“Ăn muốn ăn cho tiệt, của ông cha gì sắm để mà nghĩ tình dãi nắng dầm mưa;
Phá muốn phá cho tiêu, vật mồ tổ chi sẵn dành mà đoái sức cày sâu cuốc cạn.         
Trăm họ ai ai đều kết oán, giết mỏi tay, rượt mỏi cẳng, giống bây sinh quá lẹ, một đêm rồi coi thế cũng như;
Nghìn người kẻ kẻ chẳng bị hư, xô hết sức, đuổi hết hơi, loài bây ở vô nghì, giây phút lại càng thấy y lệ”[1].

13 thg 5, 2017

MẠ GIÀ RUỘNG NGẤU

Ruộng lúa cấy phải mạ già,
chỉ sau ba tuần lúa đã trổ bông
(xã Hoằng Quỳ-Hoằng Hoá-Thanh Hoá - 2008)
Ảnh: Văn Hùng (báo NNVN)
HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân) giải thích: “Mạ già ruộng ngấu Đó là những điều kiện tốt để tăng năng suất lúa”.


-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Mạ già ruộng ngấu: Mạ càng già và ruộng càng ngấu (thì lúa càng chóng lên xanh và mùa màng càng dễ bội thu)”.

6 thg 5, 2017

“ĐÁNH NHAU CHIA GẠO, CHÀO NHAU ĂN CƠM”

Một cảnh chia thịt ở làng
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG


Đây là câu tục ngữ khá thông dụng, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng. Cụ thể là các nhà biên soạn từ điển:

-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Đánh nhau chia gạo; chào nhau ăn cơm: Đánh nhau là chuyện hay gặp khi chia gạo (vì gạo là thứ mọi người đều thiếu vào thời ấy); mời nhau là chuyện hay gặp khi ăn cơm (vì đó là thứ nghi thức phổ cập rộng khắp tại Bắc bộ và Bắc Trung Bộ ngay cả vào thời nay).

-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam trong hành chức” (PGS.TS Đỗ Thị Kim Liên chủ biên): “Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm (Đánh nhau chia thóc, mời nhau ăn cơm): Mâu thuẫn giữa những người sống trong làng với nhau là: Lúc chia gạo thì đánh nhau nhưng lúc ăn cơm thì lại chào nhau”.

25 thg 4, 2017

LẦN ĐẦU ĐỌC SÁCH CỦA GS VŨ KHIÊU

Sách do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành
Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG

Hôm qua đi nhà sách, tôi thấy cuốn “Hồ Chí Minh ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” của GS Vũ Khiêu (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004). Được biết, GS Vũ Khiêu có cụm công trình được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, nhưng tôi chưa từng đọc bất cứ cuốn sách nào của ông, nên cũng không có nhận xét gì.

Với cuốn Hồ Chí Minh ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam”, dù chưa đọc, nhưng tôi mường tượng nội dung cuốn sách viết gì. 

23 thg 4, 2017

SẦM SƠN XƯA VÀ NAY (Kì 3): PHONG CẢNH HỮU TÌNH

Đường từ đền Độc Cước lên Hòn Trống Mái
(ảnh A. Didier chụp từ hơn 100 năm trước).
HOÀNG TUẤN PHỔ

Đứng ở ngã Ba Môi (Quảng Tâm) nhìn về phía mặt trời mọc, núi Trường Lệ mang hình tượng người phụ nữ nằm dài làm con đê chắn sóng gió biển từ khơi xa đổ về để giữ cho TX Sầm Sơn được bình yên với phong cảnh hữu tình mà ta đã biết qua vần thơ ca ngợi: “Sầm Sơn phong cảnh hữu tình". Sử sách xưa nhất chép:

22 thg 4, 2017

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KÌ 18)


        HOÀNG TUẤN PHỔ

Đang trong thời kì bị giam lỏng, nên tôi tiếp tục khám phá mảnh vườn nhà. Vườn nhà tôi có hai cây quí: Cây mít nhão mọc cạnh bờ rào ngõ cách cây núc nác cao chừng mươi lăm bước, và cây mít mật đứng bên bờ ao ngay đêm lao xao gió lá. Kỉ niệm thú vị nhất đối với tôi là mùa đánh bẫy chim vành khuyên. Nó là giống chim di trú, mùa đông bay về từng đàn dạo cánh khắp vườn tược, tìm hoa hút mật, tìm quả chín ăn chơi. Khi bay lướt qua ngọn cây hoặc nhảy nhót chuyền cành, vành khuyên đều kêu “tí ti...tí tiii” rời rạc từng tiếng hoặc liên tục. Lúc rời ngọn cây đồng loạt bay vù lên, chúng đồng thanh kêu “tí ti”, tạo thành bản hoà tấu trẻ thơ của loài chim bé bỏng nghe rất vui. Với những thanh âm “tí ti” bé nhỏ, rất khó phân biệt chim khuyên kêu hay hót. Chúng không dạn người, cũng chẳng sợ người. Dường như với người, chúng ít bận tâm. Tuy nhiên, chúng luôn tỉnh táo, cảnh giác tất cả, từ tiếng động lạ, đến bóng dáng đáng ngờ.

Sầm Sơn xưa và nay (kì 2): Những làng quê biển

           HOÀNG TUẤN PHỔ
“Sào non không cắm bến lầy”. Những người xứ lạ đầu tiên đến hạ trại cắm lều trên cồn cát nóng bỏng, bãi cát lầy lội, ngày nay nổi danh Sầm Sơn này, phải có cánh tay lực sĩ chèo thuyền buồm trái gió, sự gan dạ của anh hùng trận mạc một đi không trở lại. Họ ăn sóng ở gió để xây dựng Sầm Sơn thành trung tâm đánh cá biển trù phú xứ Thanh. Đàn ông cởi trần dáng khum khum mảng luồng từ nửa đêm gà gáy đã khiêng thuyền vào lộng ra khơi. Đàn bà yếm váy nâu bạc phếch đeo dây buộc tím đội đất lấp ao đầm để cải tạo thành ruộng cấy lúa trồng khoai. Giống khoai Quảng Tiến rất ngon “con ăn một mẹ ăn hai”. Bánh tráng Sầm Sơn bằng gạo lúa thông lúa cờn ăn kẹp với cá nục nướng hương thơm, vị ngon nhớ đời.

15 thg 4, 2017

“CON CÀ, CON KÊ” LÀ CON GÌ?

           
Chuyện con cà con kê
Ảnh: ST
             HOÀNG TUẤN CÔNG

     “Con cà con kê” là thành ngữ thông dụng, nghĩa bóng hầu như ai cũng hiểu. Tuy nhiên, đúng như nhận xét của một độc giả: “nghĩa đen của “con cà con kê” mới là thứ tốn hao giấy mực, lôi nhiều nhà ngôn ngữ học, xã hội học, dân tộc học, thậm chí cả côn trùng học vào cuộc, để phân tích hai con quái đó, trong hơn nửa thế kỷ, trải dài trên cả 3 miền đất nước. Mà tới nay vẫn chưa ngã ngũ, vì chưa có lời giải thỏa đáng.”[1]

10 thg 4, 2017

NGUYỄN ĐỒNG - “CỦI THAN CỜI RẠNG VẺ PHONG TRẦN”

Nguyễn Đồng (1926-2007)
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tháng năm biếng ngủ trong đời chật
Củi than cời rạng vẻ phong trần

          Đó là hai câu thơ tự thuật của ông thợ mộc nghèo khổ Nguyễn Đồng.

          Hồi còn niên thiếu, tôi được nghe cụ thân sinh nhắc đến người thợ mộc Nguyễn Đồng (quê làng Tào Sơn-Thanh Sơn, Tĩnh Gia). Rồi sau lại được nghe kể về tấm gương vượt khó, hiếu học, thi đỗ vào trường Đại học Tổng hợp Hà Nội của TS Cát Điền (tức Nguyễn Điền, con trai ông Nguyễn Đồng). 

8 thg 4, 2017

“LÁ CÀ” TRONG “GIÁP LÁ CÀ” LÀ GÌ?


Lá cà của hai bên luôn ở tư thế áp sát vào nhau
trong khi vũ khí ngắn được sử dụng
linh hoạt để đâm chém
Minh hoạ: St
     HOÀNG TUẤN CÔNG
    
      Thành ngữ “Giáp lá cà” được các nhà biên soạn từ điển giải  thích như sau:
          -“Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): giáp lá cà • trt. C/g. Xáp lá-cà, ráp đánh nhau bằng võ-khí ngắn”.

          -“Từ điển Việt Nam phổ thông” (Đào Văn Tập): “giáp lá cà • (h. Sát lá cà) Nói quân hai bên xông vào nhau mà đâm chém nhau”.

6 thg 4, 2017

“BỞI CHẢI” HAY “BƠI TRẢI”?

              Hoàng Tuấn Công     

Ảnh: Báo Phú Thọ
           

    Bác Nguyễn Cử hỏi: “Lễ hội đền Hùng có nhiều môn thể thao được tổ chức trên đất Phú Thọ. Một trong những những môn thể thao được nhiều người quan tâm là môn đua thuyền ở Bạch Hạc hay công viên Văn Lang. Tôi không rõ môn thể thao đua thuyền đó có tên gọi là bơi CHẢI hay bơi TRẢI (bởi nhiều người, bài báo sử dụng là bơi Chải, nhưng từ điển tiếng Việt lại giải nghĩa là bơi Trải). Vậy, viết đúng phải là “bơi chải”hay “bơi trải”?.

4 thg 4, 2017

SẦM SƠN XƯA VÀ NAY (Kì 1): Từ một cồn cát bỏng

                   
Từ đền Độc Cước nhìn xuống bãi tắm của Sầm Sơn thời Pháp

Ảnh: Từ liệu St
    HOÀNG TUẤN PHỔ
    Kết quả nghiên cứu địa chất học và địa lý học cho thấy cách nay ba bốn ngàn năm, Sầm Sơn còn là một vịnh nông. Núi Trường Lệ như đảo nhỏ Trường Sơn, sóng biển từng lớp từng lớp vỗ ào ào vào tận thôn Bình Hòa, xã Quảng Châu. Truyền thuyết vua An Dương vương bị quân Thục đánh đuổi chạy đến đây bị tắc lối nghẽn đường buộc phải dừng ngựa khấn thần Kim Quy giúp đỡ... có cơ sở thực tế về địa lý lịch sử.

31 thg 3, 2017

ĐẢ THẢO KINH XÀ?

ÔngTrịnh Xuân Thanh - Anh hùng lao động
thời kì đổi mới (2011), Nguyên CTHĐQT PVC
 PCTUBND tỉnh Hậu Giang, khi đang trong quá
trình bị điều tra về tội tham ô tài sản và nhiều 
tội danh khác đã đào thoát ra nước ngoài
 một cách nhẹ nhàng êm thấm
Ảnh: ST
       HOÀNG TUẤN CÔNG

    Sáng thứ bảy, bên ấm trà Long Đậu, ngọt giọng nhấp chén, thong dong lướt web. Chợt thấy lại ảnh mấy "đồng chí" nhà ta đào thoát ra nước ngoài. Chao ôi, các đồng chí ấy trốn đi êm ru như rắn trườn trong cỏ vậy! Lại nữa, đang bị truy nã quốc tế mà sao phong thái phởn phơ, ung dung đến lạ! Bỗng nhớ đến thành ngữ gốc Hán “Đả thảo kinh xà” (打草驚蛇).
           “Đả thảo kinh xà” (Đập cỏ cho rắn sợ), xuất phát từ tích như sau:
 Đời Đường có viên quan huyện Vương Lỗ hay ăn của đút, tham ô, sách nhiễu dân ghê gớm. Một lần, dân chúng họp nhau, làm một lá đơn kiện tên thuộc hạ của Vương Lỗ phạm pháp nhận của hối lộ. Vương Lỗ xem thì thấy trong đơn kiện liệt kê rất nhiều tội trạng, tất cả đều không khác gì tội của mình, nên vừa xem vừa run lẩy bẩy, rồi buột miệng nói: “Cái này...cái này...chẳng phải là đang nói về ta hay sao?”.

25 thg 3, 2017

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kì 17)

         
        HOÀNG TUẤN PHỔ

     Từ năm đi học xa, Tết Trung thu năm nào tôi cũng cố về nhà, nhưng không khí Tết kém vui dần, vì ông nội tôi đã mất năm 1946, chú thím tôi ra ở riêng nhà bên cùng với bà nội tôi. Nhà tôi chỉ còn lại bốn người, vẫn trải chiếu giữa sân với mâm “cỗ Tết” đơn sơ rau muống luộc, cá đồng om mẻ. Đặc biệt không bao giờ thiếu món củ chuối bung lươn. Đêm ấy, nằm bên mẹ, tôi lại được nghe tiếng ru ngâm giọng ấm áp, ngọt ngào như tuổi còn ấu thơ:

24 thg 3, 2017

CÒN GÌ LÀ GIANG SƠN ĐỊA MẠCH?

Hình ảnh Sơn Trà bị đào bới để nhồi cọc bê tông
làm biệt thự.
Ảnh:ST
        HOÀNG TUẤN CÔNG

       
      Sơn Trà không phải của riêng Đà Nẵng. Sơn Trà là của cha ông từ nghìn xưa để lại cho cháu con nước Việt. Vậy mà bán đảo xinh tươi này đang bị một nhóm người có quyền lực đào bới, triệt hạ cỏ cây, hòng bóc lột thiên nhiên đến tận xương tuỷ...

18 thg 3, 2017

LĂNG LOẠN VÀ LĂNG LOÀN

                                                                             
Minh hoạ chỉ mang tính hài hước
Ảnh: ST



HOÀNG TUẤN CÔNG

Bạn đọc Trương Thanh Hiếu (Hà Nam) hỏi: “Khi chửi mắng một người phụ nữ hỗn xược, người ta hay dùng từ “lăng loàn”. Xin cho biết tại sao lại gọi là “lăng loàn”, và trong những hợp nào thì bị xem là “lăng loàn”?


          Trong “Đất lề quê thói” có một tiểu mục tên là “LĂNG LOÀN”. Tác giả Nhất Thanh viết: “Cô gái về nhà chồng, sau mọi thủ-tục lễ-nghi, bước chân vào phòng cô dâu, việc đầu tiên là vội vàng ngồi vào nơi đầu giường ngủ, và khi thay áo thì tìm cách vắt chờm lên trên áo của chồng, sớm được chừng nào hay chừng nấy. Những bạn bè đã đi bước trước và nhiều khi chính mẹ cô dâu đã rỉ tai bảo làm như vậy thì rồi sẽ không bị chồng bắt nạt, và trái lại sẽ bắt nạt được chồng. (...) Tâm lý của phần đông các cô, rồi thành các bà, là thích bắt nạt chồng. Vừa mới bước chân về nhà người ta đã vội vã thực hiện ngay mấy điều tâm-niệm kia, rồi luôn luôn tìm cách áp đảo, không dùng thế công thì cũng giữ thế thủ”.

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kì 16)

          HOÀNG TUẤN PHỔ
Cụ Hoàng Tuấn Phổ (mùa đông 2017)
Ảnh: HTC

         Sau khi bất ngờ được tạm tha, tôi trở về nhà, sống theo kiểu tù giam lỏng. Nghĩa là tuyệt đối không được bước chân ra khỏi ngõ.

          Nhà tôi không có bò, chỉ giữ lại dăm sào để khỏi phải ăn đong, do mẹ tôi và anh Nậu lo cày cuốc cấy hái, suốt ngày vật lộn với công việc đồng áng. Tôi ở nhà quét dọn nhà cửa, nấu nướng cơm nước. Mẹ tôi không có tiền đi chợ, bữa ăn triền miên rau lang luộc chấm nước mắm cáy thối, do bị gió thổi lật bay mất chiếc nón lá rách đội trên vại, nước mưa chảy vào. Ngoài ra còn có món cà thâm, cà trắng, muối từ mùa cà tháng ba năm ngoái. Vại cà muối hơi đầy. Cái nén cà bằng đá Nhồi hơi nhẹ, nước chỉ lên được nửa vại. Khi lấy cà để ăn, anh Nậu moi chọn quả trắng đẹp ăn trước, sau còn lại đều cà thâm. Cà thâm hết, đến cà lũn cũng ăn. Cà lũn phải bỏ nồi kho lại. Anh Nậu khéo vét trong hông lọ mỡ rán hồi Tết Nguyên đán, sót lại, bỏ vào món cà lũn sau khi nấu chín, làm mất mùi  hôi, hơi có mùi thơm, dễ ăn hơn.

14 thg 3, 2017

NGHĨA CỦA CHỮ “BỒN” TRONG “LÂM BỒN”

    HOÀNG TUẤN CÔNG

    “Lâm bồn” là một từ Việt gốc Hán, không mấy thông dụng trong giao tiếp, nhưng lại được sử dụng khá nhiều trên sách báo hàng ngày. Ví dụ một số báo đặt tít: “Đến lúc lâm bồn mới biết mang thai.” (dantri.com.vn); “Cô gái không biết mình có thai...đến lúc lâm bồn.” (thanhnien.vn); “Tại sao đàn ông không nên gần vợ lúc lâm bồn.” (vietnam.net.vn); “10 dấu hiệu cho biết bạn sắp lâm bồn.” (nuoiconkieumy.com);“Chuẩn bị đến ngày lâm bồn.” (songkhoe.vn)...

11 thg 3, 2017

'LƯNG CHỮ CỤ, VÚ CHỮ TÂM" TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?

        
Lưng thẳng, cân đối khi ngồi
giống như hình chữ cụ 

Tranh: Nguyễn Thanh Bình
                    HOÀNG TUẤN CÔNG

       Trong truyện dài “Đứa con của thần linh”, Nhà văn Trần Quang Vinh viết: “Ngày ấy bà được khen là cô gái đẹp nhất làng, (...) những chuẩn mực thể hiện khả năng sinh con đàn cháu đống của người đàn bà như thắt đáy lưng ong, lưng chữ cụ vú chữ tâm cũng hội tụ ở người con gái ấy”.
         Tiểu thuyết “Một trăm và chín chín” (Trần Chiểu) viết: “Cụ Cố khen tôi “lưng chữ cụ vú chữ tâm”, hai núm như hai hột đào tơ, mắn đẻ, khéo nuôi con, cụ muốn lấy tôi làm vợ bé... 

6 thg 3, 2017

THUỐC LÀO - TƯƠNG TƯ THẢO

Đàn bà An Nam hút thuốc lào
              HOÀNG TUẤN CÔNG

    Thuốc lào có tên chữ là “tương tư thảo” (cỏ tương tư). Ý đã trót hút vào rồi thì không bỏ được, đêm thương ngày nhớ tựa kẻ mắc bệnh tương tư vậy.

Theo Lê Quý Đôn, nước Nam ta vốn không có giống thuốc ấy. Từ năm Canh Tý, niên hiệu Vĩnh Thọ (1660), đời vua Thần Tông nhà Lê, người nước Ai Lao mang giống đến, dân ta mới đem trồng. Quan, dân, đàn bà, con gái đua nhau hút, đến nỗi có người nói rằng: “Nhịn cơm ba ngày còn được, chứ một lúc nhịn hút thuốc thì không được”.

4 thg 3, 2017

“SƯỢNG MẸ, BỞ CON” NGHĨA LÀ SAO?

Củ khoai lang khổng lồ,
nằm trong đất tới 6 tháng ở Hà Nam
                                                                Ảnh: Dân Trí
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ “Sượng mẹ, bở con” có nhiều cách giảng rất khác nhau.
-Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Sượng mẹ bở con: (Củ cái khoai sọ càng) sượng thì củ con tất càng bở. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Đừng vội coi khinh những thứ có vẻ ngoài xấu xí vì lắm thứ thực chất vốn khác xa vẻ ngoài”.
-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân): “Sượng mẹ bở con: Sượng là nói khoai chưa thực chín, còn sần sật) Ý nói: Mẹ phải chịu đựng khó khăn để cho con được sung sướng”.

25 thg 2, 2017

LƯỠI CON NGƯỜI TA DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?

Những cuốn từ điển tiếng Việt nhiều sai sót
mang tên NXB Thanh Niên vẫn bày bán công khai
tại Nhà sách FAHASA
Ảnh: HTC

             HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển tiếng Việt thông dụng dành cho học sinh, sinh viên” (Ngọc Hằng - Kỳ Duyên, NXB Thanh Niên 2016) viết: “LƯỠI (danh từ) miếng thịt ở trong miệng dùng để nếm”. Sách này không nói rõ đó là “miếng thịt” lợn, hay thịt bò. Tuy nhiên, cứ theo đây, thì ngoài chứng câm điếc bẩm sinh, thì người ta bị câm, hay nói ngọng, hoàn toàn không phải do trong mồm không ngậm “miếng thịt”, hay “miếng thịt” ấy ngắn, dài thế nào. Nói cách khác, nếu thiếu đi “miếng thịt” mà từ điển tiếng Việt mang tên NXB Thanh Niên mô tả, thì người ta vẫn nói được như thường, chỉ mỗi tội không nếm được mà thôi.

23 thg 2, 2017

Người Thanh Hóa lập làng nghề phố nghề trên đất Bắc

         
Chùa Kim Liên (làng Nghi Tàm)
Ảnh: ST
 
         HOÀNG TUẤN PHỔ

           Ngọc phả đền làng Hòe Thị và Thị Cấm do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) đời Lê Anh tông, chép sự tích tôn thần Phan Tây Nhạc người thời Hùng Vương quê châu Ái, tức bộ Cửu Chân (Thanh Hóa) nước Văn Lang. Sinh thời Phan Tây Nhạc theo Tản Viên đánh giặc Thục, lập công lớn được vua Hùng gả cháu gái Hoàng hậu làm vợ và phong ấp vùng Hương Canh (huyện Từ Liêm, Hà Nội). 

11 thg 2, 2017

“THUỐC NAM ĐÁNH GIẶC, THUỐC BẮC LẤY TIỀN”

Xuyên sơn giáp (Tàu) con trút (ta)
Ảnh: ST
Hoàng Tuấn Công

Trong cuộc gặp gỡ lần hai giữa Quang Trung Nguyễn Huệ và La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, “Huệ hỏi: “nghe thầy học tinh lý-số, lại hay mưu lược. Nay Tôn-Sĩ-Nghị nó sang, thầy nghĩ chước nào?” Thầy Nguyễn Thiếp thưa rằng: “Quân quý thần tốc”. Huệ nói rằng: “Phải, phải, tôi nay ra đánh cho nó chết. Tôi mà dẹp được giặc Tầu xong, thì xin rước thầy ra dạy học. Tôi muốn khí-dụng gì cũng chẳng mua của nước Tàu”. Thầy Nguyễn Thiếp lại thưa rằng: “Chỉ có thuốc Bắc phải dùng của Tầu mà thôi”.(1)

5 thg 2, 2017

TIẾC THƯƠNG NHÀ NGHIÊN CỨU THÁI KIM ĐỈNH (1926-2017)

        
Nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh
Ảnh: Tạp chí VHNT Hà Tĩnh

       HOÀNG TUẤN CÔNG 
Nhà nghiên cứu Văn hoá Thái Kim Đỉnh vừa vĩnh biệt cõi trần (4/2/2017). Sinh thời, trong số những bức thư Nhà nghiên cứu Thái Kinh Đỉnh gửi cho cụ thân sinh tôi - Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ - có một “mẩu thư” khá đặc biệt. Đó là thư cụ Thái gửi trả lại tiền nhuận bút, với những dòng run run ghệch ngoạc của người cầm bút sau “tai biến”:

3 thg 2, 2017

LỄ HỘI KIM THỜI PHÚ (Cao Bồi Già)


Tranh cướp ấn
Ảnh: Sưu tầm
        CAO BỒI GIÀ

TCTP: Bài phú này do bác Cao Bồi Già gửi cho Tuấn Công Thư phòng Tết năm Bính Thân (2016). Nay thấy nội dung vẫn còn nguyên tính thời sự nên xin được đăng lên hầu bạn đọc.





13 thg 1, 2017

VỌNG BÁI GS VÕ QUÝ (1929-2017)

Hai tập sách của GS Võ Quý
Ảnh: HTC
        HOÀNG TUẤN CÔNG


TCTP hiện sở hữu hai tập sách “Chim Việt Nam, hình thái và phân loại” (Võ Quý -NXB Khoa học và Kỹ thuật). Cảm phục và biết ơn cụ thân sinh, trong hoàn cảnh cơm chẳng có mà ăn, áo chẳng có đủ mặc, vậy mà vẫn đón mua đủ cả hai tập (tập I ấn hành ở Hà Nội 1975, giấy khá đẹp; tập II in ở TPHCM năm 1981, giấy nứa đen, xấu). Dĩ nhiên, tiền mua những cuốn sách như thế này bao giờ cũng có sự đóng góp từ hạt lúa, củ khoai ở quê nhà.

11 thg 1, 2017

"Từ điển tiếng Việt" (NXB Thanh Niên), thật hay giả?

Từ điển tiếng Việt
mang tên NXB Thanh Niên
hiện phát hành tại thị trường Thanh Hoá
Ảnh: HTC
            HOÀNG TUẤN CÔNG
Các nhà xuất bản chân chính cần lên tiếng, cơ quan chức năng cần vào cuộc để điều tra và kết luận nhằm ngăn chặn, trừng trị nạn làm sách bậy.
Trong bài “Từ điển tiếng Việt lậu tràn ngập thị trường” (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 10-1-2017), ông Nguyễn Xuân Trường - Giám đốc NXB Thanh Niên - cho biết: Các cuốn từ điển mắc nhiều sai sót như “Từ điển tiếng Việt thông dụng dành cho học sinh - sinh viên” (Ngọc Hằng - Kỳ Duyên - NXB Thanh Niên, 2016) và “Từ điển tiếng Việt” (Khang Việt, NXB Thanh Niên, 2016, mà trong bài viết “Sai như... từ điển”, Báo Người Lao Động ngày 11-1 đã phản ánh) là “những đầu sách in lậu, giả mạo thương hiệu của NXB Thanh Niên" (?!).

10 thg 1, 2017

“TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT” (NXB THANH NIÊN): “GIAO CẤU” nghĩa là “...LẤY NHAU”

Từ điển tiếng Việt (NXB Thanh Niên)
đơn vị phát hành Khangvietbook
Ảnh: HTC
               HOÀNG TUẤN CÔNG

Đó là cách giảng của Từ điển tiếng Việt, (Khang Việt, NXB Thanh Niên, 2016).
Ngoài bìa, phía trên cùng, sách không ghi tên tác giả, mà có hai dòng chữ: “KHOA HỌC - XÃ HỘI - NHÂN VĂN; NGÔN NGỮ VIỆT NAM, khiến độc giả lầm tưởng từ điển của “VIỆN NGÔN NGŨ HỌC”, hoặc “TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN”(!). Phía dưới tên sách là những thông tin hấp dẫn: “Giải thích rõ ràng”; “Cập nhật nhiều từ mới”; “Tiện lợi để tra cứu”; “370.000 từ”. Với khuôn khổ 10x18cm, 1006 trang, mà chứa tới 370.000 (ba trăm bảy mươi nghìn) từ thì thật là kinh khủng. Kể cả đếm từng chữ trong cuốn sách chưa chắc đã đạt được số lượng như vậy (!!!).

5 thg 1, 2017

“TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT” CỦA NXB THANH NIÊN: “GIAO PHỐI” nghĩa là “KẾT HÔN”!


         
Ảnh: HTC
                 HOÀNG TUẤN CÔNG

Đó là định nghĩa của “Từ điển tiếng Việt thông dụng dành cho học sinh - sinh viên” (tác giả Ngọc Hằng - Kỳ Duyên - NXB Thanh Niên, 2016).
          Bìa sách, ngoài dòng chữ nhái “Trung tâm từ điển học”, còn có những thông tin rất hấp dẫn, như: “Cập nhật nhiều mục từ mới”, “Nhiều hình ảnh minh hoạ”, sách “Bán nhiều nhất”...
          Vậy, sách này “cập nhiều mục từ mới” như thế nào?
          Xin thưa rằng hoàn toàn ngược lại. Nghĩa là rất nhiều từ cũ, từ dùng sai cách đây ngót một thế kỉ, đã được nhóm tác giả này “khai quật”, sao chép lại để “dành cho học sinh- sinh viên”. Sau đây là ví dụ về một số cái sai của Nhóm Kim Danh - Ngọc Hằng (KDNH). Chúng tôi sẽ lấy chính cách giảng nghĩa của “Từ điển tiếng Việt”  (VietlexHoàng Phê chủ biên, do Trung tâm Từ điển học (The Lexicography Center – Vietlex) chính lý và bổ sung (cuốn từ điển này bị Nhóm KDNH làm nhái, chúng tôi sẽ nói rõ ở phần sau), để chỉ ra những sai sót của KDNH (phần ví dụ của Vietlex, chúng tôi xin lược bớt):

24 thg 12, 2016

SAO LẠI "THÀNH KÍNH PHÂN ƯU"?

Dòng chữ "kính viếng" thường thấy, nay đã được thay
bằng "Thành kính phân ưu"
Ảnh: ST
             HOÀNG TUẤN CÔNG

Trên mạng xã hội, mỗi khi gửi lời chia buồn tới bạn bè có người thân mới mất, nhiều người thường viết: “Thành kính phân ưu!”; hay “Thành kính chia buồn!”. Ngoài đời, những dòng chữ này còn được viết lên các dải băng gắn trên vòng hoa viếng người đã khuất.

          “Phân ưu” 分憂 là từ Việt gốc Hán [ = chia; = lo, buồn], đối dịch là “chia buồn”, cũng là nghĩa từ vựng của từ này. Tuy nhiên, các nhà biên soạn từ điển vẫn có sự khác nhau trong cách giải nghĩa:

4 thg 12, 2016

“MỒ CHA KHÔNG KHÓC, KHÓC ĐỐNG MỐI...”

Dây leo bòng bong hay mọc ở bụi rậm
Ảnh: HTC
        HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ “Mồ cha chẳng khóc khóc đống mối; mồ mẹ chẳng khóc khóc bối bòng bong” khá thông dụng và dường như không có gì cần phải bàn cãi về nội dung, ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, xét cách giải thích của các nhà biên soạn từ điển lại thấy vấn đề không phải như vậy.