Minh họa vui "Cờ Thanh Hóa" (Sưu tầm) |
Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học – Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa:
-“MÊ MAN đgt. 1. Ở trạng thái cơ thể hầu như bị mất hẳn khả năng nhận thức và đáp ứng với các kích thích trong thời gian dài. Sốt mê man. Nằm mê man bất tỉnh; 2. (id) Tập trung cao độ sức lực vào việc gì đến mức dường như quên cả thực tại. Mê man đọc sách cả ngày quên cả ăn uống. “Ông mê man giảng giải cho họ” (Kim Lân”.
Thực ra, mê
man
là từ ghép đẳng lập gốc Hán: mê
nghĩa là mờ mịt tâm trí, không biết gì (như Tự
dưng mê đi không biết gì); man là mơ hồ, không có khả năng phân
biệt rõ ràng. Trong tiếng Việt, man không
có khả năng độc lập trong hành chức:
-Hán ngữ đại từ điển: “mê: 1 mê hoặc; không phân biệt được rõ ràng; 2 tối tăm; hôn mê” [迷:1.迷惑;辨別不清; 2.昏沉;昏迷]; “man: 9
mê man; mơ hồ [漫: 9. 漫漶;模糊]; “mê man: 1 một cõi mơ hồ, không rõ ràng.” [迷漫 1. 茫茫一片,看不分明].
Tham khảo: Phương ngữ Thanh Hoá có từ mê, hoặc mê man ý chỉ nhiều, rất nhiều. Ví dụ: Có mê ra đấy (có đầy ra đấy, ý mỉa mai, nói ngược có nghĩa là không có gì cả, đừng có tưởng bở); mê ra (đầy ra); Dạo này bờ ao còn mọc rau má không bác? Có! Mê man ra!
Hoặc hỏi: Dạo này ngoài đồng còn rau má không? Đáp: Mê! Thì mê ở đây có nghĩa là đầy!
Không ít người cho rằng, đây là cách dùng từ…chẳng giống ai
của người Thanh Hóa. Quả thật! Tra trong cả chục cuốn từ điển tiếng Việt, lẫn từ điển phương ngữ, chẳng
có cuốn nào ghi nhận cái nghĩa của “mê man” như người Thanh Hóa vẫn dùng.
Tuy nhiên, mê man 迷漫là
từ ghép đẳng lập gốc Hán, mà nghĩa của từng thành tố, được Hán ngữ đại từ điển giảng mê (nghĩa 8) là “rất nhiều.” [mê:
thông “di” bố mãn - 迷: 8.通 “彌”
布滿]; giảng man (nghĩa 12) là “nhiều” [man:
12 đa - 漫:12.多].
Từ mê man ngoài nghĩa 1 (“mơ
hồ, không rõ ràng”), còn được Hán ngữ đại từ điển giảng nghĩa 2 là
“đầy rẫy; đầy khắp; sung mãn.” [mê man: 2 bố mãn; sung mãn - 迷漫:
2.布滿; 充滿].
Phải chăng phương ngữ Thanh Hóa còn lưu giữ được nghĩa rất nhiều của từ mê, mê man mà có thể trong tiếng phổ thông, thậm chí là phương ngữ khác không còn? Hoặc các nhà biên soạn từ điển tiếng Việt phổ thông và từ điển phương ngữ còn bỏ sót khi không thu thập nghĩa của từ này?
(Trích phần Phê bình khảo cứu Từ điển từ láy tiếng Việt, nằm trong bản thảo Nông nhàn tạp lục [Viết lúc nông nhàn - Hoàng Tuấn Công, chưa xuất bản).
HTC/2022
Bên fb không bình luận được, nhớ trước anh có mở cho bình luận. Ở miền Tây, thì em vẫn xài từ "miên man" với nghĩa là nhiều, không biết có dính dáng đến từ anh nói không.
Trả lờiXóaCảm ơn thông tin của bạn. Nó chính là "miên man" ở Thanh Hóa đấy. Còn trên FB mình để chế độ "công khai", nhiều người không phải là "bạn bè" vẫn bình luận được mà.
XóaTui thấy để chế độ "công khai" nhưng không thấy có nút bình luận, chỉ có 2 nút biểu cảm và chia sẻ thôi
Trả lờiXóaĐọc cái gì mà đọc miết, miên man suốt, đọc xong ăn nói mê man.
Trả lờiXóaVậy mê là nhiều.
Còn mê man là bịnh rồi.