HOÀNG TUẤN PHỔ
Làng Triều Dương tên nôm là làng
Chào, trước năm 1945 thuộc xã Triều Thanh Lộc, tổng Dực Thượng, Quảng Xương.
Triều Dương vốn xưa ở ven sông Mã, đất bị sóng đánh lở dần và thường xuyên quân
cướp đi thuyền đến cướp phá, đành phải di chuyển vào sâu đất liền, ở làng Lương
Trung, trên đất Mả Bạc, diện tích 13 mẫu 5 sào. Đây là vùng đất bái hoang, Lương
Trung không thể khai phá để trồng trọt, nên gọi là Mả Bạc (Bạc bẽo, bần bạc). Đất
đai vốn chật hẹp, dân số tăng nhanh, ngày càng thêm chật chội. Đã thế, bọn cường
hào lý dịch lại hay kiếm cớ lấn chiếm địa giới. Một bài vè đương thời kể chuyện
Lý Hệnh làng Cá Lập cướp đất làng Triều Dương.
Mấy trăm cây dừa xanh tốt của làng
Triều Dương bỗng nhiên bị Lý Hệnh sai quân quyền chặt phá sạch. Người Triều Dương
ngăn lại, bị Lý Hệnh ra lệnh bắt trói. Làng Triều Dương tức giận kéo ra chống
trả:
Liền
bà con nít hò vang
Lý
Hệch bỏ chạy đầu đàn trước tiên !
Lý Hệnh chạy “đầu đàn trước tiên”
nhưng chưa chịu từ bỏ âm mưu cướp đất, lập mẹo xui ông “Toài già”, giả bị Triều
Dương đánh, nằm lăn ra bờ cây đã chặt trụi ăn vạ, giúp kẻ cường hào có cớ trình
lên quan huyện. Quan huyện với chỗ Lý Hệnh là chỗ quen biết nên xử “hoà” !
Triều Dương là làng biển nhưng không
sống bằng nghề chài lưới như các làng bên cạnh: làng Giữa, làng Trấp, làng Hới…Họ
chuyên đan lưới, dệt súc để cung cấp cho ngư dân đi thuyền, đi mảng. Về sau họ
phát triển thêm nghề dệt lương, the, nhiễu, lĩnh…thành thương hiệu “the lĩnh
Triều” được ưa chuộng nhiều nơi. Đặc biệt “súc làng Triều” nổi tiếng miền Bắc,
với loại kỹ thuật dệt không đâu có, chuyên dùng đánh moi, từ nghề nghiệp là “súc”
hay “lái súc”, cho hiệu quả kinh tế cao. Làng Triều giữ bí mật kỹ thuật dệt súc
có quy ước nghiêm ngặt cấm truyền bá ra ngoài. Thông thường chỉ con trai trong làng
mới được truyền nghề. Con gái những ai không có chồng hoặc lấy chồng trong làng
thì không cấm học nghề. Kỹ thuật dệt súc làng Triều mãi đến năm 1955 mới được lưu
truyền rộng rãi.
Triều Dương thờ tổ sư nghề dệt là
Bà Triều. Nhưng họ cũng thờ cả Tứ vị thánh nương nên sự tích dễ nhầm lẫn. Nhất
là từ khi đất đai bị lở hết, Triều Dương phải chuyển vào phía trong. Một bộ phận
ở trên đất làng Cá Lập (làng Trấp) và làng Lương Trung (làng Giữa) là Triều Dương
Nội. Bộ phận khác dời đến bãi bồi ven biền là Triều Dương Ngoại. Hai bên ở cách
xa nhau chừng 2 km.
Từ năm 1956 chia xã mới, Triều Dương Ngoại thuộc xã Quảng Cư,
Triều Dương Nội thuộc xã Quảng Tường. Thời chiến tranh chống Pháp rồi chống Mỹ
việc thờ tự bỏ hoang phế, sau đó bị tàn phá, mãi tới hoà bình thống nhất mới được
phục hồi, xảy ra tình trạng hai làng tranh nhau một di tích ! Vì di tích thuộc
Triều Dương Ngoại khác xã, Triều Dương Nội không được cấp “Bằng chứng nhận di tích
văn hoá - lịch sử”, bị mất luôn cả đức thánh. Triều Dương Nội không chịu, cướp bát
hương từ ngôi đền phục dựng của Triều Dương Ngoại đem về thờ tạm trong nhà kho đay
cói, mái bằng của Hợp tác xã thủ công. Cả hai làng đều gọi là nghè Bà Triều. Sự
thật, Triều Dương Nội thờ tổ sư nghề dệt của mình là bà “Hùng triều Thánh tổ Ưng
Đồ đại vương” tục gọi là Bà Triều, Triều Dương Ngoại thờ “Đại Càn Nam hải Tứ vị
thánh nương” tục gọi Bà Cờn!
HTP
(Kỳ sau "Làng Đồn Điền)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét