3 thg 5, 2024

“CƠM CHIM” LÀ CƠM GÌ?

 

             
Cơm nắm chim chim

          
HOÀNG TUẤN CÔNG

 
      Tục ngữ Việt Nam có câu “Ai nỡ ăn cướp cơm chim” (Dị bản Ai nỡ ăn cướp cơm chim mắm vét). Ngoài ra còn có thành ngữ “Ăn cướp cơm chim”, được nhiều sách thu thập và xếp vào diện tục ngữ.

Vậy “cơm chim” là cơm gì?

-Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) giảng: “cơm chim • Cơm của chim ăn. Nghĩa bóng nói cái mồi nhỏ, cái lợi nhỏ: Ăn cướp cơm chim (hà-hiếp kẻ cô-cùng mà cướp giật lấy của cải không đáng là bao)”. 

-Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): “cơm chim • dt. Cơm cho chim ăn. • Mối lợi nhỏ bị giành-giựt, bị chận lấy: Ăn cướp cơm chim”.

13 thg 3, 2024

NHIỀU SAI SÓT TRONG "TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT DÀNH CHO HỌC SINH" (Kì cuối)

 

Một phiên bản từ điển
bán trên Tiki

                               HOÀNG TUẤN CÔNG 

          4. “Đầu Ngô mình Sở

Ở phần Lời giới thiệu, Nhóm HQN cho chúng ta biết cấu trúc của từ điển là một chỉnh thể thống nhất từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, trong thực tế, đây là cuốn từ điển không chỉ bị lỗi hệ thống mà còn đầu Ngô mình Sở:

- Phần đầu của từ điển (từ vần A cho đến hết vần M, chiếm ½ nội dung), quy ước đánh số La Mã cho những “từ có quan hệ với nhau về ý nghĩa nhưng thuộc các từ loại khác nhau”, hoàn toàn không thấy ở bất cứ mục từ nào. Bắt đầu từ vần N, quy ước này mới được áp dụng.

12 thg 3, 2024

NHIỀU SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT DÀNH CHO HỌC SINH” (Kì 1)

          

                          HOÀNG TUẤN CÔNG
    

   Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh (Hà Quang Năng chủ biên – ThS Hà Thị Quế Hương – ThS Dương Thị Dung – ThS Đặng Thuý Hằng – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2019, trong bài gọi tắt là Nhóm HQN); đơn vị liên kết xuất bản Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên Thương mại và Dịch vụ văn hóa Minh Long (Minh Long Book).

Lời giới thiệu” cho biết: “Cuốn từ điển tiếng Việt (dành cho học sinh) được biên soạn nhằm phục vụ rộng rãi nhu cầu giảng dạy, học tập và trau dồi tiếng Việt cho đối tượng chính là học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh. Từ điển được biên soạn theo tinh thần chuẩn hoá và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.

3 thg 2, 2024

CÀ KÊ CHUYỆN RỒNG

Trúc hoá long
Sưu tầm và trưng bày tại TCTP

    HOÀNG TUẤN CÔNG

Con rồng trông như thế nào? Hơn 3000 năm trước, thời nhà Thương đã thấy xuất hiện chữ long . Thuyết văn giải tự khi giảng về chữ long cho ta biết tập tính kì dị của con rồng: “Lân trùng chi trưởng, năng u, năng minh, năng tế, năng trưởng, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên”, nghĩa là: Rồng thuộc loài lớn nhất trong các loài trùng có vảy, vừa có thể ẩn mình chốn thâm u vắng vẻ, vừa có thể vẫy vùng nơi biển rộng trời cao, có thể to, có thể nhỏ, có thể thu ngắn, có thể giãn dài, Xuân phân thời bay lên trời, Thu phân thời ẩn dưới vực sâu.

2 thg 2, 2024

CON RỒNG TRONG NGÔN NGỮ DÂN GIAN

          

Mai hoá long
Khắc gỗ dân gian (tại TCTP)
                   HOÀNG TUẤN CÔNG
     

    Rồng là con vật duy nhất trong 12 con giáp không tồn tại trong thực tế, nhưng nó vẫn mang hình dạng, tập tính của một con vật bằng xương bằng thịt và xuất hiện khá nhiều trong lời ăn tiếng nói dân gian, điển cố, điển tích.

Tương truyền, khi trời sắp mưa, rồng gầm lên thành sấm. Thế nên ví thanh âm gì hùng tráng thì gọi là Long minh sư hống 龍鳴獅吼 (Rồng gầm, sư tử rống). Mây là môi trường sống của rồng. Mây với rồng như nước với cá, nên có thành ngữ Như cá gặp nước như rồng gặp mây; Rồng mây gặp hội; Gặp hội mây rồng; Long vân gặp hội; Long vân khánh hội,...ý chỉ cơ hội may mắn, vua tôi, trai gái gặp nhau, hoặc người đi thi đỗ đạt, vinh hiển.

20 thg 1, 2024

“RÂU” HAY “DÂU”, “CẮM CẰM” HAY “CHĂN TẰM”?

 

Minh họạ Ô đầu bach, mã sinh giác
                     Tranh: ST
   HOÀNG TUẤN CÔNG
     

Độc giả Trần Trọng Nghĩa hỏi: “Bài Chữ và nghĩa: cái phi lý có lý (PGS.TS. Phạm Văn Tình - Báo VHTT – 22/11/2023) viết:

Gần đây, trên một tờ báo điện tử (theo tìm hiểu của tôi đó là VTC) có đưa các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu độc giả lựa chọn một đáp án (được coi là đúng) cho những biến thể thành ngữ (thường là 2). Thí dụ, câu hỏi: “Theo bạn, đâu mới là thành ngữ đúng: 1. râu ông nọ cắm cằm bà kia; 2. dâu ông nọ chăn tằm bà kia”.

15 thg 1, 2024

TỪ “LÚ NHÚ” ĐẾN “LÚ LẤP”,…

 

Trăng mới lú lên sau rặng cây
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG


    1-Nghĩa của “lú” và “nhú” trong từ “lú nhú”

Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập từ “lú nhú” và giảng như sau:

“LÚ NHÚ đgt. Mới nhú lên, mới mọc lên một loạt với độ dài ngắn, cao thấp không đều nhau. Măng lú nhú khắp rặng tre. Ngô tra được mấy ngày đã mọc lú nhú. “Những gốc cam lú nhú một lớp quả non”.

1 thg 12, 2023

“HOA THỊ” TRONG “DẤU HOA THỊ”,…LÀ GÌ?


Hình hoa thị dán trên khay gỗ
Tạo tác: HTC
           HOÀNG TUẤN CÔNG

“Hoa thị”, hay “dấu hoa thị”, là chỉ dấu sao [*] (Anh: asterisk; Hán: tinh hình-星形, tinh hiệu-星號, hay tinh hiệu phù hiệu-星號符號).

Tất cả các cuốn từ điển chúng tôi có trong tay chỉ ghi nhận hoa thị/dấu hoa thị, mà không thấy ghi nhận sao/dấu sao, cho dù trong thực tế, cách gọi dấu sao thông dụng hơn dấu hoa thị.

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Vietlex) và nhiều cuốn từ điển khác đều chỉ giảng: hoa thị • d. hình giống như bông hoa nhiều cánh [*], dùng để đánh dấu hoặc trang trí”, mà không cho biết nghĩa gốc của “hoa thị” là gì?

24 thg 11, 2023

“CHẾT ĐỨNG” TRONG “CÂY NGAY KHÔNG SỢ CHẾT ĐỨNG” NGHĨA LÀ GÌ?

 

          HOÀNG TUẤN CÔNG


    Một số cuốn từ điển chúng tôi có trong tay như Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê – Vietlex); Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên); Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Nhóm Vũ Dung), đều giải thích nghĩa bóng câu Cây ngay không sợ chết đứng là: ví người ngay thẳng, trung thực thì không có gì phải sợ sự gièm pha, vu khống, trù dập.

17 thg 11, 2023

NHƯ THẾ NÀO THÌ ĐƯỢC GỌI LÀ “DANH GIA VỌNG TỘC”?

 

Đại gia đình Mai Lĩnh
Ảnh ST
             HOÀNG TUẤN CÔNG
    

Độc giả Đỗ Đình Ngọc (Nam Định) hỏi: “Trong bài viết “Khi nào thì nên gọi là “Danh gia vọng tộc”, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng không nên gọi gia đình đã lập nên Nhà xuất bản Mai Lĩnh là “danh gia vọng tộc” theo cách của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn(1). Lí do ông LNA viết:

3 thg 11, 2023

“BÀNG QUAN” VÀ “BÀNG QUANG” - SAI MỘT LI ĐI MỘT DẶM

 

Bàng quan
Minh hoạ: ST
         HOÀNG TUẤN CÔNG
    

Trong tiếng Việt, “bàng quan” và “bàng quang” đều là những từ Việt gốc Hán; nghĩa của chúng khác nhau hoàn toàn, nhưng lại có âm đọc và chữ viết gần giống nhau.

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Bản chú chữ Hán cho những từ Hán Việt – Trung tâm từ điển học Vietlex) giảng:

31 thg 10, 2023

“THAM QUAN” VÀ “THĂM QUAN”

 

Đền thờ Nguyễn Nghi - Đông Sơn
TP Thanh Hoá
Ảnh: báo Thanh Hoá
      HOÀNG TUẤN CÔNG 
     

Độc giả Phùng Đình Đạt (Hà Nội) hỏi: 

“Gần đây tôi có đọc hai bài viết về từ “thăm quantham quan”.

Bài thứ nhất viết:

Rất nhiều người, bao gồm không ít vị có chức sắc hoặc bằng cấp cao, vẫn dùng từ “thăm quan” và khăng khăng rằng như vậy mới đúng. Nhiều lần, khi ai đó nói hoặc viết là “thăm quan” khu du tích, “thăm quan” ngôi chùa cổ hay địa điểm du lịch, tôi có góp ý rằng phải là “tham quan” mới đúng. Tuy nhiên, không ít người vẫn nhất quyết rằng họ không sai.

27 thg 10, 2023

TỪ “DỞ NHƯ HẠCH” ĐẾN “ĐỒ ĐẨY (ĐĨ) HẠCH”

 

Đồ họa trên trang Bestie.vn và bài viết
cho rằng cụ Vương Hồng Sển 
giải thích 
câu "Dở như hạch" như trong bài viết
           HOÀNG TUẤN CÔNG


    Thành ngữ “Dở như hạch” không được bất cứ cuốn từ điển nào chúng tôi có trong tay thu thập thành một mục riêng. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống, thì nó lại được dùng khá nhiều, và cũng là chủ đề bàn luận khá sôi nổi.

1-Giải thích của cụ Vương Hồng Sển?

Nhìn chung, các diễn đàn đều trích dẫn cách giải thích (được cho là) của cụ Vương Hồng Sển trong sách “Ăn cơm mới nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc” (Vương Hồng Sển - NXB Trẻ - 2012). Ví dụ bài Câu “Dở như hạch” ra đời như thế nào?trên các trang Sài Gòn Xưa (saigonxua.net), Tạp chí Đáng Nhớ (dangnho.com) hay Dở như hạch trên Blog Phạm Ngọc Hiệp1. Xin trích:

25 thg 10, 2023

MÚA ĐÈN KẺ RỦN

 

Múa đèn, dân ca Đông Anh
Ảnh: báo Thanh Hóa
          HOÀNG TUẤN PHỔ

Kẻ Rủn ở huyện Đông Sơn, một vùng quê trước năm 1945 gồm 9 xã của 3 tổng: Tuyên Hóa, Quảng Nạp và Thạch Khê. Các làng của Kẻ Rủn; Viên Khê, Đàm Xá, Xuân Lưu, Cao Thôn, Phúc Hậu, Phù Lưu, Viễn Đương, Mao Xá, Đại Nẫm, sau 1955 đổi thành nhiều thôn, xóm tùy thuộc thời gian của ba xã Đông Thịnh, Đông Xuân, Đông Khê.

16 thg 10, 2023

“CHÉN”, “NHÁ”,… CÓ PHẢI LÀ “TỪ KÉM VĂN HÓA”, “THÔ TỤC”?

 

Mẹ và con
Tranh: Mai Trung Thứ
            HOÀNG TUẤN CÔNG


      Độc giả Hoàng Anh Thi (Hà Nội) hỏi: “Mấy năm nay rộ lên chuyện một số từ như “chén”,  “nhá”, “tợp”, xuất hiện trong sách Tiếng Việt lớp 1. Nhiều ý kiến phản đối quyết liệt, cho rằng đây là những từ “thô tục”, không phù hợp với trẻ em tiểu học. Đơn cử, bài Sách giáo khoa đầy “sạn”: Thu hồi, chỉnh sửa hay để đó cho qua…” trên một tờ báo nọ đăng ý kiến của ông HMH, cho rằng:

Quê tôi ở Nam Định, nhiều khi người ta vẫn dùng từ “nhá” với nghĩa là “ăn”. Nhưng chỉ những đám lôm côm nói với nhau: “Mày cố mà nhá cho hết cái đống ấy đi”. Một việc gì đó khó khăn, nặng nhọc người ta cũng dùng từ này để diễn tả: “Xem chừng vụ này nhá không trôi!”. Vì là từ thông tục, nên đôi khi người lớn sử dụng để quát trẻ con, chứ trẻ con không được dùng với người lớn. Trong học đường không được phép dùng những từ tương tự.

15 thg 10, 2023

TỪ “TẾ” TRONG “TỬ TẾ” ; “TINH TẾ”, ĐẾN “TỂ” TRONG “THÁI TỂ”

 

Phong cảnh đầm hoang ở xã Ngọc Lĩnh 
- huyện Tĩnh Gia (Nghi Sơn)
Ảnh: HCT
                      HOÀNG TUẤN CÔNG
       

     “Tử tế” “tinh tế”  là hai từ Việt gốc Hán, được Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ – Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học Xã hội - 2011) thu thập và giải nghĩa. Xét nghĩa gốc Hán [lịch đại], thì đây đều là những từ ghép đẳng lập.

                 -Với từ tử tế”:

                 Từ điển từ láy tiếng Việt giảng hai nghĩa (tính từ) như sau: “1. Có cái cần có để được coi trọng, không bị coi là lôi thôi hoặc thiếu đứng đắn. Ăn mặc tử tế. Được học hành tử tế. Con nhà tử tế. 2. Có những biểu hiện chu đáo, tốt bụng trong quan hệ đối xử. Ăn ở tử tế với nhau. Được tiếp đãi ân cần tử tế”.

6 thg 10, 2023

NGHĨA CỦA “MẠI” TRONG TỪ “MỀM MẠI”

 


Hình ảnh clip 
cô giáo dạy
 về từ láy "mềm mại" theo SGK
Ảnh: HTC  
              HOÀNG TUẤN CÔNG
     

Mềm mại là từ được các nhà biên soạn từ điển, nghiên cứu về từ láy, cũng như sách giáo khoa xếp vào diện từ láy.

Cụ thể, Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học Xã hội - 2011) thu thập và giải nghĩa: “MỀM MẠI tt. 1. Mềm và gợi cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc, chạm phải. Bàn tay mềm mại. Tấm lụa mềm mại. “…gương mặt như đóng khung trong làn tóc đen mềm mại có đôi mắt to, sáng ngời ngời”. (Ma Văn Kháng). 2. Dịu dàng, uyển chuyển, đầy tính chất uốn lượn, gợi cảm giác đẹp. Dáng điệu mềm mại. Giọng ca mềm mại và ấm”.

26 thg 9, 2023

THÔNG ĐIỆP DÂN GIAN QUA CÂU TỤC NGỮ “TRỜI ĐÁNH CÒN TRÁNH MIẾNG ĂN”

 

Hình tượng Thiên Lôi
Tranh: ST
          HOÀNG TUẤN CÔNG
      

Dân gian cho rằng, Thiên Lôi là vị thần nhà Trời, làm ra sấm sét và vâng lệnh trừng trị kẻ gian ác, bất hiếu. Ông Trời sai Thiên Lôi trừng trị kẻ nào, Thiên Lôi cứ thế y lệnh vung lưỡi tầm sét trừng trị kẻ ấy. Bởi thế, Thiên Lôi còn được ví với kẻ tai sai trung tín, nhất nhất tuân theo lệnh chủ. Và, vì Thiên Lôi thừa hành mệnh lệnh của Trời, nên Thiên Lôi cũng được hiểu là Trời.

Nếu tục ngữ Hán có câu Lôi Công bất đả ngật phạn nhân - 雷公不打吃飯人, nghĩa là: Thiên Lôi không đánh kẻ đang ăn cơm, thì tục ngữ Việt cũng có câu đồng nghĩa: Trời đánh còn tránh miếng ăn. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân – NXB Văn Học, 2018) giải thích đây là “Câu nói đùa khi có người quấy rầy trong lúc đương ăn”. Tuy nhiên, không hề có chuyện đùa cợt gì ở đây.

14 thg 9, 2023

THUỐC ĐẮNG “ĐÃ TẬT”, “RÃ TẬT”, HAY “DÃ TẬT”?

 

Lương dược khổ khẩu lợi vu bệnh,
Trung ngôn nghịch nhĩ lợi vu hành
Thư pháp: ST
         HOÀNG TUẤN CÔNG
    

Độc giả Cao Xuân Thiện (21/4 Kha Vạn Cân - TP Vũng Tàu) hỏi: Tôi thấy nhiều người viết “Thuốc đắng dã/giã tật”, nhưng có người lại viết là “Thuốc đắng đã tật”. Đề nghị chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa cho biết bản nào của thành ngữ này là đúng?”.

Trả lời:

Hầu hết các cuốn từ điển tiếng Việt chúng tôi có trong tay, đều thu thập bản Thuốc đắng dã tật. Điển hình như:

11 thg 9, 2023

“LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN”, VÀ “BỠN QUÁ HOÁ THẬT”

Một cảnh trong phim Tây du kí
Ảnh: ST
    HOÀNG TUẤN CÔNG
   

Trong chương trình Vua tiếng Việt (7/10/2022), MC Xuân Bắc giới thiệu Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga (Cố vấn của Vua tiếng Việt) giải thích câu Lộng giả thành chân cho người chơi và khán giả nghe. Tiến sĩ giải thích cặn kẽ như sau:

Đây là câu thành ngữ Hán Việt. LỘNG có nghĩa là trò đùa; GIẢ có nghĩa là cái điều không có thật; THÀNH là biến thành; CHÂN là sự chân thật”. Tiếp theo, Tiến sĩ giảng nghĩa cả câu là: “Trong cuộc sống đôi khi có những điều người ta nói đùa thái quá thì đến một lúc nào đấy cái điều tưởng như là đùa ấy nó sẽ biến thành thật. Nó cũng mang một cái hàm ý là trong cuộc sống những điều giả dối cứ tiếp diễn thì dần dần nó cũng biến thành bản chất thật sự của con người đó”.