Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh trống khai trường (năm 2017) Ảnh: Trang tin ĐT ĐBTPHCM |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Độc giả Bùi Văn Đông (Tủ sách Gia đình Văn Bùi – Yên Mô - Ninh Bình) hỏi: “Mới đây, tôi đọc được một bài viết trong đó tác giả NKM có giải thích câu “Đánh trống bỏ dùi”, đại khái như sau:
Ông bà ta lấy hình ảnh người
đánh trống để minh họa cho câu tục ngữ “Đánh trống bỏ dùi”
[…]. Cố nhiên đánh trống xong, dù là trống
chầu, trống trường, trống lệnh, trống thu không, trống lễ hội v.v..., đánh xong
thì không ai lại cứ cầm mãi cái dùi trống làm gì. Nhưng cái hình tượng ấy lại được chuyển vào một ngụ ý rất triết học, để
nói về một hiện tượng tâm lý xã hội. Đó là việc làm chớt chat, không đến đầu đến
đũa, không đến nơi đến chốn. Đánh trống bỏ dùi trở thành một tục ngữ, một thành
ngữ để nói cái hiện tượng và hành vi xã hội của con người.
Tôi chuyên môn Toán, nhưng thấy cách giải thích nghĩa đen trên đây có vẻ không ổn. Vậy đề nghị chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa cho biết, dùi trong câu Đánh trống bỏ dùi có phải như tác giả giải thích không?”