Sau hàng chục năm cơm niêu nước lọ, tá túc ở khu tập thể
Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, Ông Bà Phổ về quê
ở làng Văn Đoài - Quảng Hòa - Quảng Xương - Thanh Hóa
ở làng Văn Đoài - Quảng Hòa - Quảng Xương - Thanh Hóa
Ở tuổi 80, Ông Bà mới cất vội căn nhà để ở.
Gian giữa nhìn ra là Cây Khế Ngọt mới lớn.
Cây Khế được trồng ở nơi vốn không có ý định làm nhà.
Bởi thế, khi thi công, gạch ngói ngổn ngang rất vướng.
Người ta muốn đưa nó đi chỗ khác. Nhưng không
ai đảm bảo nó có thể sống sau khi di chuyển.
Ông Phổ nói, muốn nhìn thấy cây khế được sống
và lớn lên ở đúng vị trí vốn để giành cho nó.
và lớn lên ở đúng vị trí vốn để giành cho nó.
Thế là khi làm nhà, người ta phải tìm mọi cách
để bảo vệ, giữ lại cây khế mới lớn.
Lạ thay ! Sau khi ngôi nhà hoàn thành,
Cây Khế Ngọt lớn nhanh như thổi, và đã gần nửa năm nay
trên cành không lúc nào ngớt quả...
Cây Khế Ngọt lớn nhanh như thổi, và đã gần nửa năm nay
trên cành không lúc nào ngớt quả...
Dường như cánh hoa nào nở ra trên Cây Khế này
cũng muốn được hóa thân thành quả ngọt...
Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ
thường có những phút giây thư giãn,
làm bạn với cây cối trong vườn nhà.
Cây Khế Ngọt là một trong những "nhân vật"
được ông thích thú và quan tâm đặc biệt.
được ông thích thú và quan tâm đặc biệt.
Bà Phổ thì nghiêng nghiêng ngó ngó, chăm sóc từng quả.
Hàng xóm láng giềng đều được thưởng thức
để dành, đem về làm quà hàng xóm và bạn bè trên ấy.
Cây Khế Ngọt đem lại sức sống cho khu vườn nhà
niềm vui cho bọn trẻ và cho cả tuổi già của Ông Bà Phổ.
Tuấn Công thực hiện (hè 2013)
Tuấn Công thực hiện (hè 2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét