8 thg 12, 2018

GIỮ NHƯ ÔNG THẦY GIỮ ẤN


Trảm tà đoạn ôn ấn -một trong rất nhiều loại pháp ấn
của thầy phù thuỷ.
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào) giải thích: “Giữ như ông thầy giữ ấn (thầy: thầy phù thuỷ; ấn: ấn quyết, thuật của phù thuỷ, dùng tay làm phép trừ ma quỷ). Giữ bí mật, không truyền dạy cho ai”. 

-“Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): -"Giữ như ông thầy giữ ấn (Thầy là thầy cúng; ấn là thuật của phù thủy dùng tay làm phép) Như ý câu trên: Anh đừng hòng mượn nó bộ sách ấy, vì nó giữ như ông thầy giữ ấn”.

3 thg 11, 2018

ANH LÙN XEM HỘI


Anh lùn xem hội
Tranh minh hoạ của Tàu

      HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) giải thích: anh lùn xem hội • ng. Câu hài hước nói đến sự thiệt thòi của người ở địa vị thấp kém <> Trong hội nghị quốc tế đó, tôi chỉ là một anh lùn xem hội!”.
-“Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức): “Anh lùn xem hội thng. Thiếu cả phương tiện mà phải đương đầu với việc khó khăn, quá sức”.

13 thg 10, 2018

CÁCH VẬN DỤNG TỪ NGỮ, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CỦA GS. NGUYỄN LÂN (P5)

Cánh chim lạc đàn.
               Ảnh: mapio.net

HOÀNG TUẤN CÔNG

(Trích tiểu mục 7 mới bổ sung trong bản 2018 [tổng 27 trang], thuộc mục “Tiếng mẹ đẻ”.)

onhư ăn phải ớt • tt. Đắng cay mà không dám nói ra <> Quá tin người nên bị lừa, như ăn phải ớt”.
Nếu không ăn được ớt, mà lại lỡ ăn phải ớt thì cay lắm, cứ gọi là xuýt xoa, sặc sụa, giàn giụa nước mắt. Không ai cấm, cũng không ai nén chịu, giấu giếm làm gì. Bởi vậy, chẳng có lí do gì lại đặt ra thành ngữ “như ăn phải ớt” rồi giảng giải là “đắng cay mà không dám nói ra”.

6 thg 10, 2018

DỐT ĐẶC CÁN MAI



"Dốt đặc cán mai". 
Tranh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Một số nhà nghiên cứu và biên soạn từ điển (Vũ Dung, GS. Nguyễn Lân, Văn Tân…) lại thu thập và giải thích thêm các dị bản “Dốt đặc cán thuổng”, hay “Đặc cán thuổng”. Theo đây, “Dốt đặc cán mai” có vẻ như là cách nói tuỳ tiện của dân gian. Nghĩa là “đặc cán mai”, cũng giống như “đặc cán thuổng”, hay thậm chí là “đặc cán cuốc” mà thôi[1].

25 thg 9, 2018

TỪ “TÚI ĐOM ĐÓM” CỦA TÀU, ĐẾN “TRỨNG ĐOM ĐÓM” CỦA TA

Xa Dận đọc sách ban đêm
bằng "túi đom đóm"
Tranh của Tàu

HOÀNG TUẤN CÔNG


Đời Tấn () có người học trò tên là Xa Dận (車胤), tự Vũ Tử (武子), thông minh dĩnh ngộ ham học, nhưng gia cảnh bần hàn. Nhà nghèo, không đủ tiền mua dầu thắp sáng, nên vào những đêm hè, Xa Dận bắt đom đóm bỏ vào một cái túi lụa, gọi là “nang huỳnh” 囊螢 (túi đom đóm) để tạo ra ánh sáng đọc sách thâu đêm. Đến khi trưởng thành, Xa Dận càng nổi danh mẫn tiệp, thông tuệ, sau làm tới chức Lại bộ thượng thư.

22 thg 9, 2018

CÁCH VẬN DỤNG TỪ NGỮ, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CỦA GS. NGUYỄN LÂN (P4)

HTC và PGS.TS Hoàng Dũng
người viết "Lời giới thiệu" và hết lòng cho
 sự ra đời của sách "Phê bình-khảo cứu"
lần đầu gặp nhau tại Tuấn Công Thư phòng (8/2018)

HOÀNG TUẤN CÔNG


(Trích tiểu mục 7 mới bổ sung trong bản 2018 [tổng 27 trang], thuộc mục “Tiếng mẹ đẻ”.)

omuộn còn hơn không • ng. Tuy đã chậm, nhưng vẫn hơn là không có hay không làm <> Vì bận việc anh không kịp về dự lễ mừng đại thọ ông nội, khi về anh xin lỗi, cụ đã nói: Muộn còn hơn không”.

15 thg 9, 2018

CÁCH VẬN DỤNG TỪ NGỮ, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CỦA GS. NGUYỄN LÂN (P3)



Bản 2017 (trái) và bản 2018 (phải)
Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG

(Trích tiểu mục 7 mới bổ sung trong bản 2018 [tổng 27 trang], thuộc mục “Tiếng mẹ đẻ”.)

olễ như tế sao • ng. Lễ hết nơi này nơi khác và nhiều lần <> Ông chồng ốm, bà vợ đi lễ như tế sao mà vẫn không khỏi”.
“Tế sao” là làm lễ cúng sao ngoài trời. Lễ tế sao chỉ làm ở một địa điểm, nhưng vì người ta cúng rất nhiều loại sao, nên phải bái lạy rất nhiều lần. Thế nên có thành ngữ “lạy như tế sao”, mà Từ điển Vietlex giải thích “lạy như tế sao • [kng] vái lạy lia lịa: “Chàng nói chưa hết, bỗng cánh cửa buồng mở toang. Nga chạy ra, tóc rũ rượi, ngồi phệt xuống đất, chắp tay, cúi đầu, lạy như tế sao (...)” (Nguyễn Công Hoan)”; và chính GS. Nguyễn Lân giải thích: “lạy như tế sao • ng. Nói người lạy đi lạy lại <> Ông ấy đã không đồng ý thì anh có lạy như tế sao, ông ấy cũng không nghe”.
Theo đó, người ta chỉ nói “lạy như tế sao”, chứ không ai nói “lễ như tế sao”. Trường hợp “lễ” ở đây có nghĩa như “lạy”, thì “lễ như tế sao” không thế được hiểu là lễ bái khắp nơi, “lễ hết nơi này nơi khác và nhiều lần” như GS. Nguyễn Lân giảng.

7 thg 9, 2018

TÁI BẢN “TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU” (2)

Một độc giả cao tuổi mua sách
 "Từ điển tiếng Việt của GS.  Nguyễn Lân-Phê bình khảo cứu"
 [bản  2017]. (Ảnh trên mạng, không rõ tác giả).



HOÀNG TUẤN CÔNG



Trích tiểu mục 7 mới bổ sung trong bản 2018 (tổng 27 trang), thuộc mục “Tiếng mẹ đẻ”.

“7. Cách vận dụng từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ của GS. Nguyễn Lân” (tiếp theo).

o e hèm • tht. Từ thốt ra tỏ ý còn e ngại <> E hèm! Có chắc cháu đỗ không?”.
GS. Nguyễn Lân đã giảng sai nghĩa của “e hèm”. Vì “e hèm” là tiếng phát ra từ cổ họng, kiểu “hắng giọng” hay “đằng hắng” trước khi nói điều gì; ra hiệu hoặc báo cho người khác biết có sự xuất hiện của mình, chứ không phải “tỏ ý còn e ngại”.

