Làm sách khảo cứu, biên soạn cũng giống như dựng một ngôi nhà. Với tư cách tác giả, người ta phải một mình làm tất cả. Từ chuyện lo vật liệu đến thiết kế, thi công, giám sát kỹ thuật... Muốn cho ngôi nhà vừa có kiểu dáng độc đáo của riêng mình, vừa hội tụ được tinh hoa kiến trúc của thiên hạ, giá trị sử dụng cao, cha đẻ của nó phải đi tham khảo nhiều công trình khác nhằm kế thừa cái hay, cái đúng; tránh cái dở, cái sai của người đi trước.
25 thg 8, 2014
Nguyễn Cừ đã “Giải Nghĩa Tục Ngữ Việt Nam” như thế nào? (phần cuối)
Làm sách khảo cứu, biên soạn cũng giống như dựng một ngôi nhà. Với tư cách tác giả, người ta phải một mình làm tất cả. Từ chuyện lo vật liệu đến thiết kế, thi công, giám sát kỹ thuật... Muốn cho ngôi nhà vừa có kiểu dáng độc đáo của riêng mình, vừa hội tụ được tinh hoa kiến trúc của thiên hạ, giá trị sử dụng cao, cha đẻ của nó phải đi tham khảo nhiều công trình khác nhằm kế thừa cái hay, cái đúng; tránh cái dở, cái sai của người đi trước.
20 thg 8, 2014
Vài cảm nhận về "Tuấn Công thư phòng"
Trần Đức Anh
Đến 5/9/2014 sẽ tròn 1 năm ngày TCTP ra đời và đăng bài viết đầu tiên. Tình cờ nhận được bài viết của độc giả quen thuộc: Trần Đức Anh-Giảng viên khoa Toán-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. TCTP chân thành cảm ơn và xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.
Đến 5/9/2014 sẽ tròn 1 năm ngày TCTP ra đời và đăng bài viết đầu tiên. Tình cờ nhận được bài viết của độc giả quen thuộc: Trần Đức Anh-Giảng viên khoa Toán-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. TCTP chân thành cảm ơn và xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.
18 thg 8, 2014
“Đả thảo kinh xà” và màn “Kim thiền thoát xác” của Báo Đất Việt
Hoàng Tuấn Công
Ngày 8/8/2014 Blog Tuấn Công Thư Phòng có bài viết "Sự ngụy tạo ác ý trong "Bài văn
của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa", ký tên Huỳnh Cống Tuân. Sau đó, bài này được đăng trên Quê Choa
với bút danh Đoài Thôn Nhân.
12 thg 8, 2014
Nguyễn Cừ đã “Giải Nghĩa Tục Ngữ Việt Nam” như thế nào ? (phần III)
Ngoài “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam”, Nguyễn
Cừ còn là tác giả của “Tuyển tập tục
ngữ-ca dao Việt Nam” (NXB Văn học); “Tục
ngữ Việt Nam” (NXB Văn học) và là đồng tác giả của “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam” (trọn bộ 7 tập-NX Giáo Dục).
Như vậy, Nguyễn Cừ là người có nhiều kinh nghiệm và lợi thế trong việc lựa chọn
các đơn vị tục ngữ Việt Nam để đưa vào “Giải
nghĩa tục ngữ Việt Nam”.
8 thg 8, 2014
Sự nguỵ tạo ác ý trong “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa”
Huỳnh Cống Tuân
Mấy ngày qua, các trang mạng xã hội xôn xao bàn tán, chia sẻ “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa.” Nhiều báo điện tử tên tuổi và các trang mạng khác cũng đã đăng lại như: “Đời sống pháp luật (Cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam), “ Báo Đất Việt”(Diễn đàn của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), v.v...Sau đây là nguyên văn được đăng trên “Báo Đất Việt” :
6 thg 8, 2014
Nguồn gốc, ý nghĩa tang lễ người Việt (kỳ II)
II. HỒN PHÁCH VÀ SINH TỬ
Hoàng Tuấn Phổ
Theo
quan niệm thông thường, người ta ai cũng có hồn phách, khi chết, phách bị tiêu
tan cùng thể xác, chỉ còn hồn không thể mất. “Thác là thể xác, còn là tinh anh” (Tinh anh cũng tức là linh hồn).
31 thg 7, 2014
“Bắt phong trần phải phong trần...”
Hoàng Tuấn Phổ
Bài “Bỏ cày cầm bút, “treo bút”, cầm dao...” với tên cũ“Tại sao tôi làm văn hóa quần chúng” do tập san Văn hóa cơ sở Thanh Hóa đặt tôi viết cho số kỷ niệm thành lập ngành. Tôi viết xong, không tin chắc được dùng, nhưng đã viết rồi thì cứ gửi để đúng lời hứa với người đặt bài. Quả nhiên, ông Huy Sơn giám đốc cơ quan Văn hóa cơ sở nói: “Không phải không dám đăng, chỉ vì nội dung bài không hợp với số tập san kỷ niệm”.
29 thg 7, 2014
Vì sao “VỀ LẠI THĂNG LONG” lỗi hẹn với Ngàn năm Thăng Long ?
Khu lăng mộ họ Trịnh ở Thanh Hóa Ảnh: Phương Mai Blog |
Hoàng Tuấn Phổ
Tôi
sắp quên “Về lại Thăng Long”, bỗng được đọc bài giới thiệu của Trịnh Minh Châu viết từ 2010, nay gửi Tuấn Công thư phòng. Bản thảo “Về lại
Thăng Long” vốn đã xin giấy phép NXB Văn học, đưa đến nhà in Đông Á.
25 thg 7, 2014
Nguyễn Cừ đã “GIẢI NGHĨA TỤC NGỮ VIỆT NAM” như thế nào ? (phần II)
Phần II
“Giải nghĩa” hay đoán nghĩa ?
Hoàng Tuấn Công
Trong
phần I (Xem tại đây) chúng tôi đã chỉ ra một số sai lầm của Nguyễn Cừ trong “Giải
nghĩa tục ngữ Việt nam” như: nhận lầm thành ngữ ra tục ngữ, không phân
biệt được ngữ danh từ, cụm từ đơn thuần, quán ngữ với thành ngữ, tục ngữ,v.v...Một
khi chưa hiểu tục ngữ Việt Nam là gì, việc Nguyễn Cừ thất bại trong “giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” giống như
một bước tất yếu.
24 thg 7, 2014
Đọc "VỀ LẠI THĂNG LONG"
Chú Trịnh Minh Châu có viết bài về
cuốn sách "Về lại Thăng Long"
của cụ Hoàng Tuấn Phổ. Dự định khi in cuốn sách này thì sẽ cho in kèm và sau đó
sẽ cho in ở một vài nơi... Nhưng từ khi chú bị bệnh ung thư, tình hình có
khác. Hiện nay chú không còn tham gia gì ở ban liên lạc Họ Trịnh. Cụ Trịnh Ngọc
Bích đã chết. Ông Trịnh Huy Luân và Huy Trụ làm thay. Do bệnh tật nên chú không
muốn tham gia gì, có gặp cũng không trao đổi gì. Nay HTC có Blog vậy chú chuyển
bài viết đến Công, thấy được thì cho lên trang nhà, gọi là TMC tri ân với cụ
HTP vậy nhé...”(1)
20 thg 7, 2014
CÂU CÁ CHUỐI TỔ
Hoàng Tuấn Phổ
Trước kia, ao hồ nông thôn nhiều cá chuối tổ. Tên
chuối gọi theo như hình dáng con cá giống quả chuối. Chuối với người Thanh Hóa còn được phát âm thành chúi, một cách gọi theo đặc tính của nó
hay chúi đầu, lẩn trốn xuống bùn, dưới bùn và có thể nằm đó khá lâu, trong
trường hợp ao hồ bị cạn hết nước.
18 thg 7, 2014
Bỏ cày cầm bút, “treo bút”, cầm dao...
Năm 1967, tôi
được điều từ xã Quảng Hòa lên phòng văn hóa huyện Quảng Xương công tác. Năm ấy
tôi đã 32 tuổi, chưa từng qua một ngày huấn luyện chuyên môn, trình độ văn hóa
chỉ có lớp 7 trường tư thục, nhưng giấy chứng chỉ đã bị đốt cháy ngay sau khi
thôi học (1952).
15 thg 7, 2014
Bài học lịch sử “TIN BỢM MẤT BÒ”
Hoàng Tuấn Phổ
Truyền
thống Việt – Miên- Lào- Xiêm tình nghĩa láng giềng giáp mái kề hồi, sớm khuya tắt
lửa tối đèn có nhau. Vua Gia Long, trước khi mất, căn dặn Hoàng Thái tử (Tức
Minh Mạng): “Không được gây hấn ngoài
biên”. (Đại Nam Thực lục). Năm 1823, Diến Điện sau mấy lần xâm lược Xiêm,
bị nhà Nguyễn giúp Xiêm đánh thua, xin lập đồng minh Việt- Diến chống Xiêm,
Minh Mạng từ chối.
13 thg 7, 2014
“Bắt chấy cho mẹ chồng thấy bồ nông dưới biển” là thế nào ?
Bồ nông dưới biển Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục ngữ Việt Nam
có câu: “Bắt chấy cho mẹ chồng thấy bồ
nông nông dưới bể”. Các Nhà biên soạn từ điển, nghiên cứu văn hóa dân gian giải
thích:
-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn
Đức Dương-NXB Tổng hợp TPHCM-2012) ghi chú: “Chưa rõ nghĩa”.
-“Tục ngữ Việt Nam ” (Nhóm Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương Tri - NXBKhoa học
xã hội-1975) đưa ra hai dị bản: “Bắt chấy cho mẹ chồng, thấy bồ nông dưới
biển (hoặc như bồ nông mò biển).”
Vì sách chỉ làm nhiệm vụ sưu tầm, tập hợp nên nhóm tác giả không giải thích.
Tuy nhiên, căn cứ việc sách đưa ra dị bản thứ hai: “Bắt chấy cho mẹ chồng như
bồ nông mò biển” đủ thấy các tác giả cũng chưa biết nên hiểu thế nào cho đúng.
12 thg 7, 2014
Minh Hiệu trong ký ức của tôi
Hoàng Tuấn Phổ
Năm
1970, tôi gặp Anh Minh Hiệu lần đầu tại Tạnh Xá, nơi Ban vận động thành lập Hội
văn học nghệ thuật Thanh Hóa sơ tán. Anh đang nằm võng xem sách, ngồi dậy tiếp
tôi, chẳng mặn mà, không lạnh nhạt, mặc dù trong danh sách trù bị ban văn xuôi
đầu tiên có ghi tên tôi.
9 thg 7, 2014
Nguyễn Cừ đã “GIẢI NGHĨA TỤC NGỮ VIỆT NAM” như thế nào ? (phần I)
Hoàng Tuấn Công
Chúng tôi có trong tay cuốn “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Cừ khi đang viết dở loạt bài thứ nhất “Dĩ hư truyền hư-Những sai lầm mang tính hệ thống trong từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân” (cuối năm 2013). Lần đầu tiên thấy một cuốn sách có cái tên tự tin, hấp dẫn như vậy nên tôi xem ngay. Tuy nhiên, chỉ 15-20 phút lật giở đã thấy sách có quá nhiều “vấn đề”. Mà những “vấn đề” ấy lại khá giống với GS Nguyễn Lân!
8 thg 7, 2014
MỌC ĐUÔI TÔM hay VỌC NIÊU TÔM ?
Gà giai đoạn mọc đuôi tôm. |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Câu tục ngữ "Vắng
chủ nhà, gà mọc đuôi tôm" không
xa lạ với người Việt. Trong khi hầu hết mọi người đều hiểu đúng, dùng đúng theo nghĩa bóng, thì nghĩa
đen của nó lại làm tốn nhiều
giấy mực của các nhà nghiên cứu. Cái đuôi tôm của con gà
liên quan gì đến ông chủ, mà khiến nó phải đợi “vắng chủ nhà” mới “mọc” ra? Sự vô lý ngự trị câu tục ngữ khiến
người ta nghi ngờ tính chính xác của văn bản.
6 thg 7, 2014
VỊNH HÈ
Cao Đăng
Vào hè năm 1993, bác Chính Phong (Lê Nhật Duy, Lương y Chủ tịch Hội đông y Thanh Hóa) gửi cho Cao Đăng (tức Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ) bài thơ “Vịnh Hè” mời “họa” cho vui. Cao Đăng từ vụ xướng họa “Năm Tý nói chuyện chuột” bị tai họa, giao cho địa phương quản lý, không “xướng họa” gì nữa.
Vào hè năm 1993, bác Chính Phong (Lê Nhật Duy, Lương y Chủ tịch Hội đông y Thanh Hóa) gửi cho Cao Đăng (tức Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ) bài thơ “Vịnh Hè” mời “họa” cho vui. Cao Đăng từ vụ xướng họa “Năm Tý nói chuyện chuột” bị tai họa, giao cho địa phương quản lý, không “xướng họa” gì nữa.
Xuyên tạc và đạo văn trong
"Đi
tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh"
Tác
phẩm đạt giải Hội nhà văn Việt Nam
của Lê Xuân Đức
Hoàng Tuấn Công
TCTP: Bài viết này được Tuấn Công Thư Phòng biên tập lại cho ngắn gọn, thêm phần đạo văn của Lê Xuân Đức, thay thế cho bài đăng trước đây.
“Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh”, là sách được giải cao nhất của Hội Nhà văn Việt Nam trong cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học
nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Sách đề tên tác giả: “Lê Xuân
Đức Dạy văn, Viết văn, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Đại biểu quốc hội khóa
VIII”.
4 thg 7, 2014
CHÀNG hay TRÀNG, VẠT ÁO hay CỔ ÁO?
Hoàng Tuấn Công
Áo dài ngày xưa Ảnh: Internet |
[BÀI TẠM GỠ]
Những sách đã dẫn và tham khảo:
1,Đại Nam quấc âm tự vị (Dictionnaire ANNAMMITE) Huình Tịnh Paulus Của-Sài Gòn 1895.
2,Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa -Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm chú giải (NXB Khoa học xã hội - Hà Nội 1985).
3,Ngũ thiên tự Đoàn Trung Còn (Nhà xuất bản Thanh Niên-1999)
4, Từ điển AN NAM - LUSITAN - LA TINH (thường gọi Từ điển Việt-Bồ-La) A.de Rhodes - NXB Khoa học xã hội-1991.
5,Việt Ngữ Tinh nghĩa từ điển-Long Điền Nguyễn Văn Minh (-NXB Quảng Vạn Thành- Hà Nội 6/1950).
6.Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam -GS Nguyễn Lân (NXB Văn hóa - 1989)
7.Việt Nam tự điển - Hội Khai Trí Tiến Đức - Nhà in Trung Bắc Tân Văn - 1931.
8. Từ điển từ Việt Cổ-Nguyễn Ngọc San- Đinh Văn Thiện-NXB Văn hóa thông tin-2001(Cần nói thêm từ tràng vốn gọi đầy đủ là tràng vạt (trường vạt-vạt dài), sau này mới biến đổi và gọi tắt là tràng (trường) với nghĩa mặc định là vạt trước của áo dài. (Đúng như Đào Duy Anh giải thích trong Từ điển Truyện Kiều). Theo đó, từ tràng vạt có sớm hơn, cổ hơn từ gọi tắt tràng).
9. Một số bài viết của Huệ Thiên (An Chi) được đăng lại trên e.cadao.com và ngonngu.edu.vn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)