HOÀNG TUẤN CÔNG
Kỳ 2: Thu thập nhiều dị bản
thành ngữ tục ngữ Việt thiếu chính xác; nhiều dị bản không tồn tại trong cả tiếng
Việt lẫn tiếng Hán.
(Phần A)
Thành ngữ tục ngữ thường tồn tại
nhiều dị bản. Bởi vậy, để lựa chọn được bản chính xác, người biên soạn từ điển
cần dựa vào nhiều căn cứ. Ví dụ căn cứ vào từ điển, kho ngữ liệu hoặc công
trình sưu tầm tuyển chọn có uy tín của người đi trước; căn cứ kết cấu, ngữ
nghĩa của từng từ; căn cứ kiến văn nghe đọc trên sách báo và trong đời sống để
xác định bản nào là bản chính. Trong đó, từ điển và kho ngữ liệu là hai nguồn
tham khảo quan trọng nhất. Tuy nhiên, dường như nhiều khi tác giả Nguyễn Văn
Khang (NVK) đã lựa chọn các bản
thành ngữ tục ngữ đại diện cho cả hai phía Việt
và Hán theo cảm tính, huy động theo
trí nhớ. Bởi vậy, “Từ điển thành ngữ tục
ngữ Việt – Hán” thu thập nhiều dị bản không tiêu biểu, “dị bản lạ”, thiếu
chính xác, không thấy bất cứ cuốn từ điển nào ghi nhận. Sau đây là một số dẫn
chứng (Chúng tôi đánh số tiếp theo kì trước
để tiện chú dẫn khi cần thiết. Với những mục chỉ sai ở phía thành ngữ tục ngữ Việt, thì chúng tôi lược bỏ phần đối
chiếu với thành ngữ tục ngữ Hán. Nếu
tất cả các cuốn từ điển chúng tôi có trong tay đều không ghi nhận dị bản như NVK đưa ra, sẽ được đánh kí hiệu [K] cuối mỗi mục trao đổi):