28 thg 11, 2022

“SỰ CỐ” CÓ PHẢI LÀ “MỘT TỪ VÔ NGHĨA”?

Hình minh hoạ ST
     HOÀNG TUẤN CÔNG

Những từ dùng sai trong tiếng Việt” là bài viết có rất nhiều sai sót, thậm chí là “tuyên truyền nhảm”, nhưng lại được không ít người tâm đắc, đăng tải, chia sẻ rộng rãi trên mạng trong nhiều năm qua. Không rõ bài viết của ai, chỉ thấy người ta ghi là “sưu tầm”. Còn sưu tầm ở đâu thì không thấy ghi rõ. Theo tìm hiểu của tôi, thì bài viết này từng được đăng trên trang của nhà văn Triệu Xuân (trieuxuan.vn) vào “Thứ sáu, 02:20 Ngày 17/01/2014”, phần cuối bài ghi “Đỗ Duy Ngọc soạn theo tư liệu trên internet”, với lời chú “tác giả gửi w.w.w trieuxuan.info”.

3 thg 11, 2022

TRAO ĐỔI VỚI TÁC GIẢ BÀI “LIỆU CƠM GẮP MẮM”

             

Mắm cá cơm hoà toàn 
có thể gắp được
Ảnh: ST
                          HOÀNG TUẤN CÔNG
       

      Trên báo Thanh Hoá (số thứ ba, ngày 4/10/2022), mục “Cà kê chuyện chữ nghĩa” có bài “Liệu cơm gắp mắm” của HDT. Đây là câu tục ngữ khá quen thuộc, tưởng chừng không có gì cần phải bàn thêm nữa. Tuy nhiên, tác giả bài viết đã đặt vấn đề khá thú vị về cách hiểu cặn kẽ nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ. Tiếc rằng, do thiếu am hiểu về thực tế đời sống cũng như lời ăn tiếng nói của dân gian, nên tác giả đã giải quyết vấn đề theo lối cảm tính, tuỳ hứng, tiền hậu bất nhất, dẫn đến những sai sót đáng ngạc nhiên. 

Để tránh "dĩ hư truyền hư", chúng tôi xin lần lượt trao đổi lại một số điểm như sau:

26 thg 10, 2022

"LÚA" LÀ "THÓC", KHÔNG PHẢI "SẠN"!



    HOÀNG TUẤN CÔNG

    Trong bài viết: Sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1không chỉ riêng bộ Cánh Diều” tác giả Xuân Dương đã “nhặt sạn” như sau (trích):

-“Trong tiếng Việt, các cụm từ “hạt lúa” và “hạt thóc” đôi khi được dùng với ý nghĩa tương tự, tuy nhiên thực tế cũng có sự phân biệt, khi chưa gặt, khi hạt còn gắn trên “bông lúa” thì gọi là “hạt lúa”, khi bị tuốt khỏi bông thì hạt đó gọi là “hạt thóc”.

Áp dụng vào ngữ cảnh bài “Gà mẹ chăm con” thì sử dụng từ “hạt lúa” là không phù hợp bởi liên quan đến câu: “Khi hết lúa, gà mẹ gọi con ra khóm chuối ở cuối vườn”.

“Lúa” là loại cây trồng, không phải hạt, nói “hết lúa” không có nghĩa là “hết thóc”, vì thế ngữ liệu bài viết không phù hợp về khoa học, “lúa” không phải thứ mà đàn gà tìm kiếm bởi trâu bò có thể ăn “lúa” chứ gà thì không.

Nếu bài viết được sửa: “… Ở đó có nhiều hạt thóc còn sót lại” thì câu văn phía dưới: “Khi hết thóc … ” sẽ không gặp vấn đề về “sạn”.(hết trích).

 

15 thg 9, 2022

“SẮP SỬA” – “SẮP” VÀ “SỬA”

     

Putin kêu Shoygu "sắp" ra một ít xe tăng,
rồi "sửa" lễ, mời thầy đến cúng, cầu bình
an cho vũ khí Nga trước khi lên đường.
(Ngữ liệu giả tưởng)
Ảnh minh hoạ: ST
                HOÀNG TUẤN CÔNG

      Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên):

-“SẮP SỬA 1 đgt. (id). Sắp xếp sẵn (đồ đạc, hành lý…) Sắp sửa hành lý”.

         Thực ra, sắp sửa là từ ghép đẳng lập [đồng đại]: sắp có nghĩa là sắp xếp, bày đặt đồ đạc (như Sắp hành lí chuẩn bị lên đường; Sắp ra một ít đồ cũ); sửa có nghĩa là sắp đặt, dọn ra (như phân tích ở mục SẮM SỬA):

“ĐẦN ĐÙ” – “ĐẦN” VÀ “ĐÙ”

Tin Nga vỡ trận ở Kharkiv, khiến Putin "đần" 
người. Còn Shoygu thường ngày trông
 đã "đù", giờ càng trở nên tội nghiệp.
Ảnh: ST
         HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên):

-“ĐẦN ĐÙ tt. Tỏ ra chậm chạp và kém cỏi trong hiểu biết và ứng xử. “Con gái trong làng họ cũng chê anh đần đù, chả cô nào mơ tưởng đến” (Vũ Thị Thường)”.

         Thực ra, đần đù là từ ghép đẳng lập [đồng đại]: đầnkhờ dại, không khôn ngoan hoặc ở trạng thái đờ đẫn, không linh hoạt (như thằng ấy đần lắm; đần độn; đứng đần người ra); đù là dáng vẻ ngờ nghệch, chậm chạp, không tinh nhanh (như đù người; Trông vẻ mặt hắn ta đù lắm). Với câu “Con gái trong làng họ cũng chê anh đần đù…”, ta có thể thay thế “chê anh đần đù” bằng “chê anh đần” hoặc “chê anh đù”, đều ổn.

13 thg 9, 2022

“HUNG HĂNG” – “HUNG” VÀ “HĂNG”

   

Ukraine càng đánh càng hăng; Nga càng đánh càng hung.
Ảnh chế: ST

       HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên):

-“HUNG HĂNG tt. Tỏ thái độ sẵn sàng hành động một cách thô bạo để chống lại người khác. Thói hung hăng. Hung hăng như con trâu điên”.

         Hung hăng là từ ghép đẳng lập [đồng đại]:  hung nghĩa là hung bạo, dữ tợn một cách không kiềm chế (như hung tàn 凶殘; hung tính; Nó hung lên); hăng nghĩa là trạng thái tinh thần hưng phấn, quyết liệt, dữ dội (như hăng máu; hăng say; Cảm thấy hăng lên):

12 thg 9, 2022

“GẬT GÙ” - “GẬT” VÀ “GÙ”

 

Putin gù Kim Chính Ân cùng tham chiến
  ở Ukraine.
Ảnh minh hoạ: ST
               HOÀNG TUẤN CÔNG

      Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên):

-GẬT GÙ đgt. Cúi nhẹ đầu rồi ngẩng lên nhiều lần nối tiếp nhau, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng. Gật gù khen hay. “Lí cựu, phó lý, thủ quỹ châu đầu trên lớp bát đĩa đầy nhặng xanh gật gù nhấc chén lên lại đặt chén xuống” (Ngô Tất Tố)”.

“HỐI HẬN” – “HỐI” VÀ “HẬN”

Sa lầy ở Ukraine, giờ đây Putin có hối 
cũng đã muộn. Nhưng xem ra ông ta chẳng  
những không hối, mà còn đang hận vì 
 không 
chiếm được Kiev trong vòng 72 giờ  
Ảnh: ST
                   HOÀNG TUẤN CÔNG
 

Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên):

-“HỐI HẬN tt. Cảm thấy đau lòng, ân hận khi nghĩ lại những lỗi lầm đã gây ra. Hối hận vì hành vi thiếu suy nghĩ của mình”.

         Thực ra, hối hận 悔恨 là từ ghép đẳng lập gốc Hán [đồng đại]: hối nghĩa là ăn năn, hối tiếc (như Sống buông thả có lúc hối không kịp); hận nghĩa là giận oán, tiếc nuối (như Tôi hận anh suốt đời; Tôi chỉ hận là không về kịp để nhìn mặt cha lần cuối). Ta có thể dễ dàng đặt một câu văn mà trong đó, hốihận đóng vai trò là những từ độc lập trong hành chức. Ví dụ: Ngày càng sa lầy ở Ukraine, giờ đây Putin có hối cũng đã muộn. Nhưng trải hơn 200 ngày tiến hành cuộc chiến xâm lược bẩn thỉu này, xem ra ông ta chẳng những không “hối”, mà còn đang “hận” vì không chiếm được Kiev trong vòng 72 giờ:

1 thg 9, 2022

TỪ "MÊ MAN" ĐẾN "MÊ MAN RA"!

Minh họa vui "Cờ Thanh Hóa"
(Sưu tầm)
               HOÀNG TUẤN CÔNG
 

Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học – Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa:

-“MÊ MAN đgt. 1. Ở trạng thái cơ thể hầu như bị mất hẳn khả năng nhận thức và đáp ứng với các kích thích trong thời gian dài. Sốt mê man. Nằm mê man bất tỉnh; 2. (id) Tập trung cao độ sức lực vào việc gì đến mức dường như quên cả thực tại. Mê man đọc sách cả ngày quên cả ăn uống. “Ông mê man giảng giải cho họ” (Kim Lân”.

22 thg 8, 2022

LẠI CHUYỆN “DỐT ĐẶC CÁN MAI”

 

Cán mai và lưỡi mai khi tháo rời nhau.
Ảnh: HTC
       HOÀNG TUẤN CÔNG

Báo Người Lao Động (7/10/2021) đăng bài viết “Dốt đặc cán mai” của chúng tôi (bút danh Hoàng Tuấn Công [HTC]; bản dài đăng trên Tuấn Công Thư phòng). Trong bài viết này, tác giả phản biện một số cách hiểu chưa đúng về nghĩa đen của câu thành ngữ; lý giải tại sao lại ví von “Dốt đặc cán mai”, mà không phải “đặc cán thuổng” hay “đặc cán cuốc”, “đặc cán xẻng”...

Bài Lắt léo chữ nghĩa: Dốt đặc cán mai(An Chi - báo Thanh Niên - 5/12/2021) đi theo một hướng khác. Sau khi dẫn cách giải thích nghĩa đen của HTC, An Chi (AC) đặt vấn đề tìm hiểu nghĩa của chữ “đặc” trong “dốt đặc”.

AC viết:

 “Tại sao lại nói dốt đặc? Câu trả lời của chúng tôi là: “Sở dĩ người ta nói dốt đặc vì đặc cũng là dốt”.

8 thg 8, 2022

MỘT LÀNG HAI HUYỆN

 

Sông Yên
Ảnh: báo Thanh Hóa

             HOÀNG TUẤN PHỔ

Thời Hậu Lê cho đến thời Nguyễn, hệ thống hành chính chia tỉnh Thanh Hóa gồm phủ, huyện, xuống đến tổng, xã, thôn, thường gọi là làng. Bấy giờ phủ Tĩnh Gia có huyện Quảng Xương, huyện Ngọc Sơn, huyện Nông Cống. Về sau bỏ đơn vị phủ, huyện Ngọc Sơn mang tên Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn). Huyện Ngọc Sơn bấy giờ dân số ít, lấy thêm hai tổng lớn: Ngọc Đới, Văn Trinh. Sau này hai tổng Ngọc, Văn trả về huyện Quảng Xương cho thuận tiện địa dư. Hai huyện Tĩnh Gia (Ngọc Sơn), Quảng Xương cách nhau dòng sông Ghép. Phía trên sông Ghép theo quy luật thiên nhiên, bên lở bên bồi:

Khúc sông bên lở bên bồi,

Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm.

Bên bồi là bờ Bắc thuộc huyện Quảng Xương.

TỂ TƯỚNG THỨ BA TRIỀU LÊ SƠ

             HOÀNG TUẤN PHỔ

Cây đa Lam Kinh
Ảnh: báo Thanh Hóa


     Lê Ngân người xã Đàm Đi cùng hương Lam Sơn với Lê Lợi. Xã Đàm Đi thời kỳ chiến tranh Lê – Mạc, Tây Sơn – Nguyễn bị ly tán, xóa sổ, khoảng thế kỷ 18-19 nhiều làng thuộc hương Lam Sơn xưa mới khôi phục được. Nhưng không còn thấy địa danh Đàm Đi. Có lẽ Đàm Đi tục danh làng Đầm nay thuộc xã Xuân Thiên, Thọ Xuân. Lê Ngân là một võ tướng dưới cờ khởi nghĩa Lam Sơn.

VĂN HÓA THĂNG LONG VỚI SỰ ĐÓNG GÓP CỦA THANH HÓA

             

Điện Kính Thiên 
Ảnh: ST

          HOÀNG TUẤN PHỔ

    Lý Thái tổ trước khi ban chiếu dời đô, nói với quần thần: “Trẫm nay mở xem địa đồ, Đại La thành, kinh đô cũ của Cao Biền, ở trung tâm đất nước, có hình thế hiểm yếu như rồng bò hổ phục, bốn phương sum họp, người và vật đông nhiều, thực là chỗ kinh đô quý nhất của đế vương”. Nhà vua nói “Kinh đô cũ của Cao Biền” là cách nói cho dễ hiểu. Sự thật lịch sử, thành Đại La xưa đã qua nhiều đời xây đắp, sửa sang, năm 836, Cao Biền tu bổ thêm, đặt là Đại La thành. 

7 thg 8, 2022

LAM LŨ, “LAM” VÀ “LŨ”


Lam lũ
Ảnh: ST
      HOÀNG TUẤN CÔNG

“Lam lũ” là một từ thông dụng trong tiếng Việt, thường được dùng với nghĩa là rách rưới, bẩn thỉu; vất vả cực nhọc. Ai cũng hiểu và dùng chính xác. Tuy nhiên, nếu hỏi nghĩa của từng yếu tố “lam” là gì, “lũ” là gì, thì không phải ai cũng trả lời được. Có lẽ cũng bởi vì thế mà Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) mới xếp lam lũ vào diện từ láy:

4 thg 8, 2022

VỀ MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ "CHƯA RÕ NGHĨA" TRONG "TỪ ĐIỂN TỤC NGỮ VIỆT" (Kỳ cuối)

                          HOÀNG TUẤN CÔNG 

Trang phục phụ nữ Hà Nội
khoảng năm 1930
 
Ảnh: hinhanhvietnam


     

       23-“Muốn giàu đi nuôi tằm; muốn nằm [?] đi kiện. Chưa rõ nghĩa”.

         Dân gian có câu Vô phúc đáo tụng đình, tụng đình rình vô phúc; Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ; Nhất tự đáo công môn, thiên ngưu khiên bất xuất... Đã lâm vào chuyện kiện tụng, thì dù là nguyên đơn hay bị đơn đều khổ. Đâm lao phải theo lao, đêm ngày chầu chực lo hầu kiện. “Nằm” ở đây chính nghĩa là ăn chực nằm chờ. Muốn khổ sở, ăn chực nằm chờ thì hãy đi kiện, còn muốn giàu có thì hãy lo làm ăn. Lời khuyên của dân gian, không nên sa vào chuyện kiện tụng.

24-“Ông sư có ngãi; bà vãi có nghì[?] Chưa rõ nghĩa”.

Về một số câu tục ngữ "chưa rõ nghĩa" (Kỳ 4)

            

Ảnh minh hoạ: ST
                   HOÀNG TUẤN CÔNG

       Kỳ 3 

        14-“Đừng khinh cây cỏ, đừng bỏ bòng bong Chưa rõ nghĩa”.

         Trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà Dược học Đỗ Tất Lợi cho biết: “Trong nhân dân dùng thòng bong sắc uống làm thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuốc lợi sữa […] còn dùng ngoài, không kể liều lượng, giã nát đắp các vết thương vết loét ecpet loang vòng (mụn rộp loang vòng)”.

2 thg 8, 2022

Về một số câu tục ngữ "chưa rõ nghĩa" trong "Từ điển tục ngữ Việt" (kỳ 3)

 

Cấy đêm vụ mùa ở Thanh Hoá
Ảnh: báo Thanh Niên
      HOÀNG TUẤN CÔNG
    

(Tiếp kỳ 2)

Trong Từ điển tục ngữ Việt (NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh - 2010) có một số câu Nguyễn Đức Dương thu thập, nhưng xếp vào diện “chưa rõ nghĩa”. Cách làm này thể hiện sự thận trọng, và cũng có cái hay là lưu ý cho độc giả và các nhà nghiên cứu về những vấn đề còn bỏ ngỏ. Sau đây chúng tôi xin đưa ra cách giải thích về những câu “chưa rõ nghĩa” này (phần gạch đầu dòng sau số mục, đặt trong ngoặc kép là nguyên văn của Từ điển tục ngữ Việt).

13 thg 7, 2022

"CHIẾN SĨ VÔ DANH" CHẲNG LẼ LẠI LÀ CHIẾN SĨ… “VÔ DANH TIỂU TỐT”?

 

Sự vô hồn của mộ chí "Liệt sĩ chưa biết tên"
Ảnh: ST

       HOÀNG TUẤN CÔNG

Báo Tuổi Trẻ (05/07/2022) có bài Phải đổi tất cả các bia mộ liệt sĩ 'vô danh' thành 'liệt sĩ chưa xác định được tên'. Theo đây, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chỉ đạo “cần thực hiện quyết liệt việc đổi tên bia mộ”, bởi theo ông, “Không liệt sĩ nào là vô danh, những liệt sĩ đều có tên tuổi, quê quán. Vì vậy việc ghi tên bia mộ cần nghiêm túc thực hiện, thống nhất tên trên những tấm bia này là “liệt sĩ chưa xác định được thông tin”, không để “vô danh” nữa”.

3 thg 7, 2022

Về một số câu tục ngữ “chưa rõ nghĩa” trong “Từ điển tục ngữ Việt” ( Kỳ 2)

 

Bắc Kỳ - Những tù nhân bản xứ bị đóng gông
đang bắt chấy rận cho nhau - 
Bưu ảnh Dieulefils HN số 3148

         HOÀNG TUẤN CÔNG

     Trong Từ điển tục ngữ Việt (NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh - 2010) có một số câu Nguyễn Đức Dương thu thập, nhưng xếp vào diện “chưa rõ nghĩa”. Cách làm này thể hiện sự thận trọng, và cũng có cái hay là lưu ý cho độc giả và các nhà nghiên cứu về những vấn đề còn bỏ ngỏ. Sau đây chúng tôi xin đưa ra cách giải thích về những câu “chưa rõ nghĩa” này (phần gạch đầu dòng sau số mục, đặt trong ngoặc kép là nguyên văn của Từ điển tục ngữ Việt):

(tiếp kỳ 1)

5-“Bắt chấy mẹ chồng thấy bồ nông dưới bể Chưa rõ nghĩa”.

Về một số câu tục ngữ “chưa rõ nghĩa” trong “Từ điển tục ngữ Việt” ( Kỳ 1)

 

Minh hoạ tục ngữ "Thành môn thất 
hoả, ương cập trì ngư".
Tranh: ST
                           HOÀNG TUẤN CÔNG    

    Thông thường, khi biên soạn từ điển thì tất cả từ ngữ thu thập sẽ được soạn giả giải thích. Tuy nhiên, trong Từ điển tục ngữ Việt (NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh - 2010) có một số câu Nguyễn Đức Dương thu thập, nhưng xếp vào diện “chưa rõ nghĩa”. Cách làm này thể hiện sự thận trọng, và cũng có cái hay là lưu ý cho độc giả và các nhà nghiên cứu về những vấn đề còn bỏ ngỏ. Sau đây chúng tôi xin đưa ra cách giải thích về những câu “chưa rõ nghĩa” này (phần gạch đầu dòng sau số mục, đặt trong ngoặc kép là nguyên văn của Từ điển tục ngữ Việt)

1-“Ao cá lửa thành Chưa rõ nghĩa”.

         Thực ra đây chính là dị bản của Cháy thành vạ lây, mà chính Nguyễn Đức Dương đã thu thập và giải thích là: “Thành hễ bị cháy thì (những kẻ sống quanh đó) tất bị vạ lây. Hay dùng để than phiền về tình cảnh hay chịu vạ lây khi phải sống gần các cuộc giao tranh lớn”.