Hoàng Tuấn Phổ
3 thg 7, 2014
NGUỒN GỐC Ý NGHĨA TANG LỄ NGƯỜI VIỆT (kỳ I)
Hoàng Tuấn Phổ
1 thg 7, 2014
GẶP GỠ NHÀ THANH HÓA HỌC
HOÀNG TUẤN PHỔ
Đào Huy Phụng
Hoàng
Tuấn Phổ sinh ở làng Đoài (Quảng Xương-Thanh Hóa) vào đời ở quê gốc huyện Yên
Mỹ (tỉnh Hưng Yên); thăng trầm và trưởng thành ở Thanh Hóa. Cuộc đời ông không
có cái may mắn được đi đó, đi đây như một số người, bù lại trời phú cho ông cái
ý thức ham học rộng (tự học) đọc nhiều và hiểu kỹ từng chữ nghĩa.
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn
Lân
Kỳ 7
Một đời chính tả
Học sai nên hành sai
(Phần I)
Hoàng Tuấn Công
Đất anh hùng có huyền thoại anh hùng. Người thông minh có giai
thoại thông minh. Kẻ ngốc ngếch có giai thoại ngốc ngếch... Giáo sư Nguyễn Lân
nổi tiếng là người yêu đến “say mê tiếng mẹ đẻ” (Thứ tiếng
chúng tôi đã nói đến trong Kỳ 6-Tiếng mẹ đẻ). GS còn là một
“huyền thoại” về chính tả và ý thức chính tả.Giai thoại “Chớ vào hầm chú ẩn” kể
về GS Nguyễn Lân, được nhiều người cầm bút khai thác dưới nhiều dị bản:
30 thg 6, 2014
“NGOÀI TRỜI CÒN CÓ TRỜI”
Hoàng Tuấn Phổ
Triệu
Khuông Dẫn diệt nhà Hậu Chu lập ra triều Bắc Tống năm 960, phải mất gần 20 năm
mới ngồi yên ngôi bá chủ Trung Quốc. Triệu Quang Nghĩa kế nghiệp anh, đang mưu
tính mở rộng bờ cõi về phương Nam, nghe tin Lê Hoàn xưng Hoàng đế. Mười đạo
quân của Lê Hoàn, các binh sĩ đều xăm trên trán ba chữ “Thiên tử quân”. Quang
Nghĩa đùng đùng nổi giận xuống chiếu phát 30 vạn binh mã (quân số hư trương)
chia ba đường đánh lấy Đại Việt, trừng phạt tội dám xưng “đế”, lại tự tôn là
“thiên tử” ngang hàng vua Tống.
29 thg 6, 2014
Wikipedia đã sửa đổi gì
MỤC
TỪ NGUYỄN LÂN ?
Hoàng Tuấn Công
GS.TS Phạm Vũ Luận - Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội thảo |
Cuối ngày 24/06/2014, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mục từ Nguyễn Lân đã được sửa chữa với dòng ghi chú: “Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 15:14, ngày 24 tháng 6 năm 2014”.Vậy, Wikipedia đã “sửa đổi” những gì về Nguyễn Lân ?
26 thg 6, 2014
ĐÔI ĐIỀU VỀ HOÀNG TUẤN PHỔ
Đặng Ái
Hoàng
Tuấn Phổ là một tấm gương tự học đáng khâm phục. Hoàn cảnh không cho phép ông
được đến trường để học lên cấp này cấp nọ theo cái lẽ tự nhiên: “Mọi người sinh
ra đều có quyền được sống, được học hành, được mưu cầu hạnh phúc...”
24 thg 6, 2014
GIÁO SƯ GIẤY
23 thg 6, 2014
Cuộc chiến ngàn năm THUỐC NAM-THUỐC BẮC
19 thg 6, 2014
“GIÁO SƯ TỰ PHONG”
Bao
giờ trống đánh mõ rao... ?
Bìa 4 sách Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân |
Hoàng Tuấn Công
Ngày 5/6/2014, trên Quê Choa có bài viết độc
đáo: “Góp phần tìm hiểu sự thật về Giáo
sư Nguyễn Lân” của Lê Mạnh Chiến. Một trong những “sự thật” đáng ngạc nhiên
được tác giả bài viết khám phá: GS Nguyễn Lân chưa bao giờ được Nhà nước phong
giáo sư.
12 thg 6, 2014
Trung Quốc - Khổng tử hay Đạo Chích ?
(Tập Cận Bình: “Người Trung Quốc
không có gien xâm lược”)
Hoàng Tuấn Phổ
Ở Trung Quốc có hai nhân vật sống cùng thời (500 năm TCN). Họ đều rất nổi tiếng, người được bia đá vinh danh, kẻ được bia miệng lưu truyền: Đại thánh Khổng tử và Đại bợm Đạo Chích! Họ đi hai đường khác nhau, nên biết nhau mà không thể gặp nhau, mỗi người tôn thờ “đạo” riêng của mình. Khổng tử quá nửa đời du thuyết các nước chư hầu để truyền bá đạo nhân nghĩa.
Ở Trung Quốc có hai nhân vật sống cùng thời (500 năm TCN). Họ đều rất nổi tiếng, người được bia đá vinh danh, kẻ được bia miệng lưu truyền: Đại thánh Khổng tử và Đại bợm Đạo Chích! Họ đi hai đường khác nhau, nên biết nhau mà không thể gặp nhau, mỗi người tôn thờ “đạo” riêng của mình. Khổng tử quá nửa đời du thuyết các nước chư hầu để truyền bá đạo nhân nghĩa.
11 thg 6, 2014
Trước giờ bóng lăn, “VIỆT VỊ” hay “LIỆT VỊ” ?
Hoàng Tuấn Công
Có thể nói, World cup 2014 là một kỳ World cup đến một cách lặng lẽ chưa từng thấy. Chưa đến, chưa qua mà đã thấy buồn, thiếu hẳn sự háo hức, mong chờ, chuẩn bị như mọi lần. Có lẽ tất cả cảm xúc của người dân Việt Nam, ngoài đời cũng như trên báo chí đều đang hướng về biển đảo của Tổ quốc.
Có thể nói, World cup 2014 là một kỳ World cup đến một cách lặng lẽ chưa từng thấy. Chưa đến, chưa qua mà đã thấy buồn, thiếu hẳn sự háo hức, mong chờ, chuẩn bị như mọi lần. Có lẽ tất cả cảm xúc của người dân Việt Nam, ngoài đời cũng như trên báo chí đều đang hướng về biển đảo của Tổ quốc.
9 thg 6, 2014
HƯNG YÊN ĐẤT TỔ
Mình quê Thanh Hóa, nhưng đất Tổ lại tận thôn Nhân Lý, xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Từ khi còn nhỏ mình đã nghe ông Nội nói như vậy. Vừa rồi (lần thứ 3) mấy anh em mình về Hưng Yên giỗ cụ Thủy Tổ (9/5/Giáp Ngọ). Cảnh trí đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ rất khác nơi mình sinh ra, lớn lên.
3 thg 6, 2014
THƠ LÊ LỢI, KHÔNG PHẢI THƠ NGUYỄN TRÃI
(Trao đổi với ông Trần
Đắc Thọ)
![]() |
Bia cổ Hào Tráng Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng |
Hoàng Tuấn Phổ
Chúng
ta đều biết bài thơ khắc trên bia đá Hào-Tráng (sông Đà) là của vua Lê Lợi,
nhưng mới đây, theo phát hiện của Trần Đắc Thọ, lại là của thi hào Nguyễn Trãi.
Ông Thọ căn cứ vào câu “Hào khí tảo không
thiên chướng vụ” đã có trong bài thơ Quá
Hải của Nguyễn Trãi, lại còn thấy
trong bài thơ Hào Tráng của Lê Lợi.
2 thg 6, 2014
1 thg 6, 2014
29 thg 5, 2014
VIỆT NAM "THUỘC TRUNG QUỐC" BAO GIỜ ?
Hoàng Tuấn Phổ
![]() |
Quỷ môn quan (Chi Lăng) với giặc Tàu xâm lược “Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn” |
Báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 24-5-2014
đưa tin: Hãng thông tấn RIA Novosti ngày 19-5-2014 đăng bài của ông Dmitry
Kosirev, một nhà bình luận về chính trị của Nga viết: “Việt Nam là vùng đất thuộc Trung Quốc từ cách đây 2.000 năm”, và
nhiều điều bịa đặt, xuyên tạc chung quanh vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vào
vùng biển Việt Nam, khiến dư luận Việt Nam phẫn nộ!
23 thg 5, 2014
“VIỄN VÔNG” hay “VIỂN VÔNG” ?
Sự biến đổi của chữ "Vọng" |
Hoàng Tuấn Công
-Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) viết: “Viển vông: tính từ, không thiết thực, hết sức xa rời thực tế. mơ ước viển vông; toàn nói những chuyện viển vông. đồng nghĩa: hão huyền”.
-Từ điển chính tả (dành cho học sinh)-NXB Từ điển bách
khoa-Trung tâm từ điển học: “Viển:
viển vông: diễn giả nói những điều viển
vông”.
-Từ điển chính tả tiếng Việt-Nguyễn Trọng Báu-NXB Giáo dục-2013: “Viển: viển vông (Xa rời thực tế, chẳng
thiết thực gì cả: suy nghĩ viển vông)
-Từ điển từ láy tiếng Việt-Viện Khoa học xã hội Việt Nam-Viện ngôn ngữ học-NXB
Khoa học xã hội: “Viển vông tính từ. Không thiết thực và rất xa thực tế. Chuyện viển vông. Mơ ước viển vông”.
-Từ điển Việt Hán-GS Đinh Gia Khánh hiệu đính-NXB Giáo dục-2003:
“Viển vông: 虚幻的(hư ảo đích).
Như
thế, rất nhiều sách từ điển tiếng Việt viết là “viển vông” (viển dấu hỏi)
chứ không phải “viễn vông” (viễn dấu ngã).
Thực ra, từ “viển vông” là biến âm của “viễn vọng”
nghĩa là trông xa:
-Chữ
“vọng” 望 nghĩa gốc là nhìn ra nơi xa. Giáp cốt văn:
chữ “vọng” giống như một người đang đứng, mắt mở to nhìn ra xa. Kim văn: thêm hình mặt trăng, thể hiện
rõ một người đang “viễn vọng”- nhìn xa.
-Ngoài
nghĩa đen là nhìn xa, trong Hán văn, từ “viễn vọng” có nghĩa bóng là “ảo tưởng”, trông chờ vào cái gì đó quá
xa vời, không thực tế. Từ điển Việt-Hán (sách
đã dẫn) cho ta biết: “Viễn vọng: nghĩa 1. 遠望 viễn vọng - nhìn xa; kính viễn vọng 遠望鏡 (viễn vọng
kính) Nghĩa 2. 幻想 -ảo tưởng”.
-Từ “ảo tưởng” được Từ điển tiếng Việt giải thích: “có ý nghĩ viển vông, mơ hồ, thoát li hiện thực: ảo tưởng về một thế giới hoàn mĩ”.
-Việt Nam tự
điển (Hội khai
trí tiến đức-1932):
+Viển-vông: Vu vơ,
không có bằng cứ gì cả. Câu chuyện viển
vông.
+“Viễn-vọng: trông xa.
Đứng trên lầu viễn-vọng. Nghĩa bóng: mong mỏi chuyện xa xôi: Hay viễn-vọng những chuyện viển-vông”.
Như thế, ta có mối liện hệ: Viễn vọng = Ảo tưởng = viển vông. Đặc
biệt, Việt Nam tự điển-cuốn sách xuất
bản đầu thế kỷ XX cho ta biết thêm: thời bấy giờ đã có sự biến âm “viễn vọng” thành “viển vông”. Tuy nhiên, người ta chưa quên hẳn từ “viễn vọng” nên còn được Việt Nam tự điển ghi nhận: “Viễn vọng: Nghĩa bóng: mong mỏi chuyện xa xôi”. Đáng chú ý, cái ví dụ
có vẻ “trái khoáy” “Hay viễn-vọng những
chuyện viển-vông” của Việt Nam tự điển
cho ta thấy “viển vông” bắt đầu Việt
hóa: viễn biến âm thành viển; vọng biến âm thành vông, dần
dần thay thế hoàn toàn cho từ Hán Việt “viễn
vọng” (Đây là hiện tượng dùng một từ Hán Việt cũ để giải thích cho một từ
Việt hóa hoặc từ thuần Việt mới, theo kiểu như “ngày sinh nhật”). Để rồi thay vì nói: “Hay viễn-vọng những chuyện viển-vông”
người ta sẽ nói: “Chỉ nói toàn những chuyện
viển vông”. Và hơn nửa thế kỷ sau, người ta đã quên hẳn từ “viễn vọng” với nghĩa bóng “mong mỏi chuyện
xa xôi” của nó và mặc nhiên công nhận duy nhất từ “viển vông”. Đến mức Từ điển
từ láy tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học) xếp “viển vông” vào diện “từ láy
tiếng Việt”. Qua đó cho rằng trong từ ghép “viển vông” có một yếu tố không
có nghĩa, hoặc cả hai đều không có nghĩa.
Vậy, bây giờ ta phải theo cách viết nào? “Viển vông” hay “viễn vông”. Cách giải quyết hợp lý là theo số đông = viển vông. Tuy nhiên, với các nhà biên soạn từ điển, khi giải thích nghĩa từ “viển vông” nên chú thích nguồn gốc của
từ và đưa ra lời khuyên dùng thống nhất là “viển
vông” thay vì “viễn vông”, tránh băn
khoăn, thắc mắc cho mọi người mỗi khi nói và viết.
HTC/5/2014
HTC/5/2014
21 thg 5, 2014
HẢI GIÁM, NGƯ CHÍNH CỦA TA HAY CỦA TÀU ?
Hoàng Tuấn Công
![]() |
Tàu Hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam bằng vòi rồng |
Nhiều người sẽ có câu trả lời ngay. Thậm chí bực mình: “Của Tàu chứ còn gì nữa, chẳng lẽ lại của Ta !?” Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng hiểu biết được như vậy. Cách đây một năm, Báo Giáo dục Việt Nam (Giáo dục.net.vn) thứ ba ngày 16/4/2013 có bài: “Sinh viên Việt Nam 'mù tịt' về tàu hải giám, ngư chính Trung Quốc?!” Bài báo cho biết:
18 thg 5, 2014
CHỐNG GIẶC TÀU, NHỚ LÊ THÁI TỔ
TCTP: Giặc Tàu đang nhe nanh múa vuốt, diễu võ, dương oai ngoài biển Đông. Chúng ngang ngược, ngạo mạn chẳng khác nào cha ông chúng thuở xưa. Ấy vậy mà Tập Cận Bình dám trơ trẽn xảo ngôn: "Người Trung Quốc không có gen xâm lược" (!) Chẳng nhẽ họ Tập không biết rằng: ở Việt Nam, từng ngọn núi, con sông, làng bản mấy ngàn năm qua còn lưu dấu những trận chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ bé dám đứng lên chống lại, và dạy cho "Thiên triều" các người bao bài học cay đắng, nhục nhã đó sao ? Những ngày này, cả dân tộc đang sục sôi khí thế chống giặc Tàu xâm lược. TCTP xin giới thiệu lại bài Chúc văn của Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ viết nhân Kỷ niệm 580 năm giải phóng thành Đông Quan (17/5/2008)
15 thg 5, 2014
TRƯỜNG SA-HOÀNG SA
MÁU
THỊT CỦA VIỆT NAM
Hoàng Tuấn Công
Chủ quyền biển đảo bị xâm phạm. Nước
Việt đang trong những ngày sôi sục lòng yêu nước. HTC tôi lòng cũng như lửa đốt,
chẳng còn bụng dạ nào mà ngồi lại với chữ nghĩa. Chiều qua (14/5), thân phụ HTC
ở quê gọi điện ra nói: “Bố đang đọc lại “Vua
Lê Đại Hành”, con chuẩn bị trích đăng lại mấy chương Lê Hoàn đánh giặc Tống
xâm lược. Đợt này ta cũng phải hưởng ứng, góp thêm tiếng nói...”. “Vua Lê Đại Hành” là tiểu thuyết lịch sử
của Thân phụ HTC, xuất bản cách đây đã mấy chục năm.
12 thg 5, 2014
ĐỌC LẠI “LỜI CON HỔ Ở VƯỜN BÁCH THÚ”(*)
Hoàng Tuấn Công
Cứ mỗi lần đọc lại "Nhớ rừng" tôi lại nghĩ vẩn vơ: Dường như bằng khả năng đặc biệt nào đó, ông Thế Lữ đã hiểu được ngôn ngữ của vị Chúa sơn lâm “sa cơ lỡ vận”. Và qua chấn song sắt, Ngài đã nhờ ông chép lại toàn bộ bài thơ có một không hai này để gửi đến loài Người. Thế Lữ chỉ chú thêm với độc giả một dòng ngắn gọn: “Lời con hổ ở vườn bách thú” dưới tiêu đề bài thơ “Nhớ rừng” mà thôi. Bằng không, tôi cũng ngờ rằng, Thi sĩ tài hoa này từng có “phút giây hoá hổ” trong kiếp bị giam cầm, tù ngục. Và khi trở lại làm Người, ông đã “kiếm được” những lời thơ bất hủ đó. Nếu không, tại sao tôi lại được đọc những “lời tự sự” của một Ông Hổ bị “sa cơ nhục nhằn tù hãm” hay đến vậy ? “Hổ” đến vậy ? !
Bài thơ “Nhớ rừng” (1936) của Thể Lữ được xem là tâm sự của một tầng lớp người chán ghét cảnh tù túng và những “tầm thường giả dối”. Họ đau khổ trong cảnh ngục tù thân xác, tư tưởng, muốn phá bỏ gông cùm xiềng xích để về với thế giới tự do, nhưng đành bất lực, đắm chìm trong quá khứ kiêu hùng, bế tắc không lối thoát.
Mỗi lần nhìn thấy hình ảnh hổ oai hùng, ngạo mạn, thung dung giữa “cảnh sơn lâm bóng cả cây già” hay đang “nằm dài trông ngày tháng dần qua” tôi lại thấy câu chữ trong bài thơ dậy sóng theo từng bước chân của Ngài. Dưới con mắt của Chúa sơn lâm, những kẻ đang nắm vận mệnh của Ông trở nên bé nhỏ, tầm thường, đáng thương hại, đáng khinh bỉ làm sao ! Họ đáng khinh, đáng ghét, đáng thương bởi họ bé nhỏ mà “ngạo mạn”. Không hiểu gì về thế giới tự nhiên, quy luật tự nhiên, “dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”:
Bài thơ “Nhớ rừng” (1936) của Thể Lữ được xem là tâm sự của một tầng lớp người chán ghét cảnh tù túng và những “tầm thường giả dối”. Họ đau khổ trong cảnh ngục tù thân xác, tư tưởng, muốn phá bỏ gông cùm xiềng xích để về với thế giới tự do, nhưng đành bất lực, đắm chìm trong quá khứ kiêu hùng, bế tắc không lối thoát.
Mỗi lần nhìn thấy hình ảnh hổ oai hùng, ngạo mạn, thung dung giữa “cảnh sơn lâm bóng cả cây già” hay đang “nằm dài trông ngày tháng dần qua” tôi lại thấy câu chữ trong bài thơ dậy sóng theo từng bước chân của Ngài. Dưới con mắt của Chúa sơn lâm, những kẻ đang nắm vận mệnh của Ông trở nên bé nhỏ, tầm thường, đáng thương hại, đáng khinh bỉ làm sao ! Họ đáng khinh, đáng ghét, đáng thương bởi họ bé nhỏ mà “ngạo mạn”. Không hiểu gì về thế giới tự nhiên, quy luật tự nhiên, “dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”:
LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
TẶNG CÁC TÁC PHẨM VIẾT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
![]() |
Tác giả Lê Xuân Đức (ngoài cùng bên phải) |
HTC: Tuấn Công Thư Phòng xin đăng lại bài viết này để độc giả hiểu rõ hơn về giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam trao cho "Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh" của Lê Xuân Đức.
Hướng tới kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, sáng ngày 13/5/2013, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng
văn học hưởng ứng cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT, báo chí về
chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tại trụ sở
Hội (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
11 thg 5, 2014
"Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh" của Lê Xuân Đức có đáng để Hội nhà văn Việt Nam trao giải?
Hoàng Tuấn Công
Kết thúc phần cuối của bài “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của Nhà phê bình Lê Xuân Đức ?” đăng trên TCTP, chúng tôi viết thêm mấy dòng: “Cuối cùng, chúng tôi tự hỏi: Không biết có nên “để mắt” đến 9 tác phẩm viết về thơ Bác của Lê Xuân Đức hay không ? Đặc biệt là cuốn sách được trao giải cao của Hội nhà văn Việt Nam "Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh" trong cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của Lê Xuân Đức.
8 thg 5, 2014
CÁI ĐẦU LÂU MẤT TÍCH
Hoàng Tuấn Phổ
Bình
Định vương ngồi buông thõng chân trên hòn đá nổi tự nhiên ở đầu thung Nai.
Quanh ông, các tướng văn, võ đứng quây quần. Một anh lính hối hả đi tới chỗ
Bình Định vương:
-Trình
nhà Vương. Chúng con tìm mãi vẫn không thấy đầu thằng Phùng Quý ở đâu cả !
Bình
Định vương khẽ nhếch mép cười:
-Tìm
mãi vẫn không thấy ! Hắn có phép thần thông hay các ngươi trông gà ra cuốc ?
7 thg 5, 2014
ĐÔI ĐIỀU NHẬN XÉT VỀ “NHỮNG NHÀ KHOA BẢNG XỨ THANH”
CỦA
NHÓM PGS-TS HÀ ĐÌNH ĐỨC
![]() |
Lối vào đền thờ Nguyễn Văn Nghi |
Hoàng Tuấn Phổ
Do nhu cầu thực tế,
loại sách Quốc ngữ về “Các nhà khoa bảng Việt Nam” đã được
xuất bản nhiều, tiêu biểu có nhóm Ngô Đức Thọ, nhóm Bùi Hạnh Cẩn… Thông thường,
sách biên soạn lại, quyển sau phải tiến bộ hơn quyển trước, vì ít nhiều có kế
thừa, đồng thời đính chính những sai lầm, thiếu sót của quyển trước. Rất tiếc,
gần đây, sách “Những nhà khoa bảng xứ Thanh”
của nhóm PGS -TS Hà Đình Đức (NXB Thanh Hóa 2011) không đi theo “luật” thông thường ấy.
4 thg 5, 2014
“Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của Lê Xuân Đức ?
Hoàng Tuấn Công
Phần IV
Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm
Chuyện “đạo
văn” của Lê Xuân Đức đã quá rõ. Nhưng, cái hay, cái đúng Lê Xuân Đức đạo đã
đành. Đằng này, những sai sót nhầm lẫn, thiếu chính xác của người ta, ông Lê Xuân
Đức cũng cứ “xài” liền liền.
1.Bài Bạn
tù họ Mạc. Hai câu:“Xa đại pháo” tài chân vĩ đại, Tại tù nhưng tưởng ngật nhân sâm.
Ông Lê Xuân Đức giảng giải: “Xa đại pháo là một phương ngữ ở Quảng Đông (chứ không
phải như chú thích của Viện văn học
trong bản dịch năm 1983) có nghĩa là một tấc lên trời, huênh hoang khoác lác.
Phương ngữ này cùng một nghĩa với thành ngữ ở Quảng Đông “Đại suy đại lôi” nghĩa là bốc phét quá chừng, quá mức”.
Xin trao đổi với Nhà phê bình Lê Xuân Đức mấy điểm sau
đây:
BẮT ẾCH
Hoàng Tuấn Phổ
Ếch sống trong hang sâu. Người ta quan sát thấy dấu ngón chân ếch in ở cửa hang mà đoán biết trong hang có ếch trú ẩn. Nếu cửa hang hẹp, phải đào cho rộng. Loại thuổng dùng đào hang ếch, cán nhỏ, ngắn, mặt lưỡi cong cong lòng mo, đầu lưỡi mỏng, rộng chừng 3cm. Ếch nghe động lùi vào sâu hơn, thu mình nằm ép tận cuối hang. Nếu thấy rõ ếch, người ta thò tay vào nắm “thắt lưng” ếch lôi ra. Phải đề phòng rắn độc chui vào hang ăn thịt ếch rồi cuộn tròn nằm nghỉ luôn trong đó. Người ta dùng câu thay cho tay. Đó là một thứ móc, lưỡi giống câu có ngạnh, cắm vào cán dài chừng 50cm, to bằng ngón tay cái. Người bắt ếch cầm móc câu thọc thẳng vào hang kéo con ếch ra ngoài.
“Nhật ký trong tù và lời bình” Hay trò đùa của Nhà phê bình Lê Xuân Đức ?
Hoàng Tuấn Công
Phần III
Không có chữ dạy người biết chữ
Ở phần I và phần II bài viết, bạn đọc đã được biết đến chuyên
gia số 1 về thơ Bác, Lê Xuân Đức chữ tác đánh chữ tộ, không chỉ phá hỏng nguyên
tác "Nhật
ký trong tù", lại còn "vào" Nhà xuất bản chính trị quốc gia
để "đạo" nội dung cuốn sách "Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh-chú thích-thư
pháp" của GS Hoàng Tranh (Trung Quốc). Chuyện động trời tới mức,
chúng tôi tưởng đó là trò đùa. Nhưng hôm nay, khi đặt bút viết đến phần
"không biết chữ dạy người biết chữ" chúng tôi thấy Lê Xuân Đức không hề đùa
tí nào. Hay nói đúng hơn, Lê Xuân Đức đã "Lộng
giả thành chân", lên tiếng dạy bảo người khác để nghiễm nhiên trở
thành bậc thầy thiên hạ.
Vậy Lê Xuân Đức dạy ai ?
1 thg 5, 2014
AI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ NHỮNG TÁC HẠI SÂU XA VÀ LÂU DÀI ?
Phản hồi của bạn đọc Khải Nguyên
(phucdau05@yahoo.com.vn)
HaiPhong
TCTP: Hiện nay, Tuấn Công Thư Phòng chỉ
đăng bài của chủ BLOG Hoàng Tuấn Công và Cụ thân sinh Hoàng Tuấn Phổ. Một số
ý kiến của bạn đọc, dài hay ngắn đều được đăng ở dạng phản hồi. Riêng ý kiến
của bạn đọc Khải Nguyên chúng tôi nhận được qua địa chỉ Email (không thể đăng
dưới dạng phản hồi) nên xin được đăng riêng, nhưng cũng được xem như một kiểu
phản hồi công khai của bạn đọc. Chúng tôi cho rằng, đây là những trăn trở rất
có trách nhiệm và đáng suy nghĩ của bạn đọc Khải Nguyên. Cũng nhân đây, chúng tôi mở thêm tiểu mục "Tin nhạn" để đăng những phản hồi công phu và có nhiều ý nghĩa của bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn Khải Nguyên và bạn đọc!
Trân trọng cảm ơn Khải Nguyên và bạn đọc!
Tuấn Công Thư Phòng
30 thg 4, 2014
"Nhật ký trong tù và lời bình" hay trò đùa của Nhà phê bình văn học Lê Xuân Đức
Hoàng Tuấn Công
Phần hai
Phần hai
Đạo văn để bình văn
Trong
Lời
tác giả Lê Xuân Đức viết: "Với
niềm đam mê thơ Bác, chúng tôi đã chuyên tâm nghiên cứu và thẩm bình thơ Bác từ
năm 1973 đến năm 2013 này, tròn 40 năm, và đã hoàn thành việc thẩm bình toàn bộ
133 bài thơ của Nhật ký trong tù.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)