Tục ngữ Việt Nam có câu: “Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng”. Nghĩa bóng được một số cuốn Từ điển giải thích như sau:
-“Từ điển tiếng Việt” (Ban biên soạn chuyên từ điển New Era): “Câu này nói đến lối xử kiện không công bằng của một số quan lại ngày xưa: kẻ có tội thì không phạt, lại phạt oan uổng người vô tội.”
-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) “Ý nói: bắt người vô tội chịu hình phạt thay người có tội.”
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào): “ x.Quýt làm cam chịu.” Câu “Quýt làm cam chịu” được sách này giải thích: “Kẻ gây lầm lỗi để người khác gần gũi phải oan uổng, gánh chịu hậu quả. [Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn; Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu; Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng]-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Quạ muốn ăn dưa nhưng lại bắt cò phải dãi nắng (để kiếm dưa về cho mình). Hay dùng với ẩn ý: nh. Kẻ ăn rươi, người chịu bão.
Câu “Kẻ ăn rươi người chịu bão” được Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích: “Kẻ muốn ăn rươi nhưng lại bắt người khác phải dầm mưa bão để vớt về cho mình. Hay dùng với ẩn ý: nh. Ngồi mát ăn bát vàng.”
Một số người khác hiểu là áp bức, bất công.Vấn đề đặt ra, nếu nghĩa bóng của câu tục ngữ như trên, nghĩa đen được hiểu như thế nào? Với các câu “Quýt làm cam chịu”; “Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn”; Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu”…thủ phạm và kẻ gánh chịu hậu quả đều cùng dòng giống (cam và quýt; chó đen và chó trắng; ốc và ốc sên), tập tính, ăn uống…giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn, bị oan uổng, tai bay vạ gió. Đàng này, quạ và cò là hai giống khác nhau, môi trường kiếm ăn cũng không hề liên quan đến nhau. Trong thực tế làm gì có chuyện con “Quạ muốn ăn dưa nhưng lại bắt cò phải dãi nắng (để kiếm dưa về cho mình)”? Vậy, tại sao lại có chuyện “Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng”?
Thực ra, câu tục ngữ có nghĩa đen như sau:
Tranh "Con quạ đen trên ruộng dưa hấu" của họa sĩ LongZhen (Trung Quốc) |
Khác hẳn với“Quýt làm cam chịu”; “Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn”; "Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu”… trong trường hợp này, con quạ hoàn toàn "vô can"!
Minh hoạ truyện tranh (Trung Quốc) với lời thoại của hai con quạ: -"Chúng ta phải xuống ruộng dưa này đánh chén ngay, kẻo mấy hôm nữa tất cả số dưa này sẽ bị đem ra ngoài chợ hết". Tranh: ST |
Nếu hiểu “Câu này nói đến lối xử kiện không công bằng của một số quan lại ngày xưa: kẻ có tội thì không phạt, lại phạt oan uổng người vô tội.” thì hình thức của câu tục ngữ phải là (ví dụ): "Quạ ăn dưa, cò sập bẫy" (Giả sử: Quạ ăn, phá dưa xong bay đi. Hôm sau chủ ruộng đặt bẫy, chẳng may cò lớ ngớ bước vào ruộng dưa...thế là "dính").
Đồng nghĩa với “Quạ ăn dưa, bắt cò dãi nắng” là câu "Kẻ ăn rươi, người chịu bão”. Tuy nhiên, "Kẻ ăn rươi, người chịu bão” hoàn toàn không phải như cách giải thích của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương: “Kẻ muốn ăn rươi nhưng lại bắt người khác phải dầm mưa bão để vớt về cho mình. Hay dùng với ẩn ý: nh. Ngồi mát ăn bát vàng.” (Chúng tôi sẽ có bài riêng giải thích về câu này).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét