Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Tuấn Công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Tuấn Công. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 3, 2016

Nghĩa đen tục ngữ "Được lòng rắn, mất lòng ngóe"

Rắn bắt nhái
                                          Ảnh: ST trên mạng
         Hoàng Tuấn Công


-"Từ điển tiếng Việt" (Ban biên soạn Chuyên từ điển New Era): "Được lòng rắn, mất lòng ngóe: Ngóe: loại nhái nhỏ. Ngụ ý câu này cho rằng khó lòng ăn ở được lòng mọi người, hễ được lòng người này thì mếch lòng người kia."

            -"Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" (Nhóm Vũ Dung): "Được lòng đất, mất lòng đò (Được lòng bà vãi, mất lòng ông sư, Được lòng rắn mất lòng ngóe) Tình thế khó xử, được lòng người này, mất lòng người kia, không thể làm vừa lòng tất cả."

11 thg 3, 2016

Trung Quốc tuyên truyền: "Nữ binh Việt Nam cởi truồng xung trận"

                  HOÀNG TUẤN CÔNG
                          (Dịch)

Trong khi ở Việt Nam, chuyện chống xâm lược Trung Quốc ít được báo chí nhắc đến, thì bên kia, Trung Quốc lại tìm mọi cách tuyên truyền, ca ngợi cuộc chiến "phản vệ" của họ, kể cả bịa ra những câu chuyện như thật, che đậy tội ác, đổ lỗi cho phía Việt Nam. Truyện tranh Trung Quốc (nét vẽ rất chuyên nghiệp, sinh động) tiêu đề "越戰軼事-Việt chiến dật sự" (Những điều chưa biết về chiến tranh Việt Nam) được nhiều trang mạng Trung Quốc đăng tải là một ví dụ.

5 thg 3, 2016

XƯA QUẢNG XƯƠNG "HỮU PHÚC", NAY SẦM SƠN "VÔ DUYÊN"?

Hoàng Tuấn Phổ- Hoàng Tuấn Công

Huyện Quảng Xương xưa kéo dài từ Cửa Hới (Sầm Sơn) đến cửa Ghép (Quảng Nham). Năm 1982, Căn cứ Quyết đinh của Hội đồng Bộ trưởng (1981), Đảng bộ Thị trấn Sầm Sơn (gồm các xã Quảng Sơn, Quảng Tường, Quảng Tiến, Quảng Cư thuộc huyện Quảng Xương trước đây) được Tỉnh ủy Thanh Hóa chính thức ra Quyết định đổi tên thành Đảng bộ Thị xã Sầm Sơn, trực thuộc tỉnh ủy.
 
Sách Địa chí xưa viết về huyện Quảng Xương chỉ nhận xét mấy câu đại khái: sĩ tử chăm đèn sách, nhà nông siêng đồng ruộng, dân ít buôn bán, một số người biết đánh cá, làm thợ, bẫy chim, tính chất phác, ưa cần kiệm, ghét xa hoa… Tất cả đều đúng, nhưng có phần chung chung, vì đó cũng là những điểm nổi rõ dễ thấy ở nhiều địa phương trong tỉnh.

4 thg 2, 2016

Hiểu đúng thành ngữ "NUÔI KHỈ GIỮ NHÀ"

HOÀNG TUẤN CÔNG

Về hình thức, "Nuôi khỉ giữ nhà" (Dị bản "Nuôi khỉ dòm nhà") không có đặc trưng rõ rệt của một câu tục ngữ hay thành ngữ. Bởi vậy, có sách xếp là thành ngữ, sách lại xem là tục ngữ. Theo chúng tôi, đây là một thành ngữ. Về nội dung, nhiều "Từ điển tiếng Việt" cho rằng "Nuôi khỉ giữ nhà" đồng nghĩa với "Nuôi ong tay áo":

23 thg 1, 2016

Nên hiểu câu "CƠM QUANH RÁ, MẠ QUANH BỜ" thế nào cho đúng?

Mạ quanh bờ nông dân không nhổ
Ảnh: Sưu tầm

HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ "Cơm quanh rá, mạ quanh bờ" được hầu hết các sách từ điển sưu tầm và giải thích:
1-"Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" (GS Nguyễn Lân): "Kinh nghiệm nông dân cho rằng lúa cấy ở ven bờ tốt hơn lúa ở giữa ruộng".

13 thg 12, 2015

Nghĩa đen câu tục ngữ "Bán bò tậu ễnh ương"


Bò cóc, bùng ỏng đít beo
                                            Ảnh: Sưu tầm trên Internet
      HOÀNG TUẤN CÔNG


Tục ngữ Việt Nam có câu "Bán bò tậu ễnh ương". Các sách "Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" chỉ đưa ra cách hiểu nghĩa bóng, mà không giải thích nghĩa đen. 
-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nhóm Vũ Dung: "(ễnh ương: một loài ếch nhái có tiếng kêu rất to. Làm ăn không biết tính toán; Bỏ thức tốt để chuốc lấy của không ra gì." 

19 thg 11, 2015

Một số điểm đáng ngờ của "Mở đoạn bài văn 0 điểm gây tranh cãi"

Bản chụp đoạn văn được cho là của học sinh lớp 7
Ảnh: Vietnamnet
          Hoàng Tuấn Công

Mấy ngày vừa qua, mạng xã hội chia sẻ và tranh luận sôi nổi về bài "Mở đoạn bài văn 0 điểm gây tranh cãi". Hàng chục Báo mạng đăng bản chụp "mở đoạn bài văn" kèm "lời bình" của phóng viên và nhận xét của độc giả.

           Theo Vietnamnet: "Chị Lê Huệ (Hà Nội) vừa chia sẻ bài văn kiểm tra giữa kỳ của con (học sinh lớp 7) bị 0 điểm với phân vân: Vì mở đoạn không đúng văn mẫu, không đúng yêu cầu? Chia sẻ của chị lập tức có tranh luận trái chiều...

14 thg 11, 2015

Về bài "7 câu thành ngữ, tục ngữ ai cũng quen dùng, nhưng toàn bị sai"

Gà con chưa mọc đuôi tôm luôn sống dưới sự chở che
của  gà mẹ một cách ngoan ngoãn

                         Ảnh: ST 
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tuần qua, mạng xã hội chia sẻ, tranh cãi sôi nổi về bài "7 câu thành ngữ tục ngữ ai cũng quen dùng, nhưng toàn bị sai" (Kênh14.vn tham khảo từ sách "101 câu chuyện về chữ nghĩa"-Đỗ Đăng Lưu-NXB Giáo dục-2004, sau đây gọi tắt K14). Nhiều bạn đọc gửi thư, đề nghị chúng tôi đưa ra nhận xét.

Theo chúng tôi, hầu hết các phương án "sửa sai" không có gì mới, ngược lại đã được từ điển (Nhóm Vũ Dung, Nguyễn Như Ý...) ghi nhận từ những năm 1990-1993. Điều đáng nói, cách giải thích của từ điển và K14 chưa hoàn toàn thuyết phục, có câu bò lành đánh bò què.

6 thg 10, 2015

“Đom” hay “đóm”?

Bệnh lòi đom có thể chữa khỏi bằng các vị thuốc Nam

                                               Ảnh: ST trên Internet

HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong bài "Tục ngữ về ốm đau, chữa bệnh"(“Tạp Chí Nghiên cứu văn hóa”-Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) của Hoàng Kim Ngọc có ghi nhận câu tục ngữ "Đóm cháy ăn ra, tim la ăn vào". (Hoàng Kim Ngọc nhấn mạnh-HTC).  “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) đưa ra hai dị bản và giải thích rõ ràng: “Đóm ăn ra; tim la ăn vào: Đóm là thứ hay cháy theo hướng từ trong ra: tim la là chứng hay ăn theo hướng từ ngoài vào. Như: Đóm cháy ăn ra, tim la ăn vào.

18 thg 9, 2015

"SÁCH LỪA" CỦA NXB ĐỒNG NAI

Thêm chú thích
                    HOÀNG TUẤN CÔNG

Cuối năm 2014, TCTP đã có bài viết phản ánh về cuốn "sách lừa" của NXB Đồng Nai. Đến nay, "sách lừa" vẫn tiếp tục ngang nhiên hành hoành, móc túi độc giả. Gần đây nhất là hai đồng nghiệp của tôi đã mua phải "sách lừa".  Dưới đây là nội dung đã đăng trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 18/9/2015:

Từ cuối năm 2014 đến nay, nhiều độc giả (phần lớn làm việc trong các cơ quan Nhà nước) phản ánh, kêu ca về những cuộc điện thoại gọi đích danh, chào mời, thuyết phục mua cuốn sách  “Tôn vinh những người con làm rạng danh trong các dòng họ nổi tiếng Việt Nam” (Thùy Linh-Việt Trinh-NXB Đồng Nai-2014, sau đây gọi tắt là "Tôn vinh"). Nếu người mua mang họ Lê, người bán sẽ nói đây là cuốn sách viết về dòng họ Lê toàn quốc, nếu là họ Nguyễn, người bán lại giới thiệu sách viết về họ Nguyễn...do các GS, TS tên tuổi biên soạn. Xuất phát từ tâm lý muốn tìm hiểu về dòng của họ mình trong nước ra sao, nhiều người sẵn sàng chi 335.000 đồng để mua sách. Tuy nhiên, khi xem nội dung sách mới biết bị lừa.

29 thg 8, 2015

MAY ÁO HAY THAY ÁO?

Giặt áo bên sông.
                                Tranh: ST trên Internet
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sách "Tục ngữ Việt Nam" (Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương Tri-NXB Khoa học xã hội-1975) có ghi nhận câu tục ngữ: "Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân".

Liệu vế đầu "Áo năng may năng mới,..." của câu tục ngữ có vấn đề gì về văn bản không?

22 thg 8, 2015

MÓNG NHÀ HAY MÓNG NGỰA?

 HOÀNG TUẤN CÔNG

"Đừng chờm mà có ngày chấn móng" là câu tục ngữ Việt Nam thuộc loại cổ xưa và khá khó hiểu. Không biết "chờm", "chấn" ở đây là gì? "Móng" là móng nhà hay móng lừa, móng ngựa? Có lẽ, việc đầu tiên, đơn giản và tiện lợi nhất là chúng ta tìm đến từ điển:

-"Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào) giải thích: "Đừng chờm có ngày chấn móng (chờm: nhô ra và phủ trùm sang phạm vi của cái khác; chấn: chấn động, làm rung động mạnh, long lở; móng: nền móng nhà xây). Một kinh nghiệm làm nhà."

15 thg 8, 2015

CHO NHAU CHÂN NÀO?


HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu “Ăn chân sau, cho nhau chân trước”. Ít nhất có 3 cuốn từ điển thống nhất về cách hiểu:

-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung) giải thích: “Một kinh nghiệm chọn chân giò: chân giò sau nhiều thịt hơn chân giò trước.”

-“Từ điển tiếng Việt” (Ban biên soạn chuyên từ điển: New Era): “Kinh nghiệm mua chân giò lợn, nên chọn mua chân giò sau thì sẽ được nhiều thịt.”

8 thg 8, 2015

GS Trần Quốc Vượng-Đôi bồ chữ nặng nghênh ngang bước!

Ảnh chụp lại trong sách "Khoa sử và tôi"

                HOÀNG TUẤN CÔNG




Với Khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, GS Trần Quốc Vượng là niềm tự hào của nhiều thế hệ học trò. Hồi mới vào trường, đứa nào đứa nấy há mồm nghe các anh chị khóa trước (đặc biệt là lớp Chuyên ngành Khảo cổ) kể chuyện về Thầy, nhiều chuyện hay, nghe như giai thoại. Mình chỉ được học với GS một tuần. Một tuần chỉ nghe GS giảng hai chữ "VĂN HÓA là gì?". Sau đó, nghe nói GS phải đưa lớp khảo cổ của các anh chị khóa trên đi thực tập nên chuyện giảng dạy bị bỏ dở (Bốn năm, chơi nhiều hơn học nên mình cũng không nhớ sau đó ai dạy thay nữa).  

1 thg 8, 2015

“Cà làng Hạc ăn gãy răng…”

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

                                               Ảnh: Sưu tầm
HOÀNG TUẤN CÔNG


Tục ngữ Thanh Hóa có câu "Cà làng Hạc ăn gãy răng; khoai làng Lăng ăn tắc cổ". Sách "Ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa" (Nhóm Lam Sơn-NXB Văn Học-1963) có lẽ là cuốn sách đầu tiên thu thập câu tục ngữ này. Tuy nhiên không hiểu tại sao các tác giả lại xếp vào thể loại "ca dao"? Trong sách "Từ điển tục ngữ Việt" (NXB Thời Đại-2010) Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương đã đúng khi đưa câu "ca dao" này trở lại thể loại tục ngữ. Tác giả Nguyễn Đức Dương giải thích như sau: "Cà làng Hạc ăn gãy răng; khoai làng Lăng ăn tắc cổ. Cà làng Hạc (rắn tới độ) có thể làm gãy cả răng khi nhai; khoai làng Lăng (cứng tới độ) có thể làm tắc cả cổ khi nuốt." Sách cũng chú thích rõ ràng: "HẠC dt Thọ Hạc (=ngôi làng nằm trên địa phận xã Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa hiện thời) [nói tắt] LĂNG dt. Tên dân gian hay dùng để gọi Linh Lộ, ngôi làng nằm trên địa phận xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa hiện nay."

19 thg 7, 2015

KẺ ĂN RƯƠI, NGƯỜI CHỊU BÃO

Vớt rươi
Ảnh:ST
Hoàng Tuấn Công

Tục ngữ có câu "Kẻ ăn rươi, người chịu bão". Câu này thuộc loại khá phổ thông. Các nhà biên soạn từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam giải thích:
-"Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam"[1] (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào): "Kẻ ăn rươi, người chịu bão (bão: đau bụng bão, đau bụng gió) xem. Kẻ ăn ốc người đổ vỏ: [Kẻ ăn mắm, người khát nước]. Người không được hưởng lại phải gánh hậu quả tai hại do người được hưởng gây ra.”

26 thg 6, 2015

Thêm một vụ đột nhập Tuấn Công thư phòng

         
       HOÀNG TUẤN CÔNG

Báo “Người Lao Động” số ra các ngày 15 và 16/6/2015, đăng bài “Văn mẫuđầy…sạn” của Hoàng Tuấn Công (Bản đầy đủ “Bốn Thạc sĩ văn học và những bàivăn mẫu đầy sạn” ngay sau đó đăng trên Blog Tuấn Công thư phòng). Bài viết chỉ ra những sai sót nghiêm trọng trong hai tập sách “Những bài tập làm văn mẫu lớp 8” (NXB Văn hóa thông tin tái bản lần 2) của Nhóm 4 Thạc sĩ: Trương Thị Hằng, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Đào Thị Thủy, Nguyễn Thị Dậu.

17 thg 6, 2015

ĐỨC DÀI, ĐỨC NGẮN

Sự thật về cuộc "Cải cách cây xanh" của Hà Nội

Ảnh: Sưu tầm trên Internet
        Hoàng Tuấn Công

Sau cơn lốc kinh hoàng gây nhiều thiệt hại ở Thủ đô chiều 13/6/2015, báo Hà nội mới  có bài “Từ một cơn giông nghĩ về chủtrương đúng” của tác giả Trường Đức. Dưới cái nhìn của tác giả bài báo, dường như chính những người lên tiếng phản đối chặt phá cây xanh (dạo tháng 3/2015) và bản thân những hàng cây hãy còn rợp bóng mát Thủ đô mấy ngày hôm trước mới là thủ phạm gây ra thiệt hại: Cơn dông lốc bất ngờ xảy ra chiều 13-6 ở Hà Nội đã gây không ít thiệt hại về người và tài sản. Điều đáng nói là những thiệt hại đáng kể nhất không phải do mưa dông trực tiếp gây ra mà do… cây đổ."

17 thg 5, 2015

"QUẠ ĂN DƯA BẮT CÒ DÃI NẮNG" là sao?

                                                         HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng”. Nghĩa bóng được một số cuốn Từ điển giải thích như sau:  
-“Từ điển tiếng Việt” (Ban biên soạn chuyên từ điển New Era): “Câu này nói đến lối xử kiện không công bằng của một số quan lại ngày xưa: kẻ có tội thì không phạt, lại phạt oan uổng người vô tội.”
-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) Ý nói: bắt người vô tội chịu hình phạt thay người có tội.”
 -“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào):  x.Quýt làm cam chịu.” Câu “Quýt làm cam chịu” được sách này giải thích: “Kẻ gây lầm lỗi để người khác gần gũi phải oan uổng, gánh chịu hậu quả. [Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn; Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu; Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng]
-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Quạ muốn ăn dưa nhưng lại bắt cò phải dãi nắng (để kiếm dưa về cho mình). Hay dùng với ẩn ý: nh. Kẻ ăn  rươi, người chịu bão. 

         Câu “Kẻ ăn rươi người chịu bão” được Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích: Kẻ muốn ăn rươi nhưng lại bắt người khác phải dầm mưa bão để vớt về cho mình. Hay dùng với ẩn ý: nh. Ngồi mát ăn bát vàng.”

2 thg 5, 2015

MỘT NGÔI SAO, HAY KHÔNG CÓ SAO?

Tục ngữ Việt Nam dự đoán thời tiết có một câu rất lạ: "Một ngôi sao, một ao nước".

Sách “Tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương Tri-NXBKhoa học xã hội-1975) ghi nhận câu tục ngữ này nhưng không giải thích, vì mục đích của sách chỉ là sưu tầm, tập hợp. Bởi vậy chúng ta không biết câu tục ngữ được nhóm tác giả hiểu như thế nào.