5 thg 9, 2018

"...DÁI ĐỎ HỒNG HỒNG"


           HOÀNG TUẤN CÔNG


     Trong số 95 trang bổ sung cho tái bản lần thứ nhất của sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu”, nhiều nội dung nằm rải rác trong các phần của cuốn sách. Ví dụ một số mục từ thuộc tiểu mục “3. Từ ngữ chỉ màu sắc, dáng vẻ.”:

o “đỏ gay tt Nói mặt đỏ lên vì uống rượu: Mới uống có một cốc mà mặt đã đỏ gay; Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười? (Tản-đà)”.

1 thg 9, 2018

TÁI BẢN SÁCH “TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU”

Bản in 2018
HOÀNG TUẤN CÔNG

Năm 2018, sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” (Hoàng Tuấn Công) tiếp tục được Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty sách Phương Nam tái bản lần thứ 1 có bổ sung, sửa chữa (sau khi in 3 lần năm 2017). Bản 2018 bổ sung thêm gần 100 trang so với bản in năm 2017 (bản in 2017 có 561 trang, bản 2018 có 656 trang). Sách in 1.500 cuốn, khổ 26x24, giấy trắng và tốt hơn bản 2017, bìa được trình bày lại, và cán láng.
Nội dung bổ sung đáng chú ý trong bản in 2018 gồm có:
1-So sánh, trích dẫn cụ thể những sai sót mà GS. Nguyễn Lân đã chép lại từ cuốn từ điển này (in trước) sang cuốn từ điển khác (in sau), thay vì chỉ ghi chú “sai giống từ điển Từ và ngữ Việt Nam”, hoặc “sai giống Từ điển từ và ngữ Hán Việt” như bản in 2017 trước đây.

BỤNG ĐÓI CẬT RÉT

Bụng đói cật rét
Ảnh: ST

Hoàng Tuấn Công

“Bụng đói” thì có lẽ khỏi phải bàn, nhưng “cật” trong “cật rét” là gì? Vấn đề tưởng đơn giản, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu rất khác nhau, kể cả nghĩa của “cật” trong các bản trái nghĩa “no cơm, ấm cật”, “ấm cật, no lòng”. Sau đây, xin tạm chia thành ba cách hiểu về “cật”:

11 thg 8, 2018

TÂNG HẨNG NHƯ CHÓ MẤT DÁI

Ảnh minh hoạ sưu tầm

Hoàng Tuấn Công

Thành ngữ Việt Nam có câu “Chạy như chó dái”, lại có câu Tâng hẩng như chó mất dái”. “Chó dái”, hay “gà dái”, “bò dái”, “trâu dái”…, là chỉ những con súc vật đực trưởng thành, nhưng chưa/không bị thiến. “Chó mất dái” chính là con chó đã bị thiến.

27 thg 7, 2018

“XẤU NHƯ MA CŨNG THỂ TRÀ CON GÁI”

Ảnh; FB Quốc Trung Lê

Hoàng Tuấn Công

Tục ngữ “Xấu như ma cũng thể trà con gái”, được các nhà biên soạn từ điển giải thích khá thống nhất:
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung) giải thích: xấu như ma cũng có thể trà con gái Dù xấu xí nhưng đang ở độ trẻ trung mạnh khoẻ (vẫn được ưa chuộng)”.
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): “xấu như ma cũng thể trà con gái (Trà là trạc tuổi) Ý nói: Dù là người xấu nhưng mà trẻ trung mạnh khoẻ”.

14 thg 7, 2018

CÃI NHAU NHƯ MỔ BÒ

Hình minh họa sưu tầm

Hoàng Tuấn Công

Bài “Cãi nhau như mổ bò” (saigonocean.com) tác giả Lại Thị Mơ viết: “Hồi nào tới giờ tôi cứ nghe người ta nói cãi nhau như mổ bò. Thật tình sống ở thành phố, chưa bao giờ tôi được chứng kiến cảnh mổ bò như thế nào, nên cũng không hiểu tại sao khi mổ bò phải cãi nhau. Chắc là cãi nhau dữ lắm nên người ta mới ví như vậy”.

23 thg 6, 2018

“MẠ NĂN NO LĂN NO LÓC, LÚA NĂN CÒN ĂN BẰNG GÌ”

Muỗi hành (Sâu năn)
                                                            Ảnh: ST

Hoàng Tuấn Công

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): “Mạ năn no lăn no lóc, lúa năn con (sic) ăn bằng gì. (năn: lá mạ, lúa cuộn tròn như dọc hành). Một kinh nghiêm làm ruộng: thấy mạ có năn lẫn vào thì biết là lúa vụ ấy hạt mẩy có năng suất cao, nếu lúa có năn thì thu hoạch kém”.

16 thg 6, 2018

CHIÊM KHÔN HƠN MÙA DẠI

Lúa vụ xuân ở Thanh Hoá 2018
Ảnh: HTC

HOÀNG TUẤN CÔNG

-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): Chiêm khôn hơn mùa dại Người tốt mà dại thì thua thiệt kẻ xấu mà khôn”.
-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): Chiêm khôn hơn mùa dại. (chiêm khôn: thứ gạo chiêm già nắng, hạt nhỏ và đanh; mùa dại: thứ gạo mùa hạt to và đục). Một kinh nghiệm chọn gạo: thường gạo mùa hơn gạo chiêm, nhưng gạo chiêm vẫn ngon hơn thứ gạo mùa xấu”.

1 thg 6, 2018

“AI NUÔI CHÓ MỘT NHÀ, AI NUÔI GÀ MỘT SÂN”

Ở nông thôn xưa, bờ dậu chỉ đơn sơ thế này
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG
Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP Hồ Chính Minh, 2010) đưa ra 3 dị bản đồng nghĩa:
-Mục “Ai nuôi chó một nhà; ai nuôi gà một sân” chú dẫn “Nh. Chẳng ai nuôi chó một nhà, chẳng ai nuôi gà một sân”.

25 thg 5, 2018

“ĂN TRỘM CÓ TANG, CHƠI NGANG CÓ TÍCH”


Tham tụng Hà Tông Huân phá án gian dâm giết người
HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân) giải thích: “ăn trộm có tang, chơi ngang có tích Nói những kẻ gây rối trong xã hội”.

Dĩ nhiên, đây là lời giảng hoàn toàn sai. Soạn giả nhầm lẫn với “đầu trộm đuôi cướp” hoặc “du thủ du thực” chăng?  

10 thg 5, 2018

XẤU DÂY TỐT CỦ

HOÀNG TUẤN CÔNG

Bài “Cánh nam giới gầy có đúng là xấu dây tốt củ”? (Gia đình.NET.VN) viết: “Cánh nam giới chẳng may sở hữu thân hình gầy gò thường bị chê là “còm nhom” gầy thế “làm ăn” được gì hay gầy thế thì “teo” hết cả…Thường những người này phản kháng lại bằng cách "chém gió" rằng mình thuộc diện “xấu dây tốt củ”.Thực tế có đúng như lời các quý ông gầy nói không?”.

6 thg 4, 2018

ĐÍT BỒ TRÔN VẠI ĂN HẠI CHỒNG CON


Tranh: Nguyễn Thanh Bình
HOÀNG TUẤN CÔNG
      
Trong khá nhiều sách từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam mà chúng tôi có trong tay, duy chỉ “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh-2010) thu thập và giải thích: Đít bồ trôn vại, ăn hại chồng con. Đít mà to như cái bồ, (lỗ) trôn mà lớn như cái vại (là hai nét hay gặp ở những ả đàn bà) chuyên ăn hại chồng con”.

Tiếc rằng, tác giả “Từ điển tục ngữ Việt”, mới chỉ dừng ở mức diễn giải nội dung câu tục ngữ, chứ chưa giải thích tại sao dân gian lại nói như vậy. Mặt khác, cách diễn giải còn có chỗ chưa đúng, thậm chí là sai nặng. Cụ thể: