2 thg 4, 2015

Thời của hai chữ “đạo văn”

    Hoàng Tuấn Công

“Đạo văn” là gì?

Chữ Hán [đạo] cổ văn vẽ hình người đang nhỏ nước dãi, cúi nhìn cái liễn đựng thức ăn vẻ thèm muốn, nghĩa gốc là trộm cắp.[1] "Thuyết văn giải tự":-私利物也 [đạo-tư lợi vật dã] (đạo nghĩa là [lấy] vật làm lợi riêng). "Hán Việt từ điển"-Đào Duy Anh giải nghĩa: Đạo : lấy trộm của người. Lấy cái vật mình không đáng được lấy”. "Hán Việt tự điển"-Thiều Chửu: Đạo : Ăn trộm ăn cắp, cái gì không phải của mình mà mình lấy đều gọi là đạo cả.” ...

30 thg 3, 2015

Về một số đôi câu đối GS Vũ Khiêu soạn cho Thanh Hóa

GS Vũ Khiêu đọc Văn bia do chính mình biên soạn
tại Văn Miếu Trấn Biên-Ảnh: Báo Đồng Nai

  Hoàng Tuấn Công

Thời gian qua, bạn đọc gửi đến Tuấn Công Thư phòng khá nhiều câu đối, chúc văn, văn bia,... do GS Vũ Khiêu đề tặng khắp Bắc-Trung-Nam. Đến "vụ" GS Vũ Khiêu tặng câu đối cho hoa hậu “Trí như bạch tuyết...” lại càng thêm nhiều thư từ, tin nhắn, điện thoại. Đáng chú ý có thư của một cán bộ Văn hóa xứ Thanh (đề nghị giấu tên, xin được gọi là ông VH) gửi đến (ngày 16/1/2015-tức trước Tết Nguyên đán Ất Mùi), kèm ảnh chụp bản thảo phô tô có chữ ký của GS AHLĐ Vũ Khiêu.

27 thg 3, 2015

Thơ Đường “Hai Lúa” gửi Tuấn Công Thư phòng

"Hai lúa" Nguyễn Huy Vụ

Ảnh lấy từ nguyenhuyvu62@gmail.com

         Hoàng  Tuấn Công  


Nguyễn Huy Vụ là độc giả của Tuấn Công Thư phòng. Trong một bức thư gửi TCTP ngày 13 tháng 10 năm 2014, ông viết:
“...Tôi là kẻ quê mùa chậm lụt, mãi gần đây mới biết trang của TC. Thú thật tôi rất ngưỡng mộ các bài viết và  đi hết  bất ngờ này đến bất ngờ khác, dù tới nay tôi vẫn chưa có tg để đọc hết các bài. Nếu không phải là người (...)  có tấm lòng yêu  chân thiên mĩ, yêu dân tộc thì không thể viết lên được. 

24 thg 3, 2015

Phải chăng ông Nguyễn Lân Hùng đang bào chữa và cổ vũ cho việc phá hoại cây xanh Thủ đô?

Hoàng Tuấn Công

Ông Nguyễn Lân Hùng-Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam-người nổi tiếng với việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân làm kinh tế phong trào. Ông là tác giả nhiều cuốn sách và tài liệu kỹ thuật nuôi giun, dế, dúi, đến nhím, kỳ đà, ếch nhái, ba ba, rắn mối, cầy hương,...

8 thg 2, 2015

NHỚ BẾP TRANH NGÀY TẾT

HOÀNG TUẤN CÔNG

So với Tết xưa, Tết nay đã khác đi nhiều. Bao nhiêu phong vị Tết (dẫu toàn thứ không ăn được) đã một đi không trở lại. Những cái không ăn được, chỉ cảm thấy được ấy ta vẫn quen gọi là không khí tết. Ví  như “không khí” từ cái bếp tranh xưa nồng nàn khói lam và ấm áp sắc màu, mùi vị Tết…

4 thg 2, 2015

CÂY KHẾ NGỌT của Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ





   Sau hàng chục năm cơm niêu nước lọ, tá túc ở khu tập thể
   Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, Ông Bà Phổ về quê 
   ở  làng Văn Đoài - Quảng Hòa - Quảng Xương - Thanh Hóa


3 thg 2, 2015

Bói thơ tiên, tìm được kẻ trộm dê

            HOÀNG TUẤN PHỔ


Trong xã hội cũ, giới hành nghề mê tín, ngoài thầy bói, thầy cúng, ông đồng, bà cốt...còn có ông tiên. “Ông tiên” này không phải là nhà tu hành thuộc phái đạo gia của Lão giáo. Ông cũng là người thường, có gia đình, vợ con, sống với gia đình, vợ con, nhưng được các vị tiên thánh trên trời ứng nhập để cứu nhân độ thế. Trong con người này có lúc là tiên thánh, tiên sư; khi tiên thánh, tiên sư ứng nhập, nếu không ông chẳng khác chi kẻ phàm trần. Trong nhà ông lập điện thờ ba vị tam tôn: Nguyên Thủy thiên tôn (Ngọc Hoàng thượng đế), Đạo Đức thiên tôn (Thái Thượng Lão Quân), Huyền Thiên Thượng đế (Huyền Vũ). Có khi thờ thêm Trương Đạo Lăng, giáo chủ Đạo giáo (Lão giáo). Tuy là “đệ tử” Đạo giáo, “ông tiên” không luyện thuốc trường sinh (Đan đỉnh phái) lại thiên dùng phù chú chữa bệnh (Pháp lục phái). “Ông tiên” còn một kiểu hành nghề khá đặc biệt: “bói thơ tiên”, dùng văn chương bác học để diễn đạt lời truyền dạy của tiên thánh, đối với tín chủ có lòng thành cầu xin bề trên chỉ bảo.

26 thg 1, 2015

Tại sao lại “ĐÓI GIỖ CHA, NO BA NGÀY TẾT”?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Cái ý “No ba ngày Tết” thì hầu như ai cũng hiểu. Tuy nhiên vấn đề khó hiểu và gây tranh cãi tại sao lại “đói giỗ cha” hoặc “đói ngày giỗ cha”?

2 thg 12, 2014

Vài lời nhân Từ điển của GS Nguyễn Lân được NXB Văn học tái bản


 Hoàng Tuấn Công


Hai bản inTừ điển (bìa trắng+vàng) của
GS Nguyễn Lân mới tái bản (2014)
NXB Văn học vừa tái bản “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân-một cuốn sách có những sai lầm mang tính hệ thống. Số lượng tái bản (năm 2014) tới 4 ngàn cuốn, chia cho hai Nhà sách.
Điều này có thể bất ngờ đối với nhiều bạn đọc từng biết đến sai sót của cuốn sách, nhưng với chúng tôi thì không!

Trong bài Wikipedia đã sửa đổi gì mục từ Nguyễn Lân đăng ngày 29/6/2014 tôi đã viết: 
"Hiện nay các cuốn từ điển nhiều sai sót của GS Nguyễn Lân vẫn đang được bày bán rộng rãi tại các Nhà sách lớn trong toàn quốc. Dường như không có ai để ý hay chịu trách nhiệm gì về nó. Do đó, để ngày càng có nhiều độc giả nhận biết, không tiền mất tật mang vì các cuốn từ điển “có hại cho tiếng Việt” này, sự thật cần được tiếp tục lên tiếng.

25 thg 11, 2014

Đến lượt P/v báo Đại đoàn kết “tóm tắt” bài của Tuấn Công thư phòng


Hoàng Tuấn Công

  
Sau khi đăng bài
Sách lừa” của NXB Đồng Nai-Bên bán đã thừa nhận, sao Cục xuất bản chưa thu hồi?”, ngày 25/11/2014 Tuấn Công thư phòng nhận được thư của bạn đọc: “Rất mong ông Hoàng Tuấn Công cho bạn đọc biết: Ai ăn cắp của ai?” kèm đường link bài “Danh nhân không muốn được tôn vinh như thế. Tôi vội sang xem. Thì ra đây là bài viết về cuốn "sách lừa" của NXB Đồng Nai đăng trên báo Đại đoàn kết số Chủ nhật (từ 2/11/2014) ký tên Lam Nhi.

          Bình thường với bạn đọc, quả là cũng khó biết ai ăn cắp của ai thật. Tuy nhiên, với tôi, tôi nhận ra ngay bài viết của mình. Và dù rất tinh vi nhưng không quá khó để tôi đưa ra chứng cứ, "đòi lại" bài Món “sách lừa” của NXB Đồng Nai đăng trên Tuấn Công thư phòng đã bị phóng viên Lam Nhi chế biến thành bài Danh nhân không muốn được tôn vinh như thế đăng trên báo Đại đoàn kết (bài này sau đó đã bị gỡ).

“Sách lừa” của NXB Đồng Nai-Bên bán đã thừa nhận, sao Cục xuất bản chưa thu hồi?


Tuấn Công thư phòng

Ngày 22/11/2014, Website sachphapluattaichinh.com.vn đã gửi thư tới Tuấn Công thư phòng cho biết: sau khi đọc bài “Món “sách lừa” của NXB Đồng Nai”, đơn vị đã kiểm tra và thừa nhận, sách “Tôn vinh những người con làm rạng danh trong các dòng họ nổi tiếng Việt Nam” (Thùy Linh-Việt Trinh-NXB Đồng Nai-2014) “bị lỗi” (từ trong nguyên văn), bởi vậy đã “gỡ bỏ toàn bộ nội dung và hình ảnh cuốn sách, không phát hành cuốn sách này nữa và đã trả lại sách cho nhà sản xuất ký gửi”.

Bởi vậy, sachphapluattaichinh.com.vn thông tin và đề nghị Tuấn Công thư phòng gỡ bỏ hình ảnh cuốn sách kèm địa chỉ, số điện thoại của sachphapluattaichinh.com.vn trước đây.
Sau khi kiểm tra thông tin, chúng tôi thấy hình ảnh và nội dung giới thiệu sách “Tôn vinh những người con làm rạng danh trong các dòng họ nổi tiếng Việt Nam” trên Website sachphapluattaichinh.com.vn đã xóa. Gọi sách “bị lỗi” là cách nói tránh bản chất vấn đề. Tuy nhiên, “lỗi” tới mức phải “trả lại sách cho nhà sản xuất ký gửi” chứng tỏ là “lỗi” nặng rồi. Bởi vậy, Tuấn Công thư phòng xin thông báo với bạn đọc, gỡ bỏ hình ảnh minh họa sách sachphapluattaichinh.com.vn trước đây, thay vào hình ảnh sách của Nhà sách Lao động Mai Văn Đượm.

21 thg 11, 2014

Thông tin thu hồi Từ điển tiếng Việt, NXB Đồng Nai có trung thực ?

Hoàng Tuấn Công

        Mấy ngày qua (từ 15/11/2014), các báo: Dân trí, VTC.vn,Thanh niên,Tuổi trẻ, Pháp Luật...đồng loạt đưa tin về việc NXB Đồng Nai thu hồi 8 cuốn Từ điển tiếng Việt.

Theo Dân trí: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Cục Xuất bản, In và Phát hành về việc yêu cầu các nhà xuất bản chủ động tiến hành xem xét lại các cuốn từ điển đã phát hành và rà soát toàn bộ bản thảo đang trong quá trình xuất bản, ngày 14/10/2014, Nhà xuất bản Đồng Nai đã rà soát và có quyết định thu hồi đối với 8 cuốn từ điển”.
Vậy thực hư thế nào?

13 thg 11, 2014

Về bài viết Trúc Phong "biện hộ" cho thầy học PGS.TS Nguyễn Công Lý

 

    Hoàng Tuấn Công

 

Ngay sau khi đăng kỳ II bài viết "Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý trong sách "Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa..." (10/11/2014) một độc giả của Tuấn Công thư phòng gửi cho chúng tôi đường link bài viết của Trúc Phong-học trò PGS.TS Nguyễn Công Lý, tiêu đề: "Về những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý | Trúc Phong" và đề nghị chúng tôi cho biết ý kiến.

10 thg 11, 2014

Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý trong sách "Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa..." (kỳ II)


           Hoàng Tuấn Công

PGS.TS Nguyễn Công Lý cho biết:“Khi giải nghĩa từ, chủ yếu chúng tôi dựa vào Hán Việt từ điển của học giả Đào Duy Anh, Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê chủ biên và Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam-Bộ Giáo dục và Đạo tạo do GS. Nguyễn Như Ý chủ biên”.
Theo đó, chúng tôi tưởng (và lẽ thường) thầy Lý sẽ làm như sau:

5 thg 11, 2014

Bàn lại vấn đề tác giả “Bình Ngô đại cáo" và “Quân trung từ mệnh tập”

     Hoàng Tuấn Phổ

Cho đến nay, có lẽ chẳng còn mấy ai không nói và viết rằng: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập đều là những tác phẩm của Nguyễn Trãi. Sự thực, vấn đề tác giả ở đây không thể quan niệm đơn giản như các tác phẩm văn chương khác.
Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn: “Lê Lợi lên ngôi vua tại điện Kính Thiên...đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ, ban lời cáo rằng...”[1]
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua đã bình được giặc Ngô, bố cáo khắp thiên hạ, lời cáo như sau...”[2]

30 thg 10, 2014

Tuấn Công thư phòng lại bị Phóng viên Báo Gia đình.net “đột nhập”

Thư phòng của Tuấn Công
Hoàng Tuấn Công

Sáng 30/10/2014, ngồi viết mấy dòng thông báo với bạn đọc về vụ “Phóng viên Báo GDVN “đột nhập” Tuấn Công thư phòng”. (P/v Hồng Nhung đã gửi thư thừa nhận sai sót, thành khẩn xin lỗi. Báo GDVN cũng đã chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong bài đăng, dẫn nguồn sử dụng tư liệu từ trang cá nhân của HTC). 

27 thg 10, 2014

Phóng viên Báo GDVN “đột nhập” Tuấn Công thư phòng

                  Hoàng Tuấn Công

Thư phòng của Tuấn Công
Chiều 27/10/2014, đang xem lại bài “Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý...” kỳ II thì nhận được tin nhắn từ G+1 của Thầy giáo Nguyễn Đăng Đường-Hiệu trưởng trường THCS Hưng Long-Yên Lập-Phú Thọ (một độc giả quen thuộc của TCTP): “Bài của bác đang được “luộc” tại đây: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tu-dien-tieng-Viet-Den-la-Cho-vua-o-co-ai-tin-duoc-khong-post151541.gd”.

25 thg 10, 2014

Phát hiện Từ điển do “môn đồ cụ Vũ Chất” biên soạn



  Hoàng Tuấn Công

Tuần qua, thiên hạ xôn xao về “Từ điển ma” có khả năng xuất quỷ nhập thần. Mấy nhà xuất bản danh tiếng, đại đao lăm lăm gác cửa là thế vẫn bị nó đột nhập, "đội lốt" tới cả chục năm trời mà không hề hay biết. 

11 thg 10, 2014

Món “sách lừa” của NXB Đồng Nai


              Hoàng Tuấn Công

            
Sách của Nhà sách Mai Văn Đượm
Sách kém chất lượng bây giờ không ít, thậm chí khá nhiều trên thị trường. Nhưng “sách lừa” tôi mới chỉ “nếm” phải lần đầu. Đó là cuốn “Tôn vinh những người con làm rạng danh trong các dòng họ nổi tiếng Việt Nam” của Thùy Linh-Việt Trinh-NXB Đồng Nai-2014.
Ngày 3/10/2014, tôi nhận được cuộc gọi đích danh, nói từ Trung tâm nghiên cứu văn hóa gia đình và dòng họ Việt Nam (?). Cô gái giới thiệu cuốn sách hay vừa xuất bản. Sau khi hỏi tên sách, tác giả, nội dung, nhà xuất bản, số trang, giá cả..., tôi đồng ý mua một cuốn (văn hóa dòng họ là vấn đề tôi đang quan tâm). Hình thức thanh toán cũng rất hợp lý: nhân viên Bưu điện đem sách đến, tôi nhận sách rồi mới trả tiền.[1]

28 thg 9, 2014

Về đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu

Hoàng Tuấn Công 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Mừng thọ GS Vũ Khiêu
Thư của ông Hoàng Minh Tuyển (hmtuyenvkttv@gmail.com) gửi Tuấn Công thư phòng: Tôi là Hoàng Minh Tuyển, Phó ban liên lạc họ Hoàng Việt Nam. Tuy chưa một lần gặp anh nhưng tôi thường vào Thư Phòng và  rất thích các bài viết (....) Chúng tôi đang băn khoăn về câu đối Thủ Tướng tặng cho cụ Vũ Khiêu không biết dịch thế nào cho phải:
Sơn Hà Linh Khí Tại
Kim Cổ Nhất Hiền Nhân