26 thg 12, 2021

“CHẮP BÚT” HAY “CHẤP BÚT”?

 

Chấp bút nghĩa gốc
là cầm bút
HOÀNG TUẤN CÔNG


Ai chắp bút cho bài phát biểu gây chú ý của Tổng thống Trump tại APEC? (báo Dân Trí – 2017); “Người chắp bút dự thảo Hiến pháp đầu tiên.” (báo Pháp Luật Việt Nam – 2018); “…Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Trần Trọng Trung, người từng có thời gian tham gia chắp bút cho Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp…” (dienbien.gov.vn)...

          “Người chấp bút hồi ký Thương Tín…” (Dân Việt – 2016); “Cộng đồng mạng xôn xao vì người chấp bút vắng mặt trong buổi ra mắt sách của Hà Chương.” (báo Viettimes - 2020); “Không phải tác giả nào cũng xem chấp bút cho tự truyện là nghề.” (báo Phunuonline - 2018).

13 thg 12, 2021

ĐÃ ĐỜI CHÂU CHẤU ĐÁ XE…

 

 

Tác giả Nguyễn Nhưng
Ảnh: FB Nguyễn Nhưng
              NGUYỄN NHƯNG
          (Lưu tư liệu từ FB Nguyễn Nhưng)

“Châu chấu” là Hoàng Tuấn Công (Cử nhân khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội), làm việc ở Ban Khuyến nông tỉnh Thanh Hoá.
“Xe” là Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, chuyên gia từ điển, tác giả của hơn 40 đầu sách, có những cuốn đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ…“đá” là cuốn sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu” của tác giả Hoàng Tuấn Công.

Cuốn này mình mua từ năm 2017, đọc gần 3 năm mới xong.


Sách phê bình nghiên cứu nên không thể đọc nhanh như đọc tiểu thuyết. Đúng ra là mình vừa đọc, vừa nghiềm ngẫm như học.

VỀ CUỐN SÁCH CỦA HOÀNG TUẤN CÔNG

 ĐẶNG KÍCH

(Lưu tư liệu từ dangkich.com)

Bản sách tái bản 2018
có bổ sung 100 trang
Cách độ 7 năm nay tôi hay vào xem “Tuấn Công thư phòng” và cũng từ đó biết được những tranh luận xoay quanh các Từ điển của cố GS Nguyễn Lân. Bằng vốn tri thức phong phú do tự học lại qua trải nghiệm thực tế nên những lập lý mà Hoàng Tuấn Công phản biện lại là xác đáng, khó ai có thể bắt bẻ. Anh ta dẫn liệu từ nhiều nguồn và phân tích rất logic với thái độ rõ ràng, mạch lạc và khá thẳng thắn. Ví dụ: Chỗ này GS Nguyễn Lân sai, chỗ kia GS Nguyễn Lân chắc bị nhầm...

Gần đây các bài viết rời rạc ấy được in thành sách và phát hành rộng rãi được đông đảo bạn đọc đón nhận, hoan nghênh.

"CHIA SẺ" VÀ "CHIA XẺ"

         

            HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong tiếng Việt, “chia sẻ” và “chia xẻ” là hai từ thường bị dùng lẫn lộn hoặc đánh đồng làm một, dẫn đến lỗi sai chính tả. Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao. Thậm chí ngay cả người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và biên soạn từ điển chính tả cũng nhầm lẫn, viết sai. Ví dụ:

3 thg 12, 2021

“KỲ YÊN”, “AN”, “BÌNH”, “YÊN” CÓ PHẢI NHƯ GIẢI THÍCH CỦA GS. TRẦN NGỌC THÊM

   

              HOÀNG TUẤN CÔNG
 

Nhà nghiên cứu văn hoá, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là tác giả sách “Cơ sở văn hoá Việt Nam”. Trong đó, ông quy cho văn hoá Việt Nam cái gọi là “bản chất âm tính”, rồi hầu như mọi hiện tượng xã hội đều được giải thích xoay quanh nó. Trong tham luận “Xây dựng văn hoá học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”[1], mục  2. Các mô hình văn hoá học đường”, GS. Trần Ngọc Thêm viết:

Văn hoá Việt Nam truyền thống thuộc loại hình âm tính, trọng tĩnh điển hình. Do vậy, văn hoá học đường Việt Nam truyền thống thuộc loại hướng đến xã hội ổn định”.

29 thg 11, 2021

GS. TRẦN NGỌC THÊM VÀ "TRƯỜNG HỢP TÍNH CÁCH NGƯỜI THANH HOÁ".

 

Toàn cảnh buổi toạ đàm
Ảnh: vnuhcm.edu.vn

HOÀNG TUẤN CÔNG


Năm 2016, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM tổ chức tọa đàm “Xây dựng phương pháp nghiên cứu tính cách vùng miền: Trường hợp tính cách người Thanh Hóa”.

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm là báo cáo viên.

VỀ CÁCH HIỂU HAI CHỮ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA GS. TRẦN NGỌC THÊM

 

GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
Ảnh: báo Lao Động
     HOÀNG TUẤN CÔNG

Nêu lý do cần chấm dứt sử dụng khái niệm “trồng người” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”, GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng, chữ “trồng” trong “trồng người” mang ý nghĩa áp đặt của giáo dục thời phong kiến, “con  người được coi như cái cây”.

Cụ thể, sau khi trích dẫn lời Quản Trọng: “Kế một năm chi bằng trồng lúa, kế mười năm chi bằng trồng cây, kế trọn đời chi bằng trồng người. Trồng một gặt một ấy là lúa. Trồng một gặt mười ấy là cây. Trồng một gặt trăm ấy là người”, GS. Trần Ngọc Thêm phê phán: “Vào thời phong kiến xưa thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều coi con người là đối tượng cần được giáo hoá; con người được coi như cái cây, hoàn toàn lệ thuộc vào môi  trường một cách thụ động: Trồng ở đất này thì cho trái ngọt nhưng trồng sang đất khác có thể lại cho trái chua”.

19 thg 10, 2021

VÔ ĐỀ

                       HOÀNG TUẤN CÔNG 

Dơi quả treo cành
Ký hoạ: Hoàng Tuấn Phổ


 

Năm 1984 Cụ thân sinh tôi vướng vào vụ án văn chương "Năm Tý nói chuyện chuột". Đích thân Bí thư Tỉnh uỷ Hà Trọng Hoà phê vào công văn dòng chữ mực đỏ "buộc thôi việc, nhưng cho hưởng mất sức". Cụ trở về quê nhà, vui với sân vườn, đọc sách và làm nghề thuốc Bắc, châm cứu chữa bệnh miễn phí cho dân làng.

Ba năm sau (1986) vườn nhà có cây táo Thiện Phiến do tay Cụ trồng bói quả. Cả nhà vui mừng, ăn thử vài quả, còn lại để dành nhìn ngắm cho đẹp.

27 thg 9, 2021

“ĐẦU” TRONG “CÁ ĐẦU CAU CUỐI” NGHĨA LÀ GÌ?

                    

Phần về phía đầu cá bao giờ cũng nhiều thịt
ngon hơn phần về phía đuôi

Ảnh: ST

                   HOÀNG TUẤN CÔNG

1-“Đầu” là “đầu đàn”?      

-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung – Vũ Thuý Anh – Vũ Quang Hào) giải thích: “cá đầu cau cuối (cá đầu: con cá đầu đàn; cau cuối: cau cuối buồng). Một kinh nghiệm chọn thức ăn: Cá đầu đàn to, cau cuối buồng non mềm, ăn ngon”.

-Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương) giảng: Cá đầu; cau cuối Cá (thì nên ăn những con) đầu (đàn vì đó là loại ngon nhất); cau (thì nên ăn) những quả ở cuối buồng (vì đó là loại ngon nhất)”.

THẰNG CHA GIÀ “Ó ĐÂM”!

Diều hâu
Ảnh: ST
                     HOÀNG TUẤN CÔNG

 Ó đâm” - thứ “ngôn ngữ kỳ dị”?

Trong bài Nhiều truyện tranh thiếu nhi quá phản cảm! (Báo SGGP – 6/2010), mục “Ngôn ngữ kỳ dị” có đoạn:

“...Đến nhà sách Nguyễn Văn Cừ (quận 5, TPHCM) lúc 10 giờ ngày 16-6, chúng tôi thấy tại hai dãy kệ sách thiếu nhi đã đông nghẹt người […] Dù số người tập trung khá đông, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nhưng khu vực vẫn giữ được sự yên lặng, ai cũng chăm chú vào các quyển sách.

Chợt có tiếng của một cậu bé chừng 8, 9 tuổi, hỏi người mẹ: “Ó đâm là gì hả mẹ?”. Người mẹ trẻ chau mày suy nghĩ, mãi một lúc sau mới trả lời được một cách ngập ngừng: “Ó đâm có lẽ là ngớ ngẩn đó con”.

"ĐẦU" TRONG "TÂM ĐẦU Ý HỢP" NGHĨA LÀ GÌ?

              

Uyên-ương "Tình đầu ý hợp"
Ảnh: ST
                        HOÀNG TUẤN CÔNG
        

          Bài “Tâm đầu ý hợp” trên trang Tiếng Việt giàu đẹp (26/6/2021) đặt vấn đề như sau:

Chúng ta thường dùng câu “tâm đầu ý hợp” để chỉ việc hai người thấu hiểu rất rõ về nhau, người này có thể đoán biết hoặc dễ dàng đồng tình với quan điểm của người kia. “Tâm”, “ý”, “hợp” thì hẳn ai cũng biết nghĩa, vậy còn “đầu” thì sao?

Có người cho rằng “đầu” ở đây chính là “đầu” trong “cái đầu”, “hàng đầu”. Tuy nhiên lập luận như thế thì “tâm đầu ý hợp” sẽ trở thành “tâm đặt ở đầu, ý hoà hợp lại”, nghe không hợp lý chút nào. Có người cũng ủng hộ “đầu” là “cái đầu” và giảng “tâm đầu ý hợp” là cả tâm, đầu và ý đều hợp. Cách giải thích này nghe càng khiên cưỡng hơn vì cấu trúc “ba danh từ + một động từ” gần như không xuất hiện trong thành ngữ. Đó là chưa kể đôi lúc người ta còn đảo ngược lại thành “ý hợp tâm đầu”, chẳng lẽ lúc này lại giảng là “ý hợp với tâm và cái đầu” hay sao? Vậy rõ ràng “đầu” ở đây không phải là một bộ phận trong cơ thể, cũng không phải là vị trí đối lại với “cuối”.

SÓNG NƯỚC CỔ KHÊ

 

Bia chùa Hưng Phúc
Ảnh: ST
              HOÀNG TUẤN PHỔ

Sóng nước Cổ Khê” là tên cuốn truyện lịch sử của tác giả Hoàng Tuấn Phổ (Ty Văn hoá Thanh Hoá xuất bản năm 1978).

Cuốn truyện lịch sử dựng lại trận kịch chiến của quân nhà Trần cùng hương binh hương Yên Duyên Thanh Hoá, đánh bật quân Toa Đô trên tuyến đường sông Cổ Khê, bến Cổ Bút, khiến chúng phải tháo chạy ra biển. Nhờ đó bảo toàn được Phủ đệ Ngọc Sơn, Thái ấp của Trần Nhật Duật – nơi Thượng hoàng Thánh tông, hoàng đế Nhân tông và tam cung, lục viện, cùng cận thần tướng sĩ hộ giá đang tạm lánh trước sức tiến công ồ ạt của quân Nguyên.

Rất tiếc, trải qua thời gian với nhiều biến cố, rồi do người này người kia mượn..., những bản lưu cuối cùng của tác giả cũng đã không còn.

Trước khi cuốn sách được tái bản, bạn đọc quan tâm đến trận chiến Cổ Khê đạo chống quân Toa Đô, có thể đọc trích đoạn của thể oại địa chí của tác giả Hoàng Tuấn Phổ trong sách “Địa chí huyện Quảng Xương” (Hoàng Tuấn Phổ chủ biên-NXB Từ điển Bách khoa, 2010).

25 thg 9, 2021

TUẦN 49 NGÀY

    

       HOÀNG TUẤN PHỔ

Lễ cúng cơm tính từ ngày thân nhân mới mất đến ngày thứ 49, cúng tuần “thất thất” hay “tứ cửu”. (Thất thất  là 7 ngày x 7 ngày = 49 ngày; tứ cửu là “bốn chín” tức 49 ngày). Dân gian thường gọi con số 50 - tuần 50 ngày cho chẵn, và cũng tính 50 ngày để cúng cho dễ nhớ. Tất nhiên như thế là sai, dù chỉ sai một ngày, vì không đúng ý nghĩa của tuần “tứ cửu”, còn gọi là thất thất hay chung thất. Vậy, lễ cúng tuần 49 ngày có ý nghĩa gì?

Chương “Sống chết - Hồn phách” của sách này đã nói rõ “hồn” và “phách” (tức hồn và vía), ở đây không nhắc lại.

13 thg 7, 2021

“CHỮ TỐT” VÀ “BÚT CÙN”

 

Thư pháp bằng bàn chải đánh răng
Ảnh: ST
               HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương - NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh – 2010) thu thập và giải thích: Chữ tốt chẳng nề bút cùn: Chữ viết hễ đẹp rồi thì bút dẫu cùn cũng đâu có sao. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Đã có thực tài thì dẫu ai xét đoán cũng chẳng hề gì”.     

Soạn giả diễn giải nghĩa hiển ngôn đúng, nhưng giải thích nghĩa bóng thì sai hoàn toàn.

Theo nghĩa đen, cái “bút cùn” ở đây là vật dụng để viết chữ, không phải dụng cụ, phương tiện để “xét đoán”, thẩm định độ đẹp xấu của chữ. “Chữ tốt chẳng nề bút cùn”, hoàn toàn khác với cách nói Trà ngon không sợ phẩm bình, việc tốt không sợ xét đoán [好茶不怕細品,好事不怕細論 - Hảo trà bất phạ tế phẩm, hảo sự bất phạ tế luận – Tục ngữ Hán]. Bởi vậy, không thể hiểu câu “Chữ tốt chẳng nề bút cùn”, thành “Đã có thực tài thì dẫu ai xét đoán cũng chẳng hề gì”. Nếu thế, câu tục ngữ phải là “Chữ tốt chẳng sợ khen chê” mới đúng.

2 thg 7, 2021

THÀNH ĐÁ KHÔNG BẰNG DẠ NGƯỜI !

 

Cổng phía Nam thành Tây Đô
Ảnh: ST
            HOÀNG TUẤN CÔNG

Thành đá không bằng dạ người Thành (xây bằng) đá cũng chẳng (bền vững bằng những thứ được ghi giữ lại trong) lòng dạ con người. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Những gì được người đời ghi giữ trong lòng mới là những thứ lâu bền đích thực”.

          Đó là giải thích của Nguyễn Đức Dương trong “Từ điển tục ngữ Việt” (NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh – 2010).

22 thg 6, 2021

"VẢY MẠI THÌ MƯA, BỐI BỪA THÌ NẮNG" - "BỐI BỪA" NGHĨA LÀ GÌ?

            HOÀNG TUẤN CÔNG

Mây hình bối bừa
Ảnh: ST

-"Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Vảy mại thì mưa; bối [?] bừa thì nắng (Mây mà) hiện lên trên nền trời hình vảy cá mại (là điềm) trời sắp mưa; (mây mà) hiện lên trên nền trời hình đường bừa (là điềm) trời sẽ nắng”.

-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung) vảy mại thì mưa, bối bừa thì nắngMột kinh nghiệm dự đoán thời tiết: mây trên trời kết lại như hình vảy cá mại trên trời là sắp mưa, mây kết thành những vệt như đường bừa trên ruộng là trời sắp nắng”.

9 thg 6, 2021

“MUỐN ĂN ĐI TÁT, MUỐN NGỒI MÁT ĐI CÂU”, NGHĨA LÀ GÌ?


Ảnh minh hoạ: ST
                HOÀNG TUẤN CÔNG   

     Trong “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương – NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh – 2010) có một số câu tác giả thu thập, nhưng xếp vào diện “chưa rõ nghĩa”. Cách làm này thể hiện sự thận trọng, và cũng có cái hay là lưu ý cho độc giả và các nhà nghiên cứu về những vấn đề còn bỏ ngỏ. Một trong số những câu “chưa rõ nghĩa” đó là: “Muốn ăn đi tát; muốn ngồi mát đi câu”.

          Sau đây, chúng tôi xin đưa ra cách giải thích câu tục ngữ này.

30 thg 5, 2021

SAO LẠI NÓI “LANH CHANH NHƯ HÀNH KHÔNG MUỐI”?

Thực nghiệm giã hành
Ảnh: HTC
                 HOÀNG TUẤN CÔNG


Cách giải thích của từ điển
:

1-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): lanh chanh như hành không muối Ngđ: Một kinh nghiệm: giã hành củ, phải cho vài hột muối, nếu không củ hành sẽ nhảy ra ngoài cối. Ngb: Hấp tấp vội vàng, nhanh nhảu đoảng, vô duyên”.

2-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) thu thập dị bản: Không muối thì hành lanh chanh”, và giải thích: “Hễ vắng mặt muối là hành đâm ra lanh chanh ngay. Hay dùng để than phiền về những kẻ hay làm hỏng việc khi chẳng có người theo dõi do quá nhanh nhảu (Chú thích: Lanh chanh vt. Ưa làm những việc vốn chẳng phải là phận sự chính của bản thân mình (do quá nhanh nhảu)”.

6 thg 5, 2021

NXB KIM ĐỒNG DỪNG PHÁT HÀNH SÁCH "THÀNH NGỮ BẰNG TRANH" DO NHIỀU SAI SÓT

 

Một mục giải thích sai
trong "Thành ngữ bằng tranh"

                                   YẾN ANH 

                          (Báo Người Lao Động)


(NLĐO)- Sau loạt bài phản ánh của Báo Người Lao Động, Giám đốc NXB Kim Đồng ngày 6-5 cho biết NXB này dừng phát hành cuốn sách "Thành ngữ bằng tranh"

Liên quan đến thông tin cuốn sách "Thành ngữ bằng tranh" (biên soạn: Nguyễn Thị Hường Lý, tranh: Nguyễn Quang Toàn, NXB Kim Đồng - 2020), quá nhiều lỗi, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 6-5, ông Bùi Tuấn Nghĩa, Giám đốc NXB Kim Đồng, cho hay NXB này đã dừng phát hành cuốn sách.

5 thg 5, 2021

SÁCH "THÀNH NGỮ BẰNG TRANH" CÓ QUÁ NHIỀU SAI SÓT (Kỳ 3)

 

Bìa 4 "Thành ngữ bằng tranh"
                HOÀNG TUẤN CÔNG

(Phần trong ngoặc kép sau số mục, in nghiêng là nguyên văn trong sách “Thành ngữ bằng tranh”; phần xuống dòng tiếp theo là nội dung trao đổi của chúng tôi. Với những mục xét thấy không cần thiết trích dẫn, chúng tôi xin lược bỏ phần giải nghĩa từ vựng):


10 -“Bất tỉnh nhân sự: “Bất tỉnh: Trạng thái mê man, không biết gì. Nhân: Nguyên nhân (nói tắt). Sự: Việc, chuyện”. Ý  nói: Ở trạng thái hôn mê, ngất xỉu trong một lúc vì lý do gì đó”.

          “Nhân” ở đây có nghĩa là người, không phải “nhân” là “nguyên nhân (nói tắt)”. Hán ngữ đại tự điển giải nghĩa:

-“nhân sự: 4. phiếm chỉ đối tượng của ý thức con người. Như: nó đã hôn mê rồi, nhân sự bất tri [4.泛指人的意識的對象.: 他昏迷過去了, 人事不知].

-“nhân sự bất tỉnh: nói hôn mê bất tỉnh, mất tri giác.” [vị hôn mê bất tỉnh, thất khứ tri giác - 人事不省: 謂昏迷不醒,失去知覺].

Như vậy, “nhân” trong “nhân sự” 人事 có tự hình là “”, trong khi “nhân” trong “nguyên nhân” phải có tự hình là .

3 thg 5, 2021

SÁCH "THÀNH NGỮ BẰNG TRANH" CÓ QUÁ NHIỀU SAI SÓT (Kỳ 2)

 

                    HOÀNG TUẤN CÔNG

a-Phỏng đoán và suy diễn (tiếp Kỳ I)

(Phần trong ngoặc kép sau số mục, in nghiêng là nguyên văn trong sách “Thành ngữ bằng tranh”; phần xuống dòng tiếp theo là nội dung trao đổi của chúng tôi. Với những mục xét thấy không cần thiết trích dẫn, chúng tôi xin lược bỏ phần giải nghĩa từ vựng):

5 -“Nuôi báo cô: Báo cô: Ngày xưa, một người đàn bà không có chồng, không có con (gọi là bà cô) thường để của cải cho một người cháu nào đó. Khi người cô già, người cháu phải nuôi, tức phụng dưỡng bà, gọi là nuôi báo cô. Báo cô chính là một nghĩa cử truyền thống tốt đẹp. Nhưng ở đời cũng có những bà cô khó tính, gây phiền nhiễu cho con cháu, nên dần dần người ta không thiện chí với công việc này nữa. Ý nói: Nuôi một người mà chẳng mang lợi lộc gì cho mình cả”.

2 thg 5, 2021

SÁCH "THÀNH NGỮ BẰNG TRANH" CÓ QUÁ NHIỀU SAI SÓT (Kỳ 1)


          HOÀNG TUẤN CÔNG 


Sách “Thành ngữ bằng tranh” (Biên soạn: Nguyễn Thị Hường Lý; Tranh: Nguyễn Quang Toàn – NXB Kim Đồng, 2020).

NXB Kim Đồng cho biết, sách “Thành ngữ bằng tranh” là một cuốn “từ điển bỏ túi với hơn 300 thành ngữ tiếng Việt thông dụng […] Người biên soạn cuốn sách […] đã chọn cách giải thích dễ hiểu nhất, trực diện với từng thành ngữ để người đọc có được thông tin nền, chuẩn về nó”, và sách “có thể được sử dụng như một cuốn từ điển thành ngữ mini trong gia đình và nhà trường”.

17 thg 4, 2021

CHỖ ĐAU HAY ĐỤNG

 

Hình ảnh gợi lên ký ức đau buồn
của hàng triệu người không thuộc
về "bên thắng cuộc".

Ảnh: ST
                 HOÀNG TUẤN CÔNG

      30/4/1975 là một sự kiện mà "khi nhắc lại có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn" (trích lời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt). Với "hàng triệu người vui", có khi không mấy ai để ý, nhưng với "hàng triệu người buồn", thì những từ ngữ như "Mậu Thân 68", "ba mươi tháng tư một chín bảy lăm", "giải phóng miền Nam", "Sài Gòn", "TP Hồ Chí Minh", "Ngô Đình Diệm",... "Dương Văn Minh", ...và rồi "di tản", "thuyền nhân", "tị nạn",... luôn gợi nhớ, đụng chạm vào quá khứ, nhắc nhớ lại những mất mát, đau thương..."Hàng triệu người buồn" cảm thấy dường như những từ ngữ ấy luôn nhắm vào mình, cố tình nhắc đến, và hay được nhắc đến, xoáy sâu hơn bất cứ những từ ngữ nào khác. 
            Dân gian có một câu tục ngữ nói đến sự việc này là "Chỗ đau hay đụng"!

27 thg 3, 2021

VÌ SAO "BÌM BÌM ĐÂU DÁM LEO NHÀ GẠCH"?

             

Giàn bìm bìm chống nóng cho mái tôn
Ảnh: ST
                HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Bìm bìm đâu dám leo nhà gạch: Bìm bìm là thứ dây leo rất e ngại khi leo vào các nhà gạch (vì cái nóng kinh khủng toả ra từ nó có thể thiêu cháy dễ dàng cả dây bìm bìm tươi). Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Đã hèn mọn thì chớ có bám víu vào các quý ông cao sang mà dễ bị thiệt đến thân”.

Cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng soạn giả đều giảng không chính xác.

Bìm bìm (Ipomomea hederacea Jacq) thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), chữ gọi “khiên ngưu” 牽牛. Đây cũng là tên vị thuốc Bắc chữa phù thũng, thông đại tiểu tiện…

25 thg 3, 2021

MẺ KHÔNG ĂN CŨNG CHẾT !

 

Hình minh hoạ: ST
                           HOÀNG TUẤN CÔNG

      "Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương): "Mẻ không ăn cũng chết: Mẻ mà chẳng ăn thì cũng chết (nên có để dành được đâu mà cố để dành) Hay dùng để khuyên mọi người chớ có dè sẻn những thứ không thể để dành được mà uổng công”.

          Soạn giả giải thích nghĩa đen không đúng, dẫn đến nghĩa bóng cũng sai hoàn toàn. Ở đây dân gian nói mẻ mà không được ăn thì cũng chết, chứ đâu phải không ăn đến mẻ thì nó cũng chết? 

          “Mẻ” là con gì?

-“Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê-Vietlex): “mẻ d. chất chua làm bằng cơm nguội để lên men, dùng làm gia vị khi nấu thức ăn”.

24 thg 3, 2021

MƯA RỪNG CỌ, GIÓ RỪNG THÔNG

Minh hoạ trong "Tiếng Việt 3"
Ảnh: ST

          HOÀNG TUẤN CÔNG


"Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Mưa rừng cọ; gió rừng thông (Gặp) mưa trong rừng cọ cũng như gió trong rừng thông (thì chớ có lo ướt cũng như lo lạnh vì đã được cọ cũng như thông che chắn hết cho rồi)”.

Đây là một câu tục ngữ không có gì khó hiểu, nhưng vẫn bị soạn giả giải thích sai hoàn toàn.

17 thg 3, 2021

TAY VƠ CHẲNG TÀY MIỆNG LÚM


"Từ điển tục ngữ Việt"
(Nguyễn Đức Dương)
                            HOÀNG TUẤN CÔNG
       
Tục ngữ Việt Nam có câu “Tay vơ chẳng tày miệng lúm”. “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương –NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh – 2010) thu thập và giải nghĩa như sau:

 Tay vơ chẳng tày miệng lúm Tay dù giỏi thu vén (đến mấy chăng nữa vẫn chẳng kiếm được nhiều của) bằng những kẻ má lúm đồng tiền. Hay dùng để chỉ rõ lợi thế của nhan sắc so với tài thu vén trong việc kiếm tiền”.

          Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa mà soạn giả giảng, thì phải chữa câu tục ngữ thành: “Tay vơ chẳng tày lúm”. Còn ở đây, dân gian đang nói “miệng lúm”, sao lại hiểu thành “má lúm đồng tiền”?

12 thg 3, 2021

GẮP LỬA BỎ TAY NGƯỜI!

             

Minh hoạ: ST
               HOÀNG TUẤN CÔNG


       Nói về việc bị vu oan giá hoạ, thành ngữ Việt Nam có câu “Gắp lửa bỏ tay người” (dị bản Gắp lửa bỏ bàn tay; Bỏ lửa tay người; Gắp than bỏ tay người…).

Cũng ám chỉ chuyện vu oan giá hoạ, thành ngữ Hán có câu gần nghĩa “Di thi giá hoạ” 移屍嫁禍 (Đem xác chết để vu vạ cho người). Khác với “Gắp lửa bỏ tay người”, “Di thi giá hoạ” còn được xem như một mưu kế hãm hại đối phương. Võ Mị Nương (tức Võ Tắc Thiên) từng áp dụng mưu kế độc ác này khi tự tay bóp chết đứa con đẻ của mình để vu oan cho Hoàng hậu.

11 thg 3, 2021

"CHẲNG AI BÁN ĐẮT MÀ NGỒI CHỢ TRƯA" !

Người đàn ông có chiếc ô hoa
và con lợn ế ở chợ Bắc Hà(*)

Ảnh, chú thích: FB Nguyen Nguyen

                 
HOÀNG TUẤN CÔNG

         Tục ngữ Việt Nam có câu “Chẳng ai bán đắt mà ngồi chợ trưa”. Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Chưa từng thấy ai lại ưa bán đắt để phải ngồi lì ngoài chợ cho tới tận trưa (mới được ra về). Hay dùng để dặn mọi người chuyên buôn bán chớ có tham một vài món lợi nhỏ mà tự làm khổ chính mình”.

          Tuy nhiên, cả nghĩa đen và nghĩa bóng soạn giả đều giảng không chính xác.

          Xưa kia chợ sáng thường họp rất sớm và đến đến nửa buổi là bắt đầu tan chợ. Cả kẻ bán lẫn người mua đều tính toán sao cho việc mua bán kết thúc sớm để trở về nhà, có khi đường rất xa. Bởi thế, “chợ trưa” hiểu theo nghĩa bóng chỉ tình trạng ế ẩm, quá lứa lỡ thì, mà Việt nam tự điển (Lê Văn Đức) giảng là: “chợ trưa • (B) Gái về già, lỡ-thời: Em về giục mẹ cùng cha, Chợ trưa dưa héo kẻo mà buồn thay (CD).

"CHƯA CÓ TRÂU SẮM TRÂU TRƯỚC, CHƯA CÓ VỢ SẮM VỢ SAU"

Tranh của Hoạ sĩ Nguyễn Quốc Thắng

                    HOÀNG TUẤN PHỔ

       Ông Hà Văn Ban sinh thời làm Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Một hôm ông đến thăm Hội Văn học nghệ thuật. Nói về sản xuất nông nghiệp, ông Hà Văn Ban dẫn ra một câu tục ngữ phổ biến của dân tộc Thái: “Chưa có trâu sắm trâu trước, chưa có vợ sắm vợ sau”.