Bản 2017 (trái) và bản 2018 (phải) Ảnh: HTC |
HOÀNG TUẤN CÔNG
(Trích tiểu mục 7 mới bổ sung trong bản 2018 [tổng 27 trang], thuộc mục “Tiếng mẹ đẻ”.)
o “lễ như tế sao •
ng. Lễ hết nơi này nơi khác và nhiều lần <> Ông chồng ốm, bà vợ đi lễ như tế sao mà vẫn không khỏi”.
“Tế
sao” là làm lễ cúng sao ngoài trời. Lễ tế sao chỉ làm ở một địa điểm, nhưng vì
người ta cúng rất nhiều loại sao, nên phải bái lạy rất nhiều lần. Thế nên có
thành ngữ “lạy như tế sao”, mà Từ điển
Vietlex giải thích “lạy như tế sao • [kng] vái lạy lia lịa: “Chàng nói chưa
hết, bỗng cánh cửa buồng mở toang. Nga chạy ra, tóc rũ rượi, ngồi phệt xuống đất,
chắp tay, cúi đầu, lạy như tế sao (...)” (Nguyễn Công Hoan)”; và chính GS.
Nguyễn Lân giải thích: “lạy như tế sao •
ng. Nói người lạy đi lạy lại <> Ông
ấy đã không đồng ý thì anh có lạy như tế sao, ông ấy cũng không nghe”.
Theo
đó, người ta chỉ nói “lạy như tế sao”, chứ không ai nói “lễ như tế sao”. Trường hợp “lễ” ở đây có nghĩa như “lạy”, thì “lễ như tế sao” không thế được hiểu là lễ bái khắp nơi, “lễ hết nơi này nơi khác và nhiều lần” như GS. Nguyễn Lân giảng.
o “lơ láo như chó thấy thóc •
ng. (Chó không ăn được thóc) Chẳng biết làm gì <> Mới nhận việc, nó còn lơ láo như chó thấy thóc”.
Cứ như ví dụ của GS. Nguyễn Lân, “mới nhận việc” mà lại “lơ láo như chó thấy thóc” thì “nó” xứng đáng bị đuổi việc ngay tức khắc!
Vì “lơ láo như chó thấy thóc”, có
nghĩa là thờ ơ, dửng dưng trước sự việc,
sự vật không liên quan, không có gì hấp dẫn, lôi cuốn đối với mình, chứ
không phải “chẳng biết làm gì”.
o “lỡ bước sang ngang • ng. Trót đi vào con đường sa đọa <> Đã lỡ bước sang ngang thì hối không kịp”.
“Sang ngang” trong “lỡ bước sang ngang” được hiểu là “đi lấy chồng [thường với hàm ý không bằng lòng, không như
mong muốn]: “Chuyến này chị bước sang ngang, Là tan vỡ giấc mộng vàng từ
nay.” [Lỡ bước sang ngang-Nguyễn Bính] (Từ điển Vietlex); “Lỗi
hẹn, bỏ người cũ, lấy người mới: Lỡ bước sang ngang” (Từ
điển Lê Văn Đức); và chính GS. Nguyễn Lân đã giảng ở mục “sang ngang”: “Nói người
con gái bất đắc dĩ phải lấy chồng <> Lỡ
bước sang ngang (NgBính)”. Như vậy, ở mục từ này, cả giải nghĩa và ví dụ của
soạn giả đều không chính xác.
o “mèo
nhỏ bắt chuột con • ng. Khả năng đến đâu thì làm đến đó, miễn là có kết quả
<> Anh ấy rất chăm, nhưng mèo nhỏ
bắt chuột con, không thể đòi hỏi nhiều hơn ở anh ấy”.
Ví dụ của soạn giả mâu thuẫn và lủng củng,
khó hiểu. Anh ấy đã “rất chăm”, sao
lại còn “nhưng mèo nhỏ bắt chuột
con”, rồi cuối cùng lại “không thể
đòi hỏi nhiều hơn ở anh ấy”.
o “miếng ăn là miếng nhục • ng. Vì ham
ăn uống mà mất phẩm giá con người <> Anh
ta bê tha rượu chè, bà mẹ phải khuyên: Miếng ăn là miếng nhục con ạ”.
Soạn
giả vận dụng không đúng. Vì “miếng ăn là
miếng nhục” có nghĩa: tham lam, quá coi trọng quyền lợi vật chất hoặc miếng
ăn, miếng uống, sẽ làm mất tư cách con người. Trong khi “anh ta bê tha rượu chè” (đúng ra phải là “rượu chè bê tha”) là nói
việc uống rượu nhiều đến mức nghiện ngập, sinh ra bê tha (tồi tệ đến mức ảnh
hưởng đến nhân cách). Đây đang nói chuyện “miếng
ăn” nói chung, chứ đâu nói chuyện “bê
tha rượu chè”?
o “mò kim rốn bể •
ng. Tìm tòi một thứ không thể thấy được <> Thời buổi này mà muốn có một Khổng Minh thì thực là mò kim rốn bể”.
