Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Tuấn Phổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Tuấn Phổ. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 1, 2016

CON LỢN TRÊN MÂM CỖ TẾT


Cỗ Tết
                                    Ảnh: Sưu tầm
HOÀNG TUẤN PHỔ

Truyện nôm cổ Lục súc tranh công (khuyết danh) kể chuyện sáu con vật nuôi: lợn, gà, trâu, ngựa, dê, chó tranh công đổ lỗi. Lợn bị mấy con vật kia kết tội: ăn no đủn máng, dẫm chuồng, chưa sút bụng đã réo gọi điếc tai hàng xóm, rõ đồ bị thịt vô tích sự! Lợn tuy ngắn cổ nhưng dài mồm, lớn tiếng cãi lại: “Các người không nghe chủ nhà gọi ta là “ông ỉ” chứ có ai gọi ông trâu, ông ngựa, ông dê, ông chó đâu? Ấy vì họ nhà lợn ta chuyên lo việc cúng tế, không có “ông ỉ” thì mâm cao cỗ đầy cũng bất thành cỗ!

22 thg 1, 2016

VIẾNG CỤ RÙA HỒ GƯƠM


     HOÀNG TUẤN PHỔ










Viếng cụ Rùa Hồ Gươm

Quy sinh tam bách tối vi kỳ
Tuổi Hạc không hơn cũng thứ nhì (*)
Phép bói mai rùa truyền Bắc Quốc (**)
Tổ nghề kiến trúc dạy Man Di (***)
Giận phường ô trọc nhiều mưu mẹo,
Ghét lũ gian tà lắm thị phi.
Nếu có gươm thần đà chẳng thác,
Thương mà chi, tiếc cũng mà chi!

                              21/1/2016

15 thg 1, 2016

Trở lại Am Tiên núi Nưa

HOÀNG TUẤN PHỔ

Na Sơn – Núi Nưa – Ngàn Nưa, một nguồn đề tài hầu như vô tận. Chúng ta đã ngược dòng thời gian tìm hiểu Am Tiên núi Nưa (*), nhưng chưa đủ, cũng nên “Trở lại An Tiên núi Nưa” để biết thêm chuyện xưa, chuyện nay, chuyện xưa cảnh tiên, chuyện nay đền Mẫu.

Các sử sách cổ như Dư địa chí của Phan Huy Chú, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn,...  đều chép thống nhất sự tích người Tiều phu núi Nưa, cũng như trước đó, Nguyễn Dữ đã kể trong sách Truyền kỳ mạn lục:

11 thg 1, 2016

Thành Tây Đô với hương Đại Lại - làng quê Hồ Quý Ly


           
Một đoạn thành Nhà Hồ
                                             Ảnh: ST
                                                                                        Hoàng Tuấn Phổ

Gia đình Lê Huấn đến ở Đại Lại đã lâu đời. Bấy giờ Đại Lại, đơn vị hành chính gọi là Bái Nại sách, cùng với An Tôn động chung một vùng đất. Đời Tiền Lê hoặc Lý đổi tên trang Bái Nại, tiếp đến nhà Trần mới thành hương Đại Lại. Thế đất Đại Lại đẹp, núi non tầng tầng lớp lớp quây lại như mâm xôi, như âu vàng, chén ngọc, thung lũng bằng phẳng, rộng dài, sông lớn lượn quanh, ôm vòng, tạo nên thành trì bền vững muôn đời. Đồng ruộng tươi tốt, núi non xanh um cây cối, sản vật dồi dào, nổi tiếng đất lành chim đậu, dân cư đông đúc, yên nghiệp làm ăn.

7 thg 11, 2015

Nhân xem phim "TÂY DU KÝ"



Cụ Hoàng Tuấn Phổ năm nay đã ở tuổi 80. Với cụ, làm thơ là để giải trí, sau những giờ miệt mài bên trang viết. Nhân về quê chơi, HTC thấy hai bài thơ (không đề tên tác giả) cụ mới làm trong một đêm khó ngủ .
 Xin trân trọng giới thiệu tới độc giả TCTP, cũng là để giải trí cho vui.

                                              TCTP





22 thg 10, 2015

BÀ CỜN XỨ NGHỆ RA THANH (Phần cuối)

Đền Cờn Ngoài-Quỳnh Lưu-Nghệ An.
               HOÀNG TUẤN PHỔ

Đền miếu của Tứ Vị Thánh Nương chủ yếu tập trung ở dải đất ven biển, nhất là những làng xã làm nghề cá, thường xuyên ra khơi đánh cá. Đền nào cũng to nhất tuỳ theo khả năng kinh tế địa phương, được gọi bằng cái tên đầy tôn kính: đền Thánh Cả.
          Đầu năm, làng xã tổ chức lễ hội cầu phúc, cầu ngư. Cầu phúc để mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, cầu ngư để sóng yên biển lặng, lắm cá nhiều tôm.

11 thg 10, 2015

BÀ CỜN XỨ NGHỆ RA THANH (Phần II)

Đền Tứ Vị Thánh Nương ở Hậu Lộc.

                                        Ảnh: trên Intetnet
             HOÀNG TUẤN PHỔ 


Xét việc phong tặng thần linh thời Lê đều theo một quy chế chung: tất cả các vị Âm thần từ Bà Trưng, Bà Triệu, phổ biến nhất là “phu nhân” (xưa chỉ vợ các vua chư hầu, hoặc vợ các quan nhất phẩm). “Phu nhân” cũng là tước hiệu vua phong các nữ thần bậc thượng đẳng. Ví dụ: Hai Bà Trưng được phong Trinh Linh nhị phu nhân, Bà Triệu được phong Trinh Nhất phu nhân. 

8 thg 10, 2015

BÀ CỜN XỨ NGHỆ RA THANH (phần I)

Đền Cờn

                                   Ảnh: Du lịch Nghệ An

          HOÀNG TUẤN PHỔ

Bà Cờn đóng “đô phủ” ở Càn Hải xứ Nghệ, quản lĩnh 12 cửa biển trong nước, theo sắc phong vua Trần. Các cửa biển quan yếu của Thanh Hoá: Hiếu Hiền (Ghép), Hội Trào (Hới) Y Bích (Sung) đều thuộc quyền Bà. Những nơi này đều xây dựng “hành cung” to lớn, hơn hẳn các đền miếu chung quanh, để đáp lại công lao của Hoàng hậu nhà Tống, nhưng lại gửi số phận vào nước Nam và hết lòng âm phù người Nam.

4 thg 10, 2015

Địa danh một số làng biển Thanh Hóa-Kỳ 4-Làng Đồn Điền (Quảng Xương)

Đền thờ Thành hoàng làng Đồn Điền

Ảnh: báo Dân Trí
HOÀNG TUẤN PHỔ

Đồn Điền là loại hình kinh tế sở hữu nhà nước. Khi chế độ đồn điền bãi bỏ, sở đồn điền này là một trong số ít sở đồn điền trên miền Bắc lấy tên gọi chung của sở làm tên đặt riêng cho làng.

Năm 1470-1471 Lê Thánh tông thân chinh hỏi tội vua Chiêm, đại thắng trở về. Một cánh quân do Tô Chính Đạo và Uông Ngọc Châu chỉ huy, vua sai trở lại Thanh Hoá cùng binh lính làm đồn điền. Tô Chính Đạo giữ chức Đồn Điền Chánh sứ, Uông Ngọc Châu làm Phó sứ. Có lẽ ngoài việc mở mang đồn điền còn kiêm nhiệm vụ phòng thủ duyên hải nên mới chọn mảnh đất khô cằn ven biển Quảng Xương. Dân đồn điền bấy giờ chủ yếu là binh lính, bổ sung thêm một ít tù binh, và thành phần khác. 

25 thg 9, 2015

Địa danh một số làng biển Thanh Hoá-Kỳ 3, Làng Triều Dương-Sầm Sơn

HOÀNG TUẤN PHỔ

Làng Triều Dương tên nôm là làng Chào, trước năm 1945 thuộc xã Triều Thanh Lộc, tổng Dực Thượng, Quảng Xương. Triều Dương vốn xưa ở ven sông Mã, đất bị sóng đánh lở dần và thường xuyên quân cướp đi thuyền đến cướp phá, đành phải di chuyển vào sâu đất liền, ở làng Lương Trung, trên đất Mả Bạc, diện tích 13 mẫu 5 sào. Đây là vùng đất bái hoang, Lương Trung không thể khai phá để trồng trọt, nên gọi là Mả Bạc (Bạc bẽo, bần bạc). Đất đai vốn chật hẹp, dân số tăng nhanh, ngày càng thêm chật chội. Đã thế, bọn cường hào lý dịch lại hay kiếm cớ lấn chiếm địa giới. Một bài vè đương thời kể chuyện Lý Hệnh làng Cá Lập cướp đất làng Triều Dương.

23 thg 9, 2015

NON NƯỚC THẦN PHÙ

                            HOÀNG TUẤN PHỔ

Chữ "Thần" trên vách đá cửa biển Thần Phù
                                                                             Ảnh Báo Dân Trí
Trong lịch sử nghìn xưa Đại Việt, non nước Thần Phù là danh sơn thắng địa bậc nhất trong 12 cửa biển, mặc dù dân gian vẫn truyền tụng:
  Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm!
          « Tu » gì ? Tu tiên hay tu phật ? Tục truyền trên núi Thần Phù thuở xưa, La Viện chân nhân tu hành đắc đạo, trổ phép thần thông dẹp tan sóng to gió dữ, cứu giúp thuyền mảng ra vào, qua lại cửa biển Thần Phù, mang danh hiệu Áp Lãng chân nhân.

15 thg 9, 2015

Địa danh một số làng biển Thanh Hoá-Kỳ 2-Làng Diêm Phố

Vùng biển Diêm Phố (xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc)

                                                                                                           Ảnh: Lê Hoàng
HOÀNG TUẤN PHỔ


Nếu Bạch Câu cư trú bên bờ sông thì Diêm Phố-Hậu Lộc-Thanh Hóa dựng làng trên bờ biển. Học giả Pháp Robequain trong sách địa chí viết về Thanh Hoá ước đoán làng Diêm Phố ra đời khoảng thế kỷ XVII và xưa kia làm ruộng, về sau đánh cá. Không đúng. Vì Diêm Phố là tên chữ, một cái tên gắn liền với quá trình lịch sử suốt mấy trăm năm từ thời nhà Lê, của làng quê biển này. Xem Hán tự ký âm Diêm Phố 鹽浦 trong sử sách: Diêm là muối, Phố là bến nước, bãi sông, ở đây hiểu là “nại muối”.

14 thg 9, 2015

Địa danh một số làng biển Thanh Hoá-Kỳ I "Làng Bạch Câu"

                       HOÀNG TUẤN PHỔ


Sông Sung-xã Nga Bạch-Nga Sơn
                                                                                     Ảnh: Lê Thanh Từ
Địa danh học ở nước ta nói chung, là bộ môn khoa học ra đời muộn và chậm phát triển. Sách xưa nhất chép về địa danh Việt Nam có lẽ là quyển ghi tên những làng, xã, tổng, trấn miền Bắc, được biên soạn đầu thời Nguyễn. Cổ hơn có tập Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, thế kỷ XVIII ghi chép danh hiệu phủ, huyện, tổng, xã, thôn, phường, giáp, ấp, châu thuộc hai xứ: Thuận Hoá, Quảng Nam. Cuối thế kỷ XIX, bộ sách Đồng Khánh địa chí tổng hợp tương đối đầy đủ nhất danh hiệu, danh số cả ba kỳ: Bắc, Trung, Nam. Cách biên soạn của người xưa đều nhằm mục đích thống kê địa danh của các đơn vị hành chính để phục vụ công tác hành chính, ít chú ý đến vấn đề địa danh duyên cách. Rải rác ở một số cuốn sách có đề cập đến vấn đề này, nhưng không nhiều. Đó là tất cả gia tài của người nghiên cứu địa danh học ở nước Việt Nam, Thanh Hóa ngày nay.

12 thg 9, 2015

NHÂN ĐỌC THƠ TRỊNH MINH CHÂU

                                                                                    
Nhà thơ Trịnh Minh Châu
                      
                           HOÀNG TUẤN PHỔ

           




Đã lâu, tôi không gặp Trịnh Minh Châu, hôm nay bỗng nhận được tập thơ anh gửi tặng, đúng hơn, một quyển thơ dày đến 200 trang, và những 80 bài. Tôi với Châu cùng Hội văn nghệ Thanh Hóa, cùng hội nhưng không cùng thuyền. Con thuyền thơ anh dương buồm lộng gió đến mọi trời thơ, còn tôi, tôi chỉ là một chiếc bè văn ngược xuôi dòng sông Mã thác ghềnh. Trong tập thơ, Trịnh Minh Châu ghi lời đề tặng: "Kính tặng Nhà văn Hoàng Tuấn Phổ". Nhưng, 60 năm cầm bút, tôi không thành một "cái" gì cả. Năm 70 tuổi, tôi viết:


31 thg 8, 2015

NHỚ ANH LÊ HỮU KHẢI

Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ
             HOÀNG TUẤN PHỔ


Bởi nạn "cháy thành vạ lây" tôi mới có vinh dự được làm quen với anh Lê Hữu Khải, một trong những nhà chính trị có tên tuổi và uy tín ở Thanh Hóa. Năm ấy (1964) tôi đang sống ở quê nhà trong cảnh "lao tù", mặc dù bản thân chưa hề bị kết án. Nhưng tôi vẫn quyết tâm phấn đấu trở thành một "học giả", điều mà tôi mong muốn từ thời nhỏ và nung nấu suốt thời gian dạy học ở Hưng Yên(1). 

22 thg 8, 2015

TƯ DUY BIỆN CHỨNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TRONG MO "ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC"

           HOÀNG TUẤN PHỔ
Thầy mo Mường. Ảnh Lê Hoa Lam
 


"Đẻ đất đẻ nước" là tác phẩm văn học dân gian đặc sắc của dân tộc Mường, in đậm dấu ấn nền kinh tế nông nghiệp, trong đó, trồng trọt và chăn nuôi vào thời kỳ phát triển. Tuy là văn học, "Đẻ đất đẻ nước" lại lưu truyền như một cuốn sử ghi chép nguồn gốc, sự ra đời của vũ trụ, thế giới muôn loài vạn vật, và con người với quý trình tiến hóa kỳ diệu của nó. Tác phẩm mang tính sử thi này không ngừng được bổ sung, chính lý qua thời gian. Nó không thể không chịu ảnh hưởng qua lại, chồng chéo của nhiều luồng tư tưởng và văn hóa các dân tộc.

12 thg 7, 2015

THÀNH NHÀ HỒ

HOÀNG TUẤN PHỔ

Thành Nhà Hồ là một tòa thành đá kỳ vĩ của kinh thành nước Đại Việt cuối Trần sang Hồ. Kiến trúc sư tòa thành đá độc đáo này là Thượng thư bộ Lại Đỗ Tĩnh thiết kế và thi công. Hồ Quý Ly dời kinh đô nhà Trần ở Thăng Long vào kinh đô mới Tây Đô trên đất quê hương Thanh Hóa, đổi gọi Thăng Long là Đông đô. Năm 1428, Lê Lợi quét sạch giặc Minh, lên ngôi ở Đông đô - Thăng Long, gọi Lam Sơn - Thanh Hóa là Tây đô.

9 thg 7, 2015

HẠC THÀNH

Chim hạc về đỉnh núi Long (TP Thanh Hóa)
                                  Ảnh: Đặng Phương Mai

HOÀNG TUẤN PHỔ

Sau khi lên ngôi (1802), kinh đô ở Phú Xuân nhưng vua Gia Long rất quan tâm đến xứ Thanh, quê hương phát tích nhà Nguyễn. Ông cho rằng: Trấn lỵ cũ của nhà Lê Trung hưng ở Dương Xá địa thế chật hẹp không xứng với quí hương đứng đầu cả nước, phải tìm nơi hội đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Sau thời gian xem xét, triều thần tâu chỉ có đất xã Thọ Hạc, huyện Đông Sơn là đắc địa nhất, được vua Gia Long chuẩn tấu.

10 thg 6, 2015

AM TIÊN núi NƯA

           HOÀNG TUẤN PHỔ
Trên đỉnh ngàn Nưa

Trong thư gửi bạn đồng tâm, đồng chí, nhà yêu nước và cách mạng Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền giới thiệu danh sơn núi Nưa: "Ở phía tây nam Hạc Thành (TP Thanh Hóa) có dãy núi đẹp, cao tột trời, cây cối rậm rạp, đó là núi Nưa...". Nguyễn Thượng Hiền là con trai danh sĩ Nguyễn Thượng Phiên, quê quán Hà Đông. Ông Phiên thích cảnh trí núi Nưa, đã dựng một ngôi nhà để nghỉ ngơi, nuôi dưỡng tâm hồn. 

3 thg 4, 2015

QUẠT QUAY CHO BÕ LÚC CHĂN ĐÈ!

       Hoàng Tuấn Công


Vào hè năm 1986, bác Chính Phong Lê Nhật Duy, Lương y-Chủ tịch Hội đông y Thanh Hóa, (nay đã mất) gửi cho Cao Đăng (Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ) bài thơ “Vịnh Hè” mời “họa” cho vui. Tuy nhiên Cao Đăng từ vụ xướng họa “Năm Tý nói chuyện chuột” bị tai họa, giao cho địa phương quản lý, không “xướng họa” gì nữa.