26 thg 1, 2015

Tại sao lại “ĐÓI GIỖ CHA, NO BA NGÀY TẾT”?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Cái ý “No ba ngày Tết” thì hầu như ai cũng hiểu. Tuy nhiên vấn đề khó hiểu và gây tranh cãi tại sao lại “đói giỗ cha” hoặc “đói ngày giỗ cha”?

Mục “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Báo Lao Động Chủ nhật-2012) bài “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết” của PGS.TS Phạm Văn Tình (Viện từ điển học và bác khoa thư Việt Nam) nêu tình huống cụ thể ông từng gặp:

 “Thưa thầy, lớp chúng em vẫn tranh luận với nhau về ý nghĩa của câu tục ngữ đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết. Tranh luận nhiều nhưng mỗi người một ý. Em có đem câu này về nhà hỏi bố mẹ thì bố em cũng chịu. Bố em còn bảo: “Ông nội của con mất đã lâu, giỗ nhiều lần rồi nhưng con cái chưa phải chịu đói bao giờ cả”. Đây có phải là một câu nói cho vui không ạ?”. Đó là lời của bạn Trần Thu Thảo - lớp trưởng lớp Văn (2008-2011), Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội - hỏi tôi (nhân một sinh hoạt khoa học cuối năm có mời tôi làm báo cáo viên chính).
Không riêng gì bạn Trần Thu Thảo, thú thực, bản thân tôi nhiều lúc cũng không rõ nguyên do từ đâu dẫn đến câu tục ngữ này. Hầu hết các sách sưu tầm văn hoá dân gian chỉ thống kê chứ chưa giải thích kỹ câu đó (trừ một số câu khá đặc biệt). Đầu năm 2010, khi cuốn “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010) xuất bản, tôi vội vã tra ngay. Mục từ này được giải thích như sau: “Hay bị đói là vào dịp giỗ cha (vì đâu còn lúc nào mà nghĩ tới chuyện ăn trong khi đang mải lo chuyện cúng giỗ); hay được ăn no là vào ba ngày Tết (vì đó là một thông lệ vốn có tự ngàn xưa)”. Cách cắt nghĩa như vậy cũng thật chưa rõ ý.”
Thực ra cách giải thích của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương mà PGS.TS Phạm Văn Tình dẫn đã được “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào-tái bản lần thứ 4-NXB Văn hóa-2000) đưa ra trước đó 15 năm: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết:Một phong tục của dân khi xưa...Những ngày giỗ bố mẹ, con cái phải làm cỗ mời bà con họ hàng. Người kéo đến ăn thường đông hơn số người được mời. Người lớn lại đem theo cả trẻ con. Có những người khách không mời mà đến. Bởi vậy, chủ nhà có khi phải nhịn miệng mà thết khách cho vui lòng khách. Trong ba ngày tết, dù nghèo đói, nhà nào cũng cố phải có cỗ bàn, bánh trái, nhất là bánh chưng. Tới nhà nào chủ nhà cũng mời ăn.”
Như vậy, theo ý PGS.TS Phạm Văn Tình, Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích đúng, nhưng “chưa thật rõ ý”. Để “rõ ý” hơn, PGS.TS Phạm Văn Tình đã làm cuộc “điền dã”, đi "hỏi các cụ cao niên ở nhiều nơi tôi qua (Đông Cứu, Gia Lương, Hà Bắc; Yên Xá, Ý Yên, Nam Định; Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình...)...thì biết rõ một điều: Phong tục cúng giỗ ngày xưa (ở một số vùng Việt Nam) khá khắt khe. Giỗ song thân phụ mẫu là giỗ trọng (nhất là ba năm đầu, chưa hết tang). Vào ngày giỗ, con cháu phải theo tang chế (mặc đồ tang, con gái đội khăn xô, con trai đội nùn rơm, chống gậy), đứng trước bàn thờ cha (mẹ) từ sáng sớm. Con trai trưởng phải thường xuyên túc trực, theo dõi đèn nhang và cung kính đáp lễ mỗi khi có khách vào thắp hương tưởng nhớ người quá cố. Việc tiếp đón, mời cơm khách do người nhà gia chủ lo liệu, các con (nhất là con trai) phải nghiêm chỉnh thực hiện nghi lễ bên bàn thờ cho đến khi người khách cuối cùng (đến chia sẻ, ăn uống) chào ra về.
Tất tả chuẩn bị từ mấy ngày trước, lại phải tập trung lo lắng cho ngày chính giỗ, nên hầu như con cái  nhà có đám ít được ăn uống chu đáo. Đấy là chưa nói, còn một số nơi bắt con cái phải nhập phép “tịnh cốc” (không được ăn mặn hay các loại ngũ cốc, chỉ uống nước lã đun sôi) để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ trong ngày này. Nhiều người con, cha mẹ mới mất, vì vẫn còn nhớ thương sầu thảm, cũng chẳng có bụng dạ nào mà ăn uống cả. Vậy thì dù là ngày giỗ cha, có mâm cao cỗ đầy thật đấy, nhưng chuyện họ phải mang bụng đói trong ngày này là điều có thực và cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.”
Cách khảo sát, lý giải của PGS.TS Phạm Văn Tình công phu, cặn kẽ hơn cả “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của Nhóm Vũ Dung. Tuy nhiên theo tôi, ý dân gian trong câu tục ngữ đang xét nói chuyện “đói” (do thiếu đói, không có gì để ăn), chứ không nói chuyện “đói” trong khi mâm cao cỗ đầy mà không có thời gian để ăn như cách lý giải của PGS. TS Phạm Văn Tình và Nhóm Vũ Dung. Càng không phải "hay đói là vào dịp giỗ cha" như Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giảng giải. Vì chẳng có ở đâu phong tục làm giỗ cha lại theo quy luật như thế. Giỗ cha là dịp lễ trọng (Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được bữa giỗ ông - tục ngữ). Nếu "đói vì mải lo chuyện cúng giỗ" thì cúng xong cũng phải được ăn chứ? Tục ngữ có câu "Trước cúng cha sau va vô miệng" cơ mà? (Chữ va [không phải và] có tính chất hài hước, ý chỉ con cháu ăn uống thực sự sau khi cúng giỗ).  Giả sử có nhịn miệng đãi khách thì chủ ngồi tiếp, khách ăn ba, chủ nhà ít nhất cũng phải ăn một mới phải phép. Nếu nhịn hoàn toàn, ngồi nhìn khách ăn, khách nào dám gắp? Nếu là bận bịu, kể cả trong lúc “tang gia bối rối” chuyện đói có chăng cũng chỉ tạm thời mà thôi!
Theo tôi, câu tục ngữ “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết” được hiểu như sau: Ngày giỗ cha rất quan trọng, nhưng không dứt khoát phải cỗ bàn thịnh soạn. Gặp năm mùa màng thất bát, đói kém, chiến tranh, loạn lạc... thì ngày giỗ cha có khi chỉ có nén hương, chén nước, bát cơm, quả trứng gọi là “cúng cáo”, nhớ ngày kỵ. Như thế không có gì là trái đạo lý. Bởi tín ngưỡng thờ cúng của người Việt không câu nệ mâm cao cỗ đầy, "Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng". (Các cụ có thể “chước” đi cho). Thế nhưng ba ngày Tết lại là chuyện khác. Người ta có thể túng thiếu, quanh năm nhịn đói, nhịn thèm, nhưng ba ngày Tết cũng phải chạy vạy bằng được để ít nhất không được ăn ngon cũng phải ăn no, hoặc có gì đó khác ngày thường. (Có câu "Giàu hay nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà", hay “Đói cho chết, ngày Tết cũng phải no”). Ngày Tết được ăn ngon, ăn no, mặc đẹp, vui vẻ, nhàn hạ thì hy vọng cả năm cũng sẽ được như vậy. Bởi thế, Tết đến người ta không chỉ ăn cho no bụng mà còn ăn để lấy may cả năm. Trong câu tục ngữ “Đói giỗ cha no ba ngày Tết” dân gian đưa ra ngày rất quan trọng (giỗ cha) để so sánh, khẳng định một ngày khác còn quan trọng hơn nhiều: Tết là ngày quan trọng nhất trong tất cả những dịp lễ quan trọng trong năm; Có thể bị đói vào ngày giỗ cha nhưng ba ngày Tết dứt khoát phải được no. Tết không chỉ ý nghĩa với người sống mà còn với cả ông bà, tổ tiên. Kẻ ăn mày đến ngày giỗ cha có khi không có gì để cúng, nhưng Tết đến cũng phải cố tìm cách có được bữa tươm tất, no bụng. Không ai muốn (và không thể) “khất” được cái Tết. Không thể nhịn đói nằm co khi cả đất trời, thiên hạ đều náo nức đón Tết, vui Xuân. Đó chính là sự đặc biệt của cái Tết, đặc biệt hơn tất cả những ngày đặc biệt trong năm. Nếu hiểu “đói ngày giỗ cha” “mải lo chuyện cúng giỗ” hoặc phải làm phép “tịnh cốc” , "nhịn miệng đãi khách", số "người kéo đến ăn thường đông hơn số người được mời"  nên bị đói, sẽ sai bản chất vấn đề và không ăn nhập với ý nghĩa của “no ba ngày Tết”
Ta còn gặp cách nói “đói giỗ cha” của dân gian trong câu "Cha chết không lo bằng gái to trong nhà". Thực tế "cha chết" là đại tang, việc lớn lắm! (Có câu “Khóc như cha chết” cơ mà!) Thế mà dân gian lại đem so sánh và cho rằng không bằng chuyện "gái to trong nhà". “Gái to” là gì? Là gái lớn, gái đã đến tuổi lấy chồng. Thủ pháp này cũng nhằm gửi đến một thông điệp, kinh nghiệm: có con gái lớn đến tuổi lập gia đình là nỗi lo lắng lớn, (ví như lo quá lứa lỡ thì, lo chẳng may “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, chửa hoang, tai tiếng, làng phạt vạ...) Sẽ là việc làm khá hài hước nếu chúng ta thắc mắc và cố đi tìm nguyên nhân tại sao, ở đâu lại có phong tục coi thường việc "cha chết" như vậy. Hay câu “Đau mắt không bắt giắt răng”. Đau mắt, mắt nhặm, kèm nhèm rất khó chịu! Thế nên dân gian chọn ngay “kiểu đau” này đặt trong mối tương quan, so sánh với “giắt răng” để nhấn mạnh: Đau mắt đã khó chịu rồi, giắt răng còn khó chịu hơn! (thức ăn hoặc dị vật giắt vào răng tuy không đau nhưng khó chịu vô cùng!) Hoặc câu“Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, cách nói này cũng là nhằm nhấn mạnh để mọi người ghi nhớ Rằm tháng Giêng rất quan trọng.
Có thể nói “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết” (hay “Cha chết không lo bằng gái to trong nhà”; “Đau mắt không bằng giắt răng”; “Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng”) là những câu tục ngữ mà ý nghĩa, thông điệp chính của nó nằm ở vế thứ hai của câu chứ không phải ở vế đầu. Bởi vậy không nên băn khuăn, cố đi tìm nghĩa đen và cách lý giải nội dung vế đầu (chỉ đóng vai trò là thủ pháp nghệ thuật là chính).
 “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”! Hàng ngàn năm qua, bất kể “thanh bình yên vui hay chiến tranh khốn khổ”... mỗi năm một lần, cái Tết cổ truyền Việt Nam vẫn đến rạo rực, tươi mới như mùa Xuân đất trời, thắp sáng niềm hy vọng vào ngày mai trong lòng muôn người, muôn nhà...bất kể sang giàu hay nghèo khó...

                                                                                 Áp Tết Ất Mùi 2015

                                                                                   Hoàng Tuấn Công

2 nhận xét:

  1. Nước hoa Charme Iris với mùi hương gỗ, mang phong cách trầm ổn, trưởng thành và một chút bí ẩn của độ tuổi trưởng thành. Nước hoa Charme Iris được sự tin dùng của giới nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên sành điệu nhất. Cới hương đặc trưng từ các tầng hương của Cam berganot, hương bưởi và hương bạc hà, hồ tiêu... Độ lưu hương giúp cơ thể thơm cả ngày dài làm việc hoạt động.
    Nước hoa là bước cuối cùng cho vẻ ngoài hoản hảo, là phụ kiện không thể thiếu cho những người muốn xây dựng phong cách cá nhân và gây ấn tượng với người khác.
    Siêu thị nước hoa chính hãng sẽ bảo hành về tem mác, nguồn gốc và bồi thường 300% nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái
    Giao hàng miễn phí toàn quốc - Bao kiểm tra hàng.
    Siêu thị nước hoa chính hãng - Nước Hoa Newly là địa chỉ uy tín hàng đầu Việt Nam về dịch vụ khách hàng cũng như trải nghiệm mua sắm online tiện lợi và an toàn nhất
    **************************************************
    Thông tin sản phẩm
    Loại: Nước hoa nam
    Phong cách: Nam tính, lịch lãm, bí ẩn
    Nhóm nước hoa: Woody Aromatic
    Phân loại: Nước hoa nam
    Độ tuổi khuyên dùng: Trên 25 tuổi
    Nồng độ: Eau De Parfum (EDP)
    Độ lưu hương: Lâu - 7 giờ đến 12 giờ
    Độ tỏa hương: Xa - Toả hương trong vòng bán kính 2m
    Thời điểm khuyên dùng: Ngày, Đêm, Xuân, Hạ, Thu
    Mùi hương đặc trưng:
    ➡ Hương đầu: Hương vị cam bergamot, hương bưởi
    ➡ Hương giữa: Hương bạc hà
    ➡ Hương cuối: Hạt bạch đậu khấu, gừng, hồ tiêu, cỏ hương bài, hoa nhài
    Thể tích: 30ml
    Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất
    Nước hoa Charme cam kết đến người tiêu dùng:
    ➡ Giấy phép lưu hành, chất lượng sản phẩm được Bộ y Tế kiểm nghiệm.
    ➡ Tem chống hàng giả của bộ Công An.
    ➡ Hương liệu cao cấp được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu.
    ➡ Mùi hương chuẩn như các Brand nổi tiếng trên thế giới
    Dung tích: 30ml
    Giá: 330.000đ
    Đặt hàng: Charme Iris
    Xem thêm các sản phẩm liên quan:
    nước hoa charme cool water 100ml
    nước hoa charme cool water
    charme cool water 100ml
    charme cool water
    nước hoa charme guility
    charme guility
    nước hoa charme goodgirl
    charme goodgirl
    nước hoa charme giò
    **************************************************
    Siêu thị nước hoa chính hãng - Nước Hoa Newly
    Địa chỉ: 58 Tân Hòa 2, P. Hiện Phú, Q. 9, Tp. HCM
    Website: https://sieuthinuochoachinhhang.com/
    Facebook: https://www.facebook.com/nuochoanewly
    Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCqHDzMrzFDXudcL8qywPpeA
    Hotline/Zalo/Viber: 0346.685.582
    Mail: sieuthinuochoachinhhang@gmail.com

    Trả lờiXóa