11 thg 5, 2014
8 thg 5, 2014
CÁI ĐẦU LÂU MẤT TÍCH
Hoàng Tuấn Phổ
Bình
Định vương ngồi buông thõng chân trên hòn đá nổi tự nhiên ở đầu thung Nai.
Quanh ông, các tướng văn, võ đứng quây quần. Một anh lính hối hả đi tới chỗ
Bình Định vương:
-Trình
nhà Vương. Chúng con tìm mãi vẫn không thấy đầu thằng Phùng Quý ở đâu cả !
Bình
Định vương khẽ nhếch mép cười:
-Tìm
mãi vẫn không thấy ! Hắn có phép thần thông hay các ngươi trông gà ra cuốc ?
7 thg 5, 2014
ĐÔI ĐIỀU NHẬN XÉT VỀ “NHỮNG NHÀ KHOA BẢNG XỨ THANH”
CỦA
NHÓM PGS-TS HÀ ĐÌNH ĐỨC
Lối vào đền thờ Nguyễn Văn Nghi |
Hoàng Tuấn Phổ
Do nhu cầu thực tế,
loại sách Quốc ngữ về “Các nhà khoa bảng Việt Nam” đã được
xuất bản nhiều, tiêu biểu có nhóm Ngô Đức Thọ, nhóm Bùi Hạnh Cẩn… Thông thường,
sách biên soạn lại, quyển sau phải tiến bộ hơn quyển trước, vì ít nhiều có kế
thừa, đồng thời đính chính những sai lầm, thiếu sót của quyển trước. Rất tiếc,
gần đây, sách “Những nhà khoa bảng xứ Thanh”
của nhóm PGS -TS Hà Đình Đức (NXB Thanh Hóa 2011) không đi theo “luật” thông thường ấy.
4 thg 5, 2014
“Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của Lê Xuân Đức ?
Hoàng Tuấn Công
Phần IV
Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm
Chuyện “đạo
văn” của Lê Xuân Đức đã quá rõ. Nhưng, cái hay, cái đúng Lê Xuân Đức đạo đã
đành. Đằng này, những sai sót nhầm lẫn, thiếu chính xác của người ta, ông Lê Xuân
Đức cũng cứ “xài” liền liền.
1.Bài Bạn
tù họ Mạc. Hai câu:“Xa đại pháo” tài chân vĩ đại, Tại tù nhưng tưởng ngật nhân sâm.
Ông Lê Xuân Đức giảng giải: “Xa đại pháo là một phương ngữ ở Quảng Đông (chứ không
phải như chú thích của Viện văn học
trong bản dịch năm 1983) có nghĩa là một tấc lên trời, huênh hoang khoác lác.
Phương ngữ này cùng một nghĩa với thành ngữ ở Quảng Đông “Đại suy đại lôi” nghĩa là bốc phét quá chừng, quá mức”.
Xin trao đổi với Nhà phê bình Lê Xuân Đức mấy điểm sau
đây:
BẮT ẾCH
Hoàng Tuấn Phổ
Ếch sống trong hang sâu. Người ta quan sát thấy dấu ngón chân ếch in ở cửa hang mà đoán biết trong hang có ếch trú ẩn. Nếu cửa hang hẹp, phải đào cho rộng. Loại thuổng dùng đào hang ếch, cán nhỏ, ngắn, mặt lưỡi cong cong lòng mo, đầu lưỡi mỏng, rộng chừng 3cm. Ếch nghe động lùi vào sâu hơn, thu mình nằm ép tận cuối hang. Nếu thấy rõ ếch, người ta thò tay vào nắm “thắt lưng” ếch lôi ra. Phải đề phòng rắn độc chui vào hang ăn thịt ếch rồi cuộn tròn nằm nghỉ luôn trong đó. Người ta dùng câu thay cho tay. Đó là một thứ móc, lưỡi giống câu có ngạnh, cắm vào cán dài chừng 50cm, to bằng ngón tay cái. Người bắt ếch cầm móc câu thọc thẳng vào hang kéo con ếch ra ngoài.
“Nhật ký trong tù và lời bình” Hay trò đùa của Nhà phê bình Lê Xuân Đức ?
Hoàng Tuấn Công
Phần III
Không có chữ dạy người biết chữ
Ở phần I và phần II bài viết, bạn đọc đã được biết đến chuyên
gia số 1 về thơ Bác, Lê Xuân Đức chữ tác đánh chữ tộ, không chỉ phá hỏng nguyên
tác "Nhật
ký trong tù", lại còn "vào" Nhà xuất bản chính trị quốc gia
để "đạo" nội dung cuốn sách "Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh-chú thích-thư
pháp" của GS Hoàng Tranh (Trung Quốc). Chuyện động trời tới mức,
chúng tôi tưởng đó là trò đùa. Nhưng hôm nay, khi đặt bút viết đến phần
"không biết chữ dạy người biết chữ" chúng tôi thấy Lê Xuân Đức không hề đùa
tí nào. Hay nói đúng hơn, Lê Xuân Đức đã "Lộng
giả thành chân", lên tiếng dạy bảo người khác để nghiễm nhiên trở
thành bậc thầy thiên hạ.
Vậy Lê Xuân Đức dạy ai ?
1 thg 5, 2014
AI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ NHỮNG TÁC HẠI SÂU XA VÀ LÂU DÀI ?
Phản hồi của bạn đọc Khải Nguyên
(phucdau05 @yahoo.com.vn)
HaiPhong
TCTP: Hiện nay, Tuấn Công Thư Phòng chỉ
đăng bài của chủ BLOG Hoàng Tuấn Công và Cụ thân sinh Hoàng Tuấn Phổ. Một số
ý kiến của bạn đọc, dài hay ngắn đều được đăng ở dạng phản hồi. Riêng ý kiến
của bạn đọc Khải Nguyên chúng tôi nhận được qua địa chỉ Email (không thể đăng
dưới dạng phản hồi) nên xin được đăng riêng, nhưng cũng được xem như một kiểu
phản hồi công khai của bạn đọc. Chúng tôi cho rằng, đây là những trăn trở rất
có trách nhiệm và đáng suy nghĩ của bạn đọc Khải Nguyên. Cũng nhân đây, chúng tôi mở thêm tiểu mục "Tin nhạn" để đăng những phản hồi công phu và có nhiều ý nghĩa của bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn Khải Nguyên và bạn đọc!
Trân trọng cảm ơn Khải Nguyên và bạn đọc!
Tuấn Công Thư Phòng
30 thg 4, 2014
"Nhật ký trong tù và lời bình" hay trò đùa của Nhà phê bình văn học Lê Xuân Đức
Hoàng Tuấn Công
Phần hai
Phần hai
Đạo văn để bình văn
Trong
Lời
tác giả Lê Xuân Đức viết: "Với
niềm đam mê thơ Bác, chúng tôi đã chuyên tâm nghiên cứu và thẩm bình thơ Bác từ
năm 1973 đến năm 2013 này, tròn 40 năm, và đã hoàn thành việc thẩm bình toàn bộ
133 bài thơ của Nhật ký trong tù.
29 thg 4, 2014
BẮT BÈ BÈ
Chim bè bè (chim giang) Ảnh: Wikipedia |
Hoàng Tuấn Phổ
Làng tôi xưa có cánh đồng trũng lòng chảo, rộng ước 50 hecta, quanh năm ngập nước. Mùa khô, nhà nông cấy lúa chiêm ở ven đồng, lúa mọc lơ thơ, còi cọc. Thu hoạch mùa màng không đáng kể, nhưng tôm cá là “của kho vô tận”. Lệ làng cấm đánh lưới, chỉ cho phép đánh câu, đánh nơm, đánh nhủi,...
26 thg 4, 2014
“Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của Nhà phê bình văn học Lê Xuân Đức ?
Hoàng Tuấn Công
HTC:
Thưa quý độc giả !
Lẽ ra Tuấn Công Thư Phòng tiếp tục phần III kỳ 7 "Thử lý giải những sai sót để đời của
Nhà biên soạn từ điển, GS Nguyễn Lân". Tuy nhiên, tình cờ phát hiện
sách "Nhật ký trong tù và lời
bình" có quá nhiều sai sót. Bởi vậy, TCTP xin tạm dừng
loạt bài về Nhà biên soạn từ điển, GS Nguyễn Lân để nói đến một "Nhà"
khác: Nhà nghiên cứu phê bình văn học Lê Xuân Đức với "Nhận ký trong tù và lời
bình"
Tuấn Công Thư Phòng
25 thg 4, 2014
Hai lần gặp tác giả "CHÂN TRỜI CŨ"
Hoàng
Tuấn Phổ
Sông Yên bến Ghép Ảnh: Báo Thanh Hóa |
Năm 1947-1948, tôi học năm thứ nhất
trung học trường tư thục Hoài Văn do ông Trần Thanh Mại làm hiệu trưởng. Trường
này không có cơ sở riêng, phải mượn tạm mấy phòng của trường tiểu học Pháp-Việt
cũ, địa điểm tại thôn Tam UY, bên cạnh chợ Hội, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng
Xương, Thanh Hóa. Một buổi chiều đầu năm 1948, đang giờ học sinh ra chơi, có một
người đàn ông cao gầy, trạc 30 tuổi, địu con nhỏ đi ngang qua cổng trường. Bỗng
thầy giáo Trần Thanh Địch từ trong lớp học chạy ra vẫy gọi rối rít. Người đàn
ông địu con ấy liền rẽ vào cổng trường cùng thầy giáo chúng tôi tay bắt mặt mừng...
23 thg 4, 2014
THẠCH BẤT CẢM ĐƯƠNG ! ? Câu hỏi về một phiến đá "hèn nhát" ở Thanh Hóa
Đá có chữ "Thạch bất cảm đương" HTC phát hiện tại Hậu Lộc Ảnh: Tuấn Công |
Hoàng Tuấn Công
Tiết Kinh Trập năm con Rồng (2012),
tôi “Cùng nông dân ra đồng”, phòng trừ sâu bệnh hại lúa tại huyện Hậu Lộc - Thanh Hoá. Khi đang đứng bên hè Hội trường
của một thôn nhỏ xã Liên Lộc, chợt thấy cái gì đó rất hấp dẫn ở phí luỹ tre (có
lẽ vì thấp thoáng sau luỹ tre là ngôi nhà lá đơn sơ chăng?). Bèn bước chân tới đó.
Nhìn vào sân không thấy bóng người. Lá vàng rụng đầy trên lối ngõ rêu xanh và
mặt nước ao tù. Chiếc cổng tre đơn sơ dù chỉ khép hờ cũng đủ khiến tôi không dám
tự động vượt qua cái ngưỡng ấy. Vậy là đứng ngó quanh bờ rào. Nhìn trời nhìn
đất… Bỗng nhiên tôi giật mình! Ngay dưới chân là một dòng chữ Hán. Bốn chữ mới
nhìn tưởng quen, nhưng lại hoá ra rất lạ:
“THẠCH BẤT CẢM ĐƯƠNG”!
“THẠCH BẤT CẢM ĐƯƠNG”!
Đá dài độ 90cm, rộng 40cm. Có
vẻ như được chọn từ một phiến đá vốn có hình thù tự nhiên như vậy. Trông hình đá gồm
gồm ở giữa, mỏng dần về xung quanh như cái mai mực vậy. Chất đá không phải đá xanh mà là kiểu đá có nhiều thớ,
thường thấy ở các núi đá lẫn đất. Chữ trên đá là loại chữ chân nghiêm cẩn, đúng
pháp, nét bút lông mảnh. Nét viết dứt khoát như được thể hiện trực tiếp lên đá
cho thợ đục. Nét đục cũng khá sâu, đường đục đanh, rõ ràng, rành mạch.
22 thg 4, 2014
CÂU KIỀU HAY NHẤT
Hoàng Tuấn Phổ
Năm 1964, nhà văn Nguyễn Thế Phương chuyển công tác từ Hà Nội về Thanh Hóa. Anh phụ trách phần văn xuôi tập san Người bạn văn hóa do Ty văn hóa Thanh hóa ấn hành. Mùa hè năm 1965, lần đầu tiên tôi được gặp anh trong ngôi nhà cơ quan sơ tán ở huyện Đông Sơn. Anh cởi trần, đang nằm dài trên giường, tay phe phẩy quạt mo, vẻ mệt nhọc. Tôi thầm đoán anh đi công tác mới về. Vì có lần tôi nghe một người kể: Anh Phương không khỏe lắm, nhưng mỗi khi đi công tác, hễ ngồi lên xe đạp là cắm đầu cúi cổ phóng liền một mạch, cho đến lúc đến nơi phải nằm lăn ra giường thở dốc và nghỉ ngơi hàng giờ mới lại sức. Tôi định lui ra, song không kịp. Anh Phương thấy khách liền vùng dậy chào hỏi niềm nở. Khi biết tôi là ai, anh bắt chuyện ngay:
-Tôi có đọc mấy bài của
anh viết về Truyện Kiều trên tập san Nghiên cứu văn học, tôi muốn hỏi anh,
trong Truyện Kiều có câu nào là hay nhất ?
QUÂN TỬ Ố KỲ VĂN CHI TRỨ "Văn" là gì, "trứ" là gì ?
Một độc giả từ địa chỉ hoabay1@ymail.com hỏi: Làm ơn chỉ giùm: trong câu "quân tử ố kì văn chi trứ" có phải "văn" là nghe, "trứ" là trứ tác (trước tác) ?
Xin cảm ơn trước !
Ng. Kim Bay
HTC:
Phán đoán của bạn đúng mà không đúng ! Vậy, chính xác "văn" là gì, "trứ" là gì ? Xin độc
giả cùng chúng tôi dài dòng một chút.
20 thg 4, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
Sách của GS Nguyễn Lân giới thiệu tại Hội thảo |
Hoàng Tuấn Công
Một đời chính tả
Học sai nên hành sai
( Kỳ 7-phần II)
TCTP: Nhiều bạn đọc gửi thư hỏi, HTC là “Học giả, Nhà nghiên cứu, hay Nhà ngôn ngữ...” ? Xin thưa rằng KHÔNG ! HTC không phải và không hề dám nghĩ mình là một “nhà” nào trong số đó. HTC chỉ là người đọc sách nhưng không hoàn toàn tin vào sách. Nay cóp nhặt mấy điều không tin ấy chia sẻ cùng bạn đọc mà thôi.
18 thg 4, 2014
BIẾN ĐIỆN KÍNH THIÊN
THÀNH NƠI NGỦ NGHỈ VÀ THỜ CÚNG
XIN ĐỪNG LÀM THẾ !
XIN ĐỪNG LÀM THẾ !
Hội thảo thành Hội nghị, Hội nghị lại thành Tọa đàm Ảnh: Báo VHĐS Thanh Hóa |
TCTP:
Những ai quan tâm Khu di tích lịch sử Lam kinh gắn với Khởi nghĩa Lam Sơn và
anh hùng dân tộc Lê Lợi đều biết “Chính điện Lam kinh” là di tích lịch sử chính
yếu hết sức trọng đại, đã được được Bộ văn hóa và tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây
dựng từ 1994 với nhiều trăm tỉ đồng. Dù nêu tiêu đề “phục dựng” rồi biện minh
là “phỏng dựng” cũng phải căn cứ hoặc dựa vào di tích gốc, kết hợp tài liệu sử
sách (quy định của luật di sản). Không được tùy tiện sáng tạo theo chủ quan
người vẽ thiết kế rồi tìm cách che mắt người phê duyệt.
XIN HAY KHÔNG XIN? SAO LẠI XIN? XIN CÁI GÌ?
Chiến sĩ Công an nhổ nước bọt vào mặt dân, sau đó đã đưa ra lời xin lỗi Ảnh: ST |
“Thưa Anh Hoàng Tuấn Công. Tôi có ý
chút suy nghĩ thế này, mong được anh chỉ giáo thêm. Lâu nay, và cũng
nhân đọc báo thấy Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói : "Cán bộ công chức phải biết 4 xin đối với nhân dân là xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép". Tôi thì cho rằng Tiếng Việt
mình làm gì có "xin chào" và "xin cảm ơn" phải không
thưa Anh? Chào là chào, thường đi kèm với, ví dụ cháu chào ông, em chào anh, chào cháu, chào em... cũng như
thế, cám ơn (cảm ơn) là cám ơn chứ sao lại "xin
cám ơn"? Phải chăng, lâu thành quen rồi từ đó sai
thành đúng? Anh có nhận xét gì về "4 xin" không?
Rất mong được Anh hồi âm. Chân thành
cám ơn Anh”.
14 thg 4, 2014
ÔNG TRẠNG LỢN ƠI !
Hoàng
Tuấn Phổ
Chế độ phong kiến nhà Hậu Lê thời kỳ suy tàn
đã xuất hiện một loạt các ông Trạng: Trạng
Quỳnh, Trạng Lợn, Trạng Vật, Trạng ăn, Trạng Cờ… Nói chung, đã là Trạng, dù
Trạng dở hay Trạng nguyên, Trạng thật hoặc Trạng rởm đều phải ít nhiều có chữ,
như Trạng Quỳnh, Trạng Vật, Trạng Ăn, Trạng Cờ… Duy có ông Trạng Lợn, đáng lẽ
cái bụng phải to kềnh to càng, sao lại lép kẹp, sờ nắn mãi không thấy chữ nào?
Thì ra chú bé Chung
Nhi (quý danh của Trạng Lợn) được cha mẹ cho học rất sớm, ước mong thằng con
hiếm lớn lên thi đỗ làm quan, đặng thoát khỏi nghề “Lớn lại” gia truyền. Bản
thân Chung Nhi cũng hạ quyết tâm: Không học thì thôi, đã học phải đỗ trạng
nguyên mới bõ công đèn sách. Nhưng thực
tế, Chung Nhi nhác học thành thần, tay cầm sách cuộn lại như lưỡi dao bầu, mắt
nhìn hòn son Tàu thấy giống miếng tiết lợn, và bên tai lúc nào cũng vẳng tiếng
lợn kêu eng éc!...
9 thg 4, 2014
CHUYỆN CỦA NGHÉ CON
Hoàng Tuấn Công
Minh họa: theo Blog Phạm Hoan
"Chuyện
của Nghé con" HTC gửi cho báo Phụ nữ Việt Nam, mục "Mẹ kể con
nghe". Sau có nhận được tiền nhuận bút, nhưng chẳng thấy báo biếu đâu. Từ
bấy đến giờ đã tròn 20 năm. Bản thảo này lưu lại từ báo Văn hóa thông tin. Xin được đăng lại để
làm kỷ niệm.
Nghé
con dòng dõi nhà nông, ra đồng khi còn trong bụng mẹ. Một buổi đang làm việc,
trâu mẹ cứ lồng lên không chịu kéo cày. Nó chạy về nhà và đẻ rơi ngay ở đống rơm
trước cửa chuồng. Cả gia đình người nông dân mừng rỡ, đón Nghé con chào đời.
8 thg 4, 2014
LĨNH NAM CÔNG NGUYỄN QUỲNH-Ông nội thi hào Nguyễn Du
Hoàng Tuấn Phổ
Dòng họ Nguyễn Tiên Điền của thi
hào Nguyễn Du, khởi tổ là Nam Dương Hầu Nguyễn Nhiệm, dòng dõi trạng nguyên
Nguyễn Thiến (1495- 1557), nguyên quán làng Canh thuộc thành phố Hà Nội. Đọc thi
hào Nguyễn Du, chúng ta thường chỉ biết ông là con trai Xuân quận công Nguyễn
Nghiễm, em quận công Nguyễn Khản, ít ai chú ý đến người ông nội của Tố Như cũng
là một nhân vật cự phách: Lĩnh Nam
công Nguyễn Quỳnh.
Theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền
(huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) và sách Nghi
Xuân huyện thông chí: Nguyễn Quỳnh tự Phụ - Dực; hiệu Lĩnh Nam tiên sinh,
sinh năm Ất Mão (1675) đời vua Lê Hy Tông, là con trai Phù quận công Nguyễn
Thể, thân phụ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, ông nội Nguyễn Khản, Nguyễn Điều,
Nguyễn Du…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)