“Mò kim rốn bể”, “mò kim đáy bể” (dị bản gốc Hán Thuỷ
để lao châm 水底撈針) được
dùng với nghĩa là việc tìm kiếm một vật nào đó (bị thất lạc) trong hoàn cảnh hết
sức gian nan, khó khăn, rất ít hy vọng tìm thấy. Soạn giả đem ví với chuyện tìm
kiếm nhân tài, lại ví như đi tìm “Khổng Minh” (một nhân vật lịch sử) thì quả là
quá khập khiễng (đó là việc làm ảo tưởng,
chứ không phải là “mò kim rốn bể”).
o “rốn bể mò kim •
ng. Không thể tìm thấy được <> Đã
mất rồi mà đi tìm thì khác nào rốn bể mò kim”.
o “đáy biển mò kim • ng. Làm một việc
khó có thể thành công <> Bấy lâu
đáy biển mò kim, là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa (K).
“Rốn bể mò kim” cũng là dị bản của “mò kim rốn bể”, “đáy biển mò kim”, và đều có nghĩa là khó tìm thấy, hy vọng tìm thấy
rất nhỏ, chứ không phải “không thể tìm
thấy được”, hoặc “làm một việc khó có
thể thành công” (tát biển là việc làm “khó
có thể thành công”, nhưng không ai ví với “đáy biển mò kim”). Mặt khác, không phải tất cả mọi trường hợp “đã mất rồi mà đi tìm” đều giống như “rốn bể mò kim”. Việc khó hay dễ tìm, tìm
thấy hay không còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.
Như vậy, cả ba lần soạn giả giải thích và lấy
ví dụ về ba dị bản đồng nghĩa “rốn bể
mò kim” và “mò kim rốn bể”, “đáy bể mò kim”, đều có
sai sót.
o “máu bò cũng như tiết dê •
ng. Nói hai thứ chẳng khác gì nhau <> Hai
cái mũ này, anh chọn cái nào cũng được, máu bò cũng như tiết dê mà”.
“Máu bò
cũng như tiết dê”; “Lòng trâu cũng như dạ bò”, “Lòng bầu cũng như ruột bí”,
“Chanh khế một lòng, bưởi bòng một dạ”, “Ngài khác gì tằm”…là những dị bản đồng
nghĩa, ý nói: lòng dạ suy nghĩ, ước muốn của con người ai cũng như ai. Bởi vậy,
đem “máu bò cũng như tiết dê” (nghĩa
bóng hàm nghĩa trừu tượng) để ví với hai cái mũ giống nhau (vật dụng cụ thể) là
sai.
o “mong được ước thấy •
ng. Muốn sớm được có, được thấy, được gặp <> Ngày ngày mong được ước thấy tin mừng”.
“Mong được ước thấy” chẳng qua là cách
nói thiếu chính xác của bản “cầu được
ước thấy” mà Từ điển Vietlex giảng là “cầu mong, ao ước điều gì thì được
ngay điều đó: “Tôi chúc anh chị bách niên giai lão, cầu được ước thấy!”
(Vũ Tú Nam)”. Trường hợp hiểu theo cách giảng và ví dụ của soạn giả,
thì “mong được ước thấy” phải sửa thành “mong gặp, ước thấy” mới có lí.
o “một câu nói ngay làm chay cả tháng •
ng. (Làm chay là làm lễ Phật để cầu phúc) ý nói: Chỉ cần một câu nói thẳng thắn
cũng bằng cầu Phật cả tháng <> Tôi
rất cần đến lời nói thẳng của ông cụ, vì một câu nói ngay làm chay cả tháng mà”.
Diễn giải của soạn giả không sai, nhưng ví dụ
đưa ra lại không ăn nhập gì, thậm chí rất vô lý, rối rắm.
Theo vế đầu của ví dụ, có vẻ như nhân vật “tôi” đang chờ ai đó tác động đến “ông cụ”, để mong có được “lời nói thẳng” về việc gì đó từ phía “ông cụ”. Tiếp theo, vế sau “vì một câu nói ngay làm chay cả tháng mà”
không có mối liên hệ gì với vế trước. Bởi người ta dùng “vì” trong câu nói là để “biểu thị điều nêu ra sau đó là lí do hoặc
nguyên nhân của điều vừa được nói đến” (Từ
điển Vietlex). Chẳng hạn: Tôi rất cần
đến lời nói thẳng của ông cụ, vì lời nói của ông cụ rất có trọng lượng.
o “mỡ để miệng mèo •
ng. Đặt trước mặt người ta thứ gì người ta đương mong muốn <> Đương thất nghiệp mà có người gọi đi làm thì
khác gì mỡ để miệng mèo”.
“Mỡ để miệng mèo” ví trường
hợp những thứ quý giá mà để hớ hênh, phô bày một cách lộ liễu, dễ bị kẻ bất
lương chiếm đoạt, hoặc nảy sinh lòng ham muốn chiếm đoạt. Do soạn giả hiểu thiếu
chính xác, nên không giới hạn được nghĩa, dẫn đến phạm lỗi nặng trong phần ví dụ.
Theo đó, ví dụ mà GS. Nguyễn Lân đưa ra, phải vận dụng câu Buồn ngủ gặp chiếu manh mới đúng: Đương thất nghiệp mà có người gọi đi làm thì
khác gì buồn ngủ gặp chiếu manh (Từ điển Vietlex: “buồn
ngủ gặp chiếu manh ví tình thế
gặp may mắn đúng lúc, đúng dịp: “Buồn ngủ lại gặp chiếu manh, Vừa khi chồng
bỏ, gặp anh giữa đường-Cdao”).
o “múa may quay
cuồng • ng. Chê kẻ làm đủ mọi cách để đạt một mục đích không
chính đáng <> Con đi thi, mẹ múa
may quay cuồng để mong con đỗ”.
“Múa
may quay cuồng” là làm những động tác múa hoặc việc làm tựa như múa một
cách quay cuồng, như không còn biết gì đến xung quanh nữa (hàm ý chê). Trong
khi “con đi thi”, mẹ làm đủ mọi cách
để mong con đỗ, thì có gì “không chính
đáng”, và sao lại gọi là “múa may
quay cuồng”?
(còn tiếp)
HTC/9/2018
Chúc thích:
[*]-Trong “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, thành ngữ “mỡ để miệng mèo”, được GS. Nguyễn Lân giảng: “Đặt trước mặt người ta một thứ gì mà người ta đương mong muốn”.
Chúng tôi cho rằng, cách giải thích này “chưa đúng điều
cần nói của thành ngữ”. Theo đó, soạn giả không giới hạn được nghĩa (giảng nghĩa quá chung chung, nghĩa quá rộng) dễ dẫn
đến vận dụng sai. Tuy nhiên, trong bài “Sách
“bắt lỗi” Nhà giáo Nguyễn Lân: Có câu tác giả sai mà cụ Nguyễn Lân đúng” (báo
Infonet.vn) PGS.TS Lê Đức Luận, lại cho
rằng, GS. Nguyễn Lân giải thích như vậy không sai. Xin trích:
“Mỡ để miệng mèo”
Ông NL bình: Mỡ để miệng
mèo. Đặt trước mặt người ta một thứ gì mà người ta đương mong muốn. HTC bình:
Chưa đúng điều cần nói của thành ngữ. Nghĩa bóng: Để một vật quý trong tình trạng
hớ hênh, khiến kẻ đang thèm muốn có thể dễ dàng chiếm đoạt; Hành động, việc làm
hớ hênh, dại dột.
Vậy ông NL có sai và HTC
đúng không? Trước hết với nghĩa hiển ngôn: mèo là loài vật thích ăn thịt, nhất
là thịt mỡ. Đặt mỡ trước miệng mèo có nghĩa như ông NL bình. "Muốn không
cho mèo biết để nó khỏi ăn mỡ thì cất đi bằng cách đậy lại "Chó treo mèo đậy",
nếu không nó sẽ ăn hết. Tình huống ở đây là "Mỡ để miệng mèo", như vậy,
mèo sẽ ăn mỡ một cách dễ dàng. Tình huống này HTC bình hợp lí. Ý của NL dẫn đến
nghĩa bóng: sự kích thích, mời gọi, trêu ngươi những ai thèm muốn của ngon! Cho
mày thấy để mày thèm đến phải tức lên nên có câu tục ngữ: "Thà cho ăn chẳng
thà cho thấy". Có khi để trước mặt mèo, mèo thấy nhưng mèo không ăn được,
dù thèm lắm vì nó đã được đậy. Thành ngữ có thể có nhiều nét nghĩa tùy thuộc
vào hoàn cảnh sử dụng chứ không nhất thiết phải nghĩa này mà không phải nghĩa
kia.” (hết trích).
Xin nói thêm cho rõ. Khi phê bình mục “mỡ để miệng mèo” (trong “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân),
chúng tôi mới chỉ dừng ở mức cho rằng, soạn giả giảng chưa đúng điều cần nói của
dân gian (giảng quá chung chung). Tuy nhiên, khi viết thêm tiểu mục “Cách
vận dụng từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ của GS. Nguyễn Lân” bổ
sung cho bản in 2018, quả nhiên, chúng tôi thấy từ chỗ chép lại cách hiểu chưa chính xác của “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” , trong sách “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, GS. Nguyễn Lân đã vận dụng sai hoàn toàn thành ngữ này bằng ví dụ: “Đương thất nghiệp mà có người gọi đi làm thì
khác gì mỡ để miệng mèo”.
Chính cách giảng không giới hạn được nghĩa "Đặt trước mặt người ta thứ gì người ta đương mong muốn" đã dẫn đến sai lầm này của soạn giả. Không
rõ PGS. TS Lê Đức Luận có cho rằng, cách vận dụng này của GS. Nguyễn Lân là đúng?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét