Hoàng Tuấn Phổ
Truyền
thống Việt – Miên- Lào- Xiêm tình nghĩa láng giềng giáp mái kề hồi, sớm khuya tắt
lửa tối đèn có nhau. Vua Gia Long, trước khi mất, căn dặn Hoàng Thái tử (Tức
Minh Mạng): “Không được gây hấn ngoài
biên”. (Đại Nam Thực lục). Năm 1823, Diến Điện sau mấy lần xâm lược Xiêm,
bị nhà Nguyễn giúp Xiêm đánh thua, xin lập đồng minh Việt- Diến chống Xiêm,
Minh Mạng từ chối.
Nhà vua nói với triều thần: “Không nên bỏ tình hòa hiếu mà tìm sự cừu thù”. (Đại Nam thực lục).
Dĩ nhiên, “Bát đũa còn có khi xô”
quan hệ Việt – Xiêm không tránh khỏi có lúc bị sứt mẻ. Bản tính các vua Xiêm
hay cậy mạnh, nhiều tham vọng, muốn thôn tính Miên (Căm puchia), thừa thắng xâm
chiếm luôn vùng đất Gia Định (Nam
bộ), để Lào hết chỗ dựa, dễ bề đô hộ. Ví dụ, năm 1833, quân Xiêm đánh chiếm các
tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc, tấn công cả miền đất phía tây Quảng Trị và xâm phạm biên
giới Nghệ An, uy hiếp kinh đô Huế, khiến triều Nguyễn hết sức lo lắng. Phải mất
mấy năm vất vả, quân Nguyễn mới đuổi được quân Xiêm ra ngoài bờ cõi, giữ gìn
bình yên ba nước anh em Việt – Miên – Lào.
Đối với Xiêm, sau chiến tranh xâm lược, triều đình Nguyễn vẫn sẵn sàng
bỏ qua lầm lỗi, lại quan hệ hoà hiếu với Xiêm.
Ngược
dòng lịch sử, chính Nguyễn Ánh (sau là vua Gia Long), ông chúa cuối cùng của
vương triều Nguyễn, bị quân Tây Sơn chiếm mất Gia Định, dồn đến chân tường, vẫn
không dám quyết định cầu viện vua Xiêm vì không tin lắm người bạn láng giềng
đầy tham vọng. Tuy nhiên, một sự kiện bất ngờ xảy ra đã đưa đẩy ông vào vòng
xoáy lịch sử. Nguyên do, tướng Châu Văn Tiếp của Nguyễn Ánh bị thua trận, chạy
thẳng sang Vọng Các (Băng Cốc) cầu cứu vua Xiêm. Vua Xiêm sai hai người cháu,
tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem hai vạn quân đánh Gia Định mượn tiếng giúp
Nguyễn Ánh để trả thù Tây Sơn vốn đã gây cho Xiêm mối bất bình từ trước. Hai
tướng Xiêm thả cho quân sĩ cướp bóc, hãm hiếp dân lành, bị quân Tây Sơn đánh
thua tan tác. Nguyễn Ánh thất vọng, tập hợp bề tôi của mình rút về đảo Thổ Chu.
Theo lời đức cha Bá Đa Lộc (tức Pigneau) kể trong thư đề ngày 20 tháng 3 năn
1785: Nguyễn Ánh than rằng người Xiêm
lừa gạt ông, mượn cớ lập lại quyền bính cho ông mà cướp bóc dân chúng và bắt
sống ông thôi! (Tạ Chí Đại Trường: Lịch
sử nội chiến 1771- 1802- NXB Công an nhân dân, tr.143).
Dẫu
sao, sai lầm của của Châu Văn Tiếp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, Nguyễn Ánh là
chủ soái vẫn phải chịu trách nhiệm.
Mạc thị gia phả,
tập sử liệu của người đương thời sống trong cuộc (Vũ Thế Dinh ) chép rõ: “Chiêu
tăng và Chiêu Sương thả quân cướp bóc tàn hại dân chúng. Vua (tức Nguyễn Ánh)
ngăn cản không được, nhỏ nước mắt than: “Việc
phục quốc cốt là lo cho nước cho dân, thế mà nay để cho bọn ấy thả sức làm điều
bạo ngược, làm quốc chủ như ta làm gì, kẻo rồi giặc nguỵ (tức Tây Sơn-HTP) lại
vin vào cớ đó vu cho ta rước giặc về tàn hại nhân dân. Ta không nỡ nhìn thấy
cảnh đó!” Chư tướng xin từ nay không để
mặc cho bọn chúng hoành hành tàn bạo nữa” (Mạc
thị gia phả-NXB Thế giới). Sau đó, nhiều lần vua Xiêm muốn gửi quân sang
giúp, Nguyễn Ánh đều không nhận. Chẳng hạn: Tháng 9 năm Quý Sửu (1793) vua Xiêm
sai đại tướng Chất Trì đóng quân 5 vạn ở Nam Vang (Nông Pênh) gửi 500 chiến
thuyền đậu biển Hà Tiên, đua thử hẹn giúp Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn nhưng ông từ
chối khéo. Nguyễn Ánh nói với tướng sĩ:
“Mượn người ngoài giúp, đưa họ vào trong nước mình, sợ di mối hại về sau”. (Đại
Nam
thực lực chính biên).
Nhưng,
ở đời “không cái dại nào giống cái dại nào”! Nguyễn Ánh thoát bàn tay vua
Xiêm, lại rơi vào cạm bẫy Bá Đa Lộc!
Không
biết đã có bao nhiêu độc giả hiểu lầm, bởi một giáo sư nổi tiếng hàng đầu ngành
sử học, dùng ngòi bút đanh thép của mình kết tội các vua Nguyễn (trong đó có Gia Long Nguyễn Ánh) “bành trướng, xâm
lược” và “chính sách xâm lược tai hại
của triều đình nhà Nguyễn càng làm cho cuộc khủng hoảng trong nước thêm sâu sắc”.
Ông tâng bốc Xiêm hết lời và mạt sát Nguyễn cũng cạn lời! (Trần Văn Giàu:Sự
khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn… - NXB Văn hoá, tr.100- 119).
Sự thật, từ thời các chúa Nguyễn, hai nước Miên, Lào đã nhờ Nam hà “bảo hộ” để chống lại sự bành trướng của Xiêm. Và các chúa Nguyễn rồi tiếp theo là các vua Nguyễn đều hết lòng với Miên, Lào trong việc “bảo hộ”, vì “bảo hộ” bạn cũng tức là bảo vệ mình. “Bảo hộ” là gì? Theo quan niệm các vua chúa nhà Nguyễn, “bảo hộ” là giúp đỡ, bảo vệ, khác với “đô hộ” là thống trị, xem nước người ta như thuộc quốc, thuộc địa của nước mình. Chính sách bảo hộ của nhà Nguyễn khá minh bạch. Gia Long bảo triều thần: “Bảo hộ là cốt giữ cho nước ấy được còn, chứ không phải để giám sát, cai trị nước ấy. Vậy nên hạ lệnh cho bọn Thuỵ (Viên quan phụ trách bảo hộ Cao Miên) chớ nên can dự vào chính sự nước ấy, để cho phiên vương (vua nước nhỏ ở bên cạnh nước lớn) được tự làm việc thì lòng dân sẽ yên”. Một số triều thần muốn giải quyết dứt điểm vấn đề Cao Miên để đối phó dứt khoát với Xiêm, Gia Long nói: “Được một nước Chân Lạp (Cao Miên, Campuchia) để sự lo về sau, trẫm quyết không làm như thế” (ĐạiNam
thục lục). Đó là quan điểm đúng đắn mang tầm chính trị sáng suốt, sâu xa của ông
vua giỏi.
Sự thật, từ thời các chúa Nguyễn, hai nước Miên, Lào đã nhờ Nam hà “bảo hộ” để chống lại sự bành trướng của Xiêm. Và các chúa Nguyễn rồi tiếp theo là các vua Nguyễn đều hết lòng với Miên, Lào trong việc “bảo hộ”, vì “bảo hộ” bạn cũng tức là bảo vệ mình. “Bảo hộ” là gì? Theo quan niệm các vua chúa nhà Nguyễn, “bảo hộ” là giúp đỡ, bảo vệ, khác với “đô hộ” là thống trị, xem nước người ta như thuộc quốc, thuộc địa của nước mình. Chính sách bảo hộ của nhà Nguyễn khá minh bạch. Gia Long bảo triều thần: “Bảo hộ là cốt giữ cho nước ấy được còn, chứ không phải để giám sát, cai trị nước ấy. Vậy nên hạ lệnh cho bọn Thuỵ (Viên quan phụ trách bảo hộ Cao Miên) chớ nên can dự vào chính sự nước ấy, để cho phiên vương (vua nước nhỏ ở bên cạnh nước lớn) được tự làm việc thì lòng dân sẽ yên”. Một số triều thần muốn giải quyết dứt điểm vấn đề Cao Miên để đối phó dứt khoát với Xiêm, Gia Long nói: “Được một nước Chân Lạp (Cao Miên, Campuchia) để sự lo về sau, trẫm quyết không làm như thế” (Đại
Người
ta hay nhắc đến hiệu ước Versailles
như một chứng cớ không thể chối cãi để kết tội Nguyễn Ánh “cắt đất xin ngoại
viện”, “rước voi dày mả tổ”…! Giáo sư Phan Huy Lê đầu ngành sử học Việt Nam , kết luận Hội
thảo khoa học, cho rằng đó là “tì vết” của Gia Long Nguyễn Ánh.
Ý kiến ông chỉ là cách nói khác của một quan điểm xưa cũ. (Hội thảo khoa học “Chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn…” 18-19/10/2008- NXB Thế giới ấn hành
2008).
Vậy
thực chất hiệu ước Versailles là gì?
Trước
khi Châu Văn Tiếp bại trận, tự ý cầu cứu
vua Xiêm, thời gian khoảng một năm, Nguyễn Ánh đã nghe theo lời bàn của Bá Đa
Lộc quyết định việc cầu viện phương tây. Bá Đa Lộc là ai? Bá Đa Lộc, một nhà
truyền giáo (đạo Thiên Chúa) nổi tiếng Nam hà bấy giờ. Thông thường, người
ta gọi ông là đức cha cả, được triều Nguyễn phong tước Bi Nhu quận công. Ông
còn các tên Pháp: Pigneau, Pingeau de Béhaine… Công việc truyền giáo gặp khó khăn tại Nam hà vì
nội chiến Tây Sơn- Nguyễn Ánh, Bá Đa Lộc đang phải bôn ba ở Nam Vang, được Mạc
Thiên Tứ trấn thủ Hà Tiên thời chúa Nguyễn, đưa đến gặp Nguyễn Ánh tại đảo Thổ
Chu. Chính ở đây, đức cha cả, năm 1784, hứa giúp ông chúa mất nước cầu viện Đại
Tây.
Nhiều
giáo sĩ nước ngoài có mặt ở Việt Nam bấy giờ, qua các thư từ, giấy tờ đều ghi
nhận: Không riêng Nguyễn Ánh mà cả Tây Sơn (Nguyễn Nhạc hay Nguyễn Huệ?) và
chúa Trịnh đều muốn họ xin Tây dương giúp cho tàu to súng lớn, binh lính thiện
nghệ để nhanh chóng tiêu diệt đối phương. Cả ba ông chúa nước Nam đều được các
giáo sĩ đặt lên bàn cân, và cán cân nghiêng về Gia Định vì Nguyễn Ánh có vẻ đáng
tin hơn, trong khi Bình Định cũng như Thăng Long đều đối xử tồi tệ với nhà thờ,
thô bạo với cha cố.
Bá
Đa Lộc đem Hoàng tử Cảnh đi cầu viện từ cuối năm 1784 đến năm 1787 (ba năm sau
mới đến nước Pháp). Nghĩa là Bá Đa Lộc bế Hoàng tử Cảnh cùng đoàn tuỳ tùng
đang lênh đênh trên Ấn Độ dương, hai vạn quân Xiêm của Chiêu Tăng, Chiêu Sương
vẫn còn đóng ở bên kia biên giới nước Việt. Bá Đa Lộc đến Pháp đầu năm 1787,
phải chờ 10 tháng sau, ngày 28/11 Hiệp ước mới được ký kết, một bên là đại diện
của Louis XVI, một bên Bá Đa Lộc được Nguyễn vương (Nguyễn Ánh) ủy nhiệm với tờ
giấy viết từ năm, sáu năm trước! Không có quốc thư (đáng lẽ nhất thiết phải có
mới có giá trị pháp lý) chỉ có một “tín vật” làm tin, ấy là chú bé được mang
tên Hoàng tử Cảnh, lúc ra đi tuổi lên 3, bây giờ lên 7. Pháp hứa giúp Nguyễn
Ánh 4 chiếc tàu, 1.200 bộ binh, 200 pháo binh, 250 lính Phi để đổi lấy cửa biển
Hội An, sau thêm đảo Côn Lôn (Côn Đảo). Pháp được toàn quyền và độc quyền
thương mại ở Nam hà (Văn Tân: Cách mạng Tây Sơn-NXB Văn sử địa-Hà
Nội, 1958 và tài liệu khác)...
Nhưng
Hiệp ước Versailles không thành, mà giống như một trò đùa ! Nhiều năm sau ký Hiệp ước,
người Pháp còn chép miệng tiếc của vì đã bỏ mất món hàng béo bở ! Họ không biết
chính bởi món hàng Hiệp ước Versailles quá hời, hời tới mức không thể tin. Toàn
quyền De Conway được giao trách nhiệm thi hành Hiệp ước, vốn tính đa nghi càng
thêm hoài nghi. Ông đã phái nhiều đoàn đến Nam hà (miền Nam) thám thính, tìm
hiểu các cửa biển, các đảo lớn nhỏ và thực lực Nguyễn Ánh...Hẳn là tên cáo già
bản tính hồ nghi này đã đánh hơi thấy nhượng địa quan trọng: Cửa biển Hội An dang thuộc quyền quản lý của
Tây Sơn hùng mạnh, còn Côn Lôn chỉ là hoang đảo vô dụng giữa trùng khơi mịt
mùng sóng gió, nơi ẩn náu của lũ cướp biển!
Tờ
báo Gazette
nationale ngày 14/6/1789 xuất bản tại Pondichery viết: “Không bao giờ tình hình dễ dàng cho việc
lập lại quyền bính cho ông vua mất ngôi đã trở về chiếm 5 tỉnh phía Nam như bây
giờ !” Đó là một nhận xét đầy mỉa mai được báo Gazette nationale phản
ánh sự tiên đoán tương lai đen tối của Nguyễn Ánh dưới con mắt người Pháp. (Thời
điểm này, Nguyễn Ánh bằng thực lực của mình chỉ mới chiếm lại được vùng đất Gia
Định-Nam Bộ. Trong khi Tây Sơn hùng mạnh đang cai quản cả đất nước. Và sau khi
đập tan 20 vạn quân Thanh, củng cố quyền lực, nếu Quang Trung không đột ngột
qua đời, Nguyễn Ánh cũng khó bề có được vùng đất đứng chân dù nhỏ bé trên đất
liền, nói chi đến 5 tỉnh phía Nam). Hiệp ước Versailles thất bại, De Conway coi
là một trò đùa, Nguyễn Ánh cũng xem
như tờ giấy lộn. Nhưng Bá Đa Lộc
không thể đi không lại về không. Con đường truyền giáo của đức cha cả có thể
phải chấm hết, nếu ông bị mất hoàn toàn lòng tin đối với Nguyễn Ánh. Ông tất tả
chạy ngược, chạy xuôi mới quyên góp nổi tiền mua 1.000 khẩu súng trường, và mộ
được 19 người gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ
hám lợi, ham danh! Chính Bá Đa Lộc đã dụ dỗ họ, đưa họ đến miền đất hứa, làm
quan và làm giàu! Họ đến Gia Định tháng 7 năm 1789, thường ngày lo đánh chén
hơn đánh giặc, và rốt cuộc đánh bài chuồn sau mấy năm “làm ăn” không “phát tài”! Theo số liệu của các giáo sĩ bấy giờ đang ở Gia Định, trong quân đội của
Nguyễn Ánh, đến năm 1800, người Tây cũng chỉ có khoảng hơn 40 người ! Như vậy,
không có căn cứ, nếu nói Nguyễn Ánh dựa vào lực lượng Tây dương để đánh bại Tây
Sơn. Sự thực, trong lúc Nguyễn Ánh đang lên thác xuống ghềnh ở Nam bộ, “con
voi” Louis XVI đã già nua, lại đang sa lầy tại chính nước Pháp, Nguyễn Ánh làm
sao “rước” nổi nó sang Nam Việt?
Nguyên
nhân thất bại của chính quyền Tây Sơn nằm trong nội bộ triều đình Nhà Tây Sơn.
Năm 1792, vua Quang Trung mất, chỉ 10 năm sau, 1802, mấy anh em Quang Toản cùng
tướng soái thân cận phải chịu trói ở nơi còn âm vang tiếng thét oai hùng của
Nguyễn Huệ, làm vỡ mật 20 vạn quân Thanh xâm lược ! Quang Toản là một hôn quân
làm hỏng sự nghiệp vĩ đại vua cha để lại, nhưng mầm tai vạ gây nên họa loạn
trong hoàng thất và triều đình văn võ cũng do chính Quang Trung gieo trồng từ
trước.
Khi
nhà Tây Sơn sắp hết vai trò lịch sử, lịch sử tất phải chọn ai đó, không người
này thì người khác, đứng ra dọn dẹp cơ đồ đổ nát để xây dựng trên nền tảng quốc
gia nghìn năm văn vật một tòa lâu đài mới. Lịch sử cũng có thể chọn lầm ai đó,
nhưng với Nguyễn Ánh là nhân vật xứng đáng nhất vì ông đã thành công nhất. Nếu
chê Nguyễn Ánh, lịch sử sẽ chọn ai bấy giờ ? Điểm mặt các anh hùng, hào kiệt
xuất hiện trong lúc bão táp nội chiến nổi lên khắp trong Nam ngoài Bắc, còn ai
hơn Nguyễn Ánh hay bằng Nguyễn Ánh? Thiết tưởng hậu thế không nên quá khắt khe
hay khó tính đòi hỏi những gì lịch sử không thể có được, những gì Nguyễn Ánh
không thể làm nổi. Hạn chế lịch sử từ Quang Trung đến Gia Long là không dám cởi
bỏ sớm chiếc long bào thêu rồng ố vàng, cũ kỹ để thay bằng bộ “complet tân
thời” mới toanh của văn minh tư sản! Luẩn quẩn, tù túng trong cái lồng phong
kiến đã trở nên quá chật hẹp, lạc hậu, Gia Long phải hết sức cố gắng để trụ
vững, tạo cơ sở cho Minh Mạng phát triển, nhưng sang Thiệu Trị thì bắt đầu lung
lay, và đến Tự Đức hoàn toàn chịu bất lực trước cơn giống tố phương Tây ập tới!
Vua
Tự Đức giao cho triều thần Phan Thanh Giản cắt đất giảng hòa. Nhưng đế quốc
Pháp đang thèm khát thuộc địa, đâu đã no mồi sau khi nuốt trôi Sài Gòn, Gia
Định? Việt Nam mất, Campuchia, Lào cũng mất! Triều đình Huế, phe chủ hòa do
nhà vua đứng đầu đã quên bài học “Tin bợm mất bò” mà tổ phụ Nguyễn Ánh-Gia Long
phải trả bằng xương máu! Không thể nói như GS Phan Huy Lê đó là “tỳ vết” (vết
xấu, vết nhơ), mặc dù sự thật thế nào, Nguyễn Ánh cũng phải chịu trách nhiệm
tất cả. Rất may, Hiệp ước Versailles chỉ là “một trò đùa”, “tờ giấy lộn”. Nhưng
nếu nó được thi hành nghiêm túc thì sao? Hậu quả sẽ khó lường! Và có thể,
Nguyễn Ánh sẽ mang tội với dân tộc đã “đổi đất lấy nước”. Tội này thuộc về tự
Đức và phe chủ hòa triều đình Huế
“cắt đất giảng hòa” để cuối cùng mất tất cả đất và nước!
Bài
học Nguyễn Ánh phải trả giá rất đắt đã trao đứa con trai đầu lòng mới lên
ba-Hoàng tử Cảnh-cho hồ ly Bá Đa Lộc. Đức cha cả khoác áo thầy tu, núp dưới
danh nghĩa nhà truyền giáo, thực chất là một điệp viên lợi hại. Với Bá Đa Lộc và
nhiều cha cố khác, truyền giáo gắn liền với xâm lược. Sau Hiệp ước Versailles, Nguyễn
Ánh tiếp tục giao phó con trai sẽ kế nghiệp nhà Nguyễn cho Bá Đa Lộc dạy dỗ,
kèm cặp. Ngày giỗ gia tiên, Hoàng tử Cảnh không chịu vái lậy ông bà, Nguyễn
vương hỏi đức cha cả tại sao thầy dạy học trò quên ông bà ? Bá Đa Lộc ngang
nhiên trả lời: Thờ cúng ông bà, tin ông
bà phù hộ con cháu sống lâu, giàu có là mê tín dị đoan! Nguyễn Ánh bất
bình bảo Bá Đa Lộc: Lễ bái là để chứng tỏ
con cháu nhớ ơn tổ tiên, ông bà, để đền đáp công ơn ấy, tôi nhất quyết phải giữ
đạo ông bà, vì đó là một trong những giáo dục căn bản của xứ tôi. (Tạ Chí
Đại Trường-Tài liệu đã dẫn) Nguyễn Ánh bắt đầu nhận ra âm mưu thâm hiểm của Bá
Đa Lộc. Ông đặc cử một số nho thần dạy bảo Hoàng tử Cảnh theo lề lối giáo dục
truyền thống dân tộc. Bấy giờ ở Nam hà, thế lực giáo sĩ phương Tây rất mạnh, nhưng
họ đều phải im lặng trước thái độ cứng rắn của Nguyễn Ánh, kiên quyết xây dựng
một quốc gia thống nhất mọi mặt trên cơ sở truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc.
Rất
may cho dân tộc Việt Nam, người kế nghiệp Gia Long không phải Hoàng tử Cảnh mà
là Minh Mạng, một vua sáng của triều Nguyễn.
Đọc
lại sử cũ, chúng ta thấy “Tin bợm, mất bò” là bài học luôn luôn đúng với mọi
thời đại. Thời xưa, An Dương vương vì quá “tin” cái nghĩa thông gia thân thiết của bợm Triệu Đà mà mất cả nước, cha con
đều rơi vào kết cục bi thảm ! Thời nay, có phải chúng ta lại quá “tin” cái tình anh em đồng chí của Trung Quốc, để
mất Hoàng Sa, rồi mười bốn năm sau, mất thêm ba đảo ở Trường Sa, và bây giờ...???
Dân
gian đã nói: “Tin bợm mất bò”. Dân
gian lại có câu: “Mất bò mới lo làm
chuồng” !
Nếu
bạn bảo tôi, kẻ viết bài này chỉ hay “lo
bò trắng răng” ! Đúng! Tôi chỉ ôn cố tri tân. Và tôi như bạn, tất thảy
chúng ta, dẫu nói bò me, hươu vượn thế nào đều phải trông cậy vào sách
lược đấu tranh của Đảng và Chính phủ, quyết không để một tấc đất,
biển, trời Việt Nam bị giặc xâm lược chiếm đoạt.
HTP-15/7/2014
Chú thích:
Nguyên bài viết có đầu đề "Tin bợm mất bò", HTC đổi lại.
Chú thích:
Nguyên bài viết có đầu đề "Tin bợm mất bò", HTC đổi lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét