Tục
ngữ Việt Nam dự đoán thời tiết có một câu rất lạ: "Một ngôi sao, một ao
nước".
Sách
“Tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương Tri-NXBKhoa học xã hội-1975)
ghi nhận câu tục ngữ này nhưng không giải thích, vì mục đích của sách chỉ là sưu tầm, tập hợp. Bởi vậy chúng ta
không biết câu tục ngữ được nhóm tác giả hiểu như thế nào.
Các
cuốn “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Vũ
Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào-NXB Văn hóa-2000); “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Cừ-NXB Văn học-2012) "Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt
Nam" (GS Nguyễn Lân-NXB Văn hóa thông tin tái bản nhiều lần) không
thấy ghi nhận.
Sách
"Từ điển tục ngữ Việt"-Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP Hồ Chí
Minh-2010, ghi nhận và giải thích như sau:
"Một ngôi sao một ao nước-Mỗi
một ngôi sao hiện ra trên bầu trời đêm hôm trước (là điềm ngày mai trời sẽ trút
xuống mặt đất) một ao đầy nước mưa."
Thật kỳ lạ! Sao
lại có chuyện ngược đời như vậy?
Theo kinh nghiệm dân gian, quy luật
thời tiết đêm hôm trước bầu trời đầy sao là dấu hiệu ngày mai trời sẽ nắng:
-Tục ngữ Việt: Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa;
-Tục ngữ dân tộc Thái: "Trời sắp nắng sao tỏ, trời sắp mưa sao mờ ". (Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam-Nhóm Vũ Dung)
- Tục ngữ dân tộc Tày: "Nhiều sao trời nắng, sấm chớp trời sắp mưa-Lai đao lẻ đét, vạ miẻp ái phân (Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày-NXB Văn hóa dân tộc-1996)
-Tục ngữ Việt: Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa;
-Tục ngữ dân tộc Thái: "Trời sắp nắng sao tỏ, trời sắp mưa sao mờ ". (Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam-Nhóm Vũ Dung)
- Tục ngữ dân tộc Tày: "Nhiều sao trời nắng, sấm chớp trời sắp mưa-Lai đao lẻ đét, vạ miẻp ái phân (Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày-NXB Văn hóa dân tộc-1996)
Vậy, "Một ngôi sao một ao
nước" được hiểu như thế nào? Theo chúng tôi không thể giải thích.
Vì hình thức đúng của câu tục ngữ đang xét vốn là: "Một sao, ao
nước." "Một sao" nghĩa là không
có ngôi sao nào. Vì “một” 沒nghĩa Hán Việt là không có, chìm mất, ẩn mất:
-Hán Việt tự điển-Thiều
Chửu): “Một沒 ① Chìm đắm, bị nước tràn ngập gọi là một. ② Chết, mất rồi, có khi viết là 歿. ③ Hết, như
một thế 沒世 hết đời. ④ Không có,
chế người không biết chữ gọi là một tự bi 沒字碑, ý nói trong lòng không có một chữ nào. ⑤ Mất tích, như mai một 埋沒 vùi mất, dẫn một 泯沒 tan mất, v.v.”
- Từ điển Hán
Việt -Trần Văn Chánh, lược trích: “Một 沒: Không, không có (một
hữu 沒有) ① Chìm, lặn: một nhập thủy trung 沒入水中 Chìm xuống dưới nước;...③ Ẩn, mất: (xuất một 出沒 ẩn hiện.”
Nghĩa của “một” trong
Hán văn là như vậy. Thế nhưng trong ngôn ngữ hàng ngày, hoặc câu kết hợp Hán +
Nôm, người ta có dùng “một” với nghĩa là không
có, ẩn giấu, chìm lấp, mất không ? Thưa là có:
- Đại Nam quấc âm
tự vị (Huình
Tịnh Paulus Của) : “Một 歿. Chết, mất: (...) “Làm
tờ một hạ: làm giấy khai về
sự bị ăn trộm, ăn cướp, cho làng làm chứng”.
- Việt Nam tự điển (Hội Khai Trí Tiến Đức): “Một 沒 mất (không dùng một mình) một tích, mai một. Một thú:
mất thú: đi chơi không có bạn thật
là một thú”.
-Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức)
“một • trt. Chìm ngấm, khuất-lấp, mất đi : Mai-một, mệnh-một”.
Như vậy: từ “một” trong câu tục
ngữ "Một sao, ao nước" được hiểu: Nếu
sao đêm bị mây đen che lấp hết thì ngày mai mưa to, ao chuôm đầy nước. Do người sưu tầm (hoặc chính do Nhà ngữ học, Nhà
biên soạn từ điển) không rõ câu tục ngữ “Một sao, ao nước” là gì nên hiểu “một” (tính
từ), thành “một” (số từ) và thêm ngôi cho "sao": “Một
ngôi sao, một ao nước". Thế
nhưng, câu tục ngữ chẳng những không dễ hiểu hơn mà càng trở nên bế tắc.
Có lẽ bởi vậy mà nhiều nhà biên soạn Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam đã né tránh
thu nhận, giải thích. Riêng Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương đã tự tin đưa vào "Từ
điển tục ngữ Việt" câu tục ngữ "thất bản" này và cố gắng
giải thích theo cách hiểu của riêng mình, bất chấp quy luật của đất trời.
Hoàng Tuấn Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét