Răng có nọc độc của rắn hổ mang chúa Ảnh: VTC |
HOÀNG TUẤN CÔNG
“Từ
điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ-Hoàng Văn Hành Chủ biên) thu thập
vài giải nghĩa: “nanh nọc tt. Đanh
đá, hung ác và hiểm độc, thường lộ ra một cách đáng sợ. Con người gian ác, nanh nọc”.
Tuy
nhiên, “nanh nọc” là từ ghép đẳng lập. Theo đây, cả “nanh” và “nọc” đều có thể
đứng độc lập: “nanh” là nanh
vuốt (như: Có nanh có mỏ; Nhe nanh múa vuốt); “nọc” nghĩa là nọc độc (như Có nanh có nọc:
Nọc người bằng mười nọc rắn); “Nanh nọc” là nanh sắc và nọc độc, chỉ
sự hung ác, hiểm độc:
-Từ
điển tiếng Việt (Vietlex): “nanh • d. 1 răng sắc ở giữa răng cửa và
răng hàm, dùng để xé thức ăn: răng nanh ~ nanh cá sấu ~ nanh lợn lòi ~ Con
chó nhe nanh, chồm lên sủa dữ dội”;
“nọc • d. chất độc do
tuyến đặc biệt tiết ra ở một số động vật: nọc rắn”.