HOÀNG TUẤN PHỔ
Sông Sung-xã Nga Bạch-Nga Sơn Ảnh: Lê Thanh Từ |
Địa danh học ở nước ta nói chung,
là bộ môn khoa học ra đời muộn và chậm phát triển. Sách xưa nhất chép về địa
danh Việt Nam
có lẽ là quyển ghi tên những làng, xã, tổng, trấn miền Bắc, được biên soạn đầu
thời Nguyễn. Cổ hơn có tập Phủ biên tạp
lục của Lê Quý Đôn, thế kỷ XVIII ghi chép danh hiệu phủ, huyện, tổng, xã,
thôn, phường, giáp, ấp, châu thuộc hai xứ: Thuận Hoá, Quảng Nam. Cuối thế kỷ XIX,
bộ sách Đồng Khánh địa chí tổng hợp tương
đối đầy đủ nhất danh hiệu, danh số cả ba kỳ: Bắc, Trung , Nam .
Cách biên soạn của người xưa đều nhằm mục đích thống kê địa danh của các đơn vị
hành chính để phục vụ công tác hành chính, ít chú ý đến vấn đề địa danh duyên cách.
Rải rác ở một số cuốn sách có đề cập đến vấn đề này, nhưng không nhiều. Đó là tất
cả gia tài của người nghiên cứu địa danh học ở nước Việt Nam, Thanh Hóa ngày
nay.
Nói
riêng về dải đất ven biển Thanh Hoá, thời xưa nhìn chung làng xóm thưa thớt, túng
đói, lạc hậu, dân cư không đông đúc, thôn xã không trù mật như vùng trung du và
đồng bằng. Vì thế, những đứa con địa danh cũng nghèo khó như chính quê hương
sinh ra nó.
Sau
cách mạng tháng Tám, người đổi đời, làng cũng đổi tên để đoạn tuyệt với cái cũ
hay muốn quên đi quá khứ buồn? Kết cấu làng ít nhiều bị phá vỡ, đến nỗi cấp trên
chủ trương xây dựng làng văn hoá mới, có những làng không rõ nguồn gốc thế nào,
phát triển ra sao, nói gì đến chuyện “lịch sử địa danh”, “lịch sử văn hoá xã hội”…! Như thế, vấn đề đặt ra, khó khăn chủ yếu ở khâu
tư liệu, đòi hỏi nhiều thời gian công sức.
Sau
đây là một số làng biển Thanh Hoá qua tìm hiểu bước đầu:
-
Làng Bạch Câu (Nga Sơn):
Một làng lớn ở cửa biển Bạch Câu.
Sự thực, Bạch Câu là một làng biển nhưng không ở liền sát biển mà xưa kia đã cư
trú bên bờ lạch Sung. Lạch Sung là chặng cuối của sông Lèn, nhánh lớn sông Mã.
Hẳn sông Lèn vốn là dòng chính của sông Mã, bởi sông Mã đổi dòng trổ qua ngách
Hàm Rồng-Núi Ngọc, sông Lèn mới trở thành một nhánh. Câu hò sông Mã: “Trên Ba Bông, dưới Thác, giữa Hàn…” (thuộc
địa phận huyện Hà Trung) đã góp phần chứng minh điều đó. Cửa Sung-Cửa Lèn hứng
chịu dòng chảy cát bùn sông Đáy, sông Hồng, bồi thêm vào cửa lạch, đẩy lùi làng
Bạch Câu vào phía trong, cách bờ biển đến một vài km. Tuy nhiên làng Bạch Câu vẫn
làm nghề đánh cá với đầy đủ thuyền bè, ngư cụ, và trước năm 1945 đã là một
trung tâm đánh cá nổi tiếng.
Bạch Câu là tên chữ. Bạch Câu là gì ? Căn cứ tự
hình chữ Bạch Câu chép trong tài liệu chữ Hán, Bạch Câu là con ngựa bạch (ngựa
trắng) hai tuổi, độ tuổi hăng hái, sung sức, có lẽ để ví với sức mạnh của dòng
sông Lèn ở đoạn cuối đổ ra biển, sau chặng đường chảy vòng vèo qua nhiều làng xóm
phía nam chăng? Tên khác của làng Bạch Câu là Kẻ Sung. Từ “Sung” người ta cứ tưởng
là tên nôm, thực ra lại cũng là tên chữ. Ngay như từ “sung” trong “sung sướng”
cũng mang gốc Hán. Chữ “sung” này là sung túc, sung sướng đều nghĩa là đầy đủ, nhằm ca ngợi sự phồn thịnh của
làng Bạch Câu. Bởi sông Lèn chảy qua Kẻ Sung để thẳng ra biển, nên mang tên Lạch
Sung cũng như các tên khác: Lạch Trường (chảy qua kẻ Trường), Lạch Hới (chảy
qua làng Hới), Lạch Mom, Lạch Ghép (chảy qua Kẻ Mom, làng Ghép),v.v…Ca dao dân gian vùng Nga Sơn:
Đồn
rằng núi Sỏi lắm tiên
Bạch
Câu lắm cá, Thạch Tuyền lắm quan
Ca
ngợi đất này giàu sang, một thắng tích địa phương.
Làng lớn Bạch Câu-Kẻ Sung có lẽ
nguồn gốc khá lâu đời, từ thời Lý-Trần, đến cuối Lê thành xã Bạch Câu, gồm mấy
thôn nhỏ: Đoài, Trung, Hà. “Rừng rậm lắm cây sâu”. Làng lớn, người đông, sự bất
công xã hội tạo ra lớp người làm ăn bất chính. Người ta phải cảnh giác với họ.
Vì thế có câu: “Đánh bạn với Sung mất cả vung lẫn nồi, ăn chạ với Đồi (Đoài) mất
cả nồi lẫn vung”.
Giống
như nhiều làng biển Thanh Hoá khác, Bạch Câu ngoài nghề cá còn có nghề ruộng nhưng
ngư nghiệp vẫn là chính.
HTP/2011
(Kỳ sau "Làng Diêm Phố")
